Giới thiệu về chƣơng trình 135 giai đoạn II 1 Sự cần thiết ra đời chƣơng trình

Một phần của tài liệu Vai trò Công tác xã hội trong việc thực hiện chương trình 135 tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình giai đoạn II (2006-2010 (Trang 42 - 44)

1.2.2.1 Sự cần thiết ra đời chƣơng trình 135

Xóa đói giảm nghèo là nhiệm vụ đã được xác định trong nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII và lần thứ VIII, mục tiêu đề ra là đến hết năm 2000 tỷ lệ hộ đói nghèo bình quân trong cả nước xuống còn 10% nhưng đến năm 1998 vẫn còn 17%. Nguyên nhân chủ yếu là do công tác xoá đói giảm

43

nghèo thực hiện còn nhiều hạn chế, nguồn vốn xoá đói giảm nghèo còn hạn hẹp, còn quá nhiều các xã đặc biệt khó khăn, còn nhiều xã quá rộng có địa hình khá phức tạp, dân cư thưa thớt, nhiều tập tục lạc hậu trong sản xuất và đời sống đã làm hạn chế khả năng phát triển kinh tế của các vùng này. Nhưng một nguyên nhân sâu sắc nhất đó là chưa có chương trình quốc gia và những chính sách đặc biệt hướng tới các vùng này. Để giải quyết và đáp ứng đòi hỏi đó chính phủ đã ban hành quyết định 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 phê duyệt chương trình phát triển kinh tế –xã hội các xã đặc biệt khó khăn (gọi tắt là chương trình 135). Chương trình 135 là chương trình quốc gia được chính phủ ban hành với mục tiêu sử dụng các nguồn vốn trong đó vốn ngân sách nhà nước là chủ yếu, bên cạnh đó còn tận dụng cũng như huy động các nguồn vốn khác nhằm sử dụng tối đa các nguồn vốn cho công tác xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh hỗ trợ phát triển kinh tế chương trình còn có vai trò xoá bỏ các tập tục lạc hậu trong đời sống hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như nâng cao trình độ văn hoá cho đồng bào dân tộc thiểu số, giúp đồng bào các vùng này tiếp cận với các phương thức sản xuất tiến bộ hơn, giúp đồng bào có điều kiện để phát triển tốt hơn.

Từ khi có CT 135 đến nay nhiều khu vực đặc biệt khó khăn đã được hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo chuyển biến khá căn bản trong tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo và phát triển xã hội. Hoạt động chương trình phải được hưởng ứng tích cực từ phía nhân dân cũng như phối hợp tích cực từ chính quyền địa phương các cấp. Hoạt động của chương trình 135 nhằm tạo ra sự phát triển cân đối kinh tế giữa các vùng, các ngành, các địa phương. Thực tế đó đã bổ sung tương đối căn bản lý luận về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Các công trình hạ tầng của CT 135 được tiến hành công khai dân chủ, được hội đồng nhân dân xã quyết định danh mục, quy mô thứ tự ưu tiên đầu tư và khả năng

44

huy động nguồn lực tại xã để xây dựng công trình nên đã nâng cao được vai trò của người dân trong việc thực hiện dự án. Các dự án sẽ được thiết kế theo phương pháp mới là trao quyền cho cấp xã và cộng đồng tự quyết định. Theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

Một phần của tài liệu Vai trò Công tác xã hội trong việc thực hiện chương trình 135 tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình giai đoạn II (2006-2010 (Trang 42 - 44)