Nhóm nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Vai trò Công tác xã hội trong việc thực hiện chương trình 135 tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình giai đoạn II (2006-2010 (Trang 50 - 53)

Thứ nhất, do vị trị địa lý

Phần lớn hộ đói nghèo tập trung ở những địa bàn xa xôi, hẻo lánh, rừng sâu, núi cao. Ở đó hệ thống hạ tầng cơ sở rất yếu kém. Các chòm xóm, bản, các hộ ở cách xa nhau trong điều kiện đi lại khó khăn là đặc điểm bắt buộc của những cư dân sống bằng nương rẫy. Họ thực hiện những hoạt động của một nền kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc (chủ yếu là lương thực). Hầu như họ rất ít đi chợ, mỗi lần đi chợ họ mua dự trữ những mặt hàng thiết yếu như dầu thắp, muối ăn và sản phẩm thiết yếu khác.

Việc đi lại cách trở, xa các chợ, thị tứ, thị trấn đã làm cho người dân khó tiếp cận với các dịch vụ công cộng, phúc lợi xã hội như: y tế, giáo dục, văn hóa, thông tin, tín dụng, các chương trình khuyến nông, khuyến lâm…Vì vậy, trình độ dân trí thấp, thiếu kiến thức sản xuất lẫn kiến thức về kinh tế, khả năng tính toán kém dẫn tới làm ăn kém hiệu quả, năng suất thấp, chi tiêu không có kế

51

hoạch thường gây lãng phí…hậu quả cuối cùng là không thúc đẩy kinh tế - xã hội trong vùng phát triển.

Đất đai cằn cỗi, chủ yếu là đất đá vôi nên khó khăn trong đời sống sản xuất hàng ngày, hiệu quả kinh tế kém cùng với thiên tai hạn hán khiến cho nghèo càng đeo bám người dân ở đây.

Do yếu tố xa cách về mặt địa lý mà người dân không có hoặc thiếu hoặc chậm thông tin về các mặt hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa ngoài xã hội kể cả ở địa phương các xóm, các xã và các huyện với nhau. Trong khi đó, phong tục tập quán và những hủ tục lạc hậu đó đây còn khá nghiêm trọng. Do vậy, đã hình thành nên những con người thiếu năng động, sáng tạo và gắn liền là sự đánh mất cơ hội, gặp nhiều rủi ro ngoài ý muốn trong sản xuất và đời sống.

Thứ hai, do ngôn ngữ

Đây là một vấn đề bức xúc trong giải quyết đói nghèo ở các tỉnh miền núi nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng, tại huyện Kim Bôi tập trung 6 dân tộc anh em sinh sống như: Mường, Kinh, Thái, Tày và Mông ngoài ra còn xuất hiện cả người Hoa. Trong đó trên 80% là người Mường sinh sống. Sự bất đồng về ngôn ngữ đem lại nhiều thiệt thòi cho đồng bào dân tộc như về giáo dục, nâng cao trình độ dân trí, khả năng tham gia vào các hoạt động kinh tế xã hội khác. Bộ giáo dục đào tạo đã có chủ trương mở rộng các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú, lớp ghép… nhằm từng bước hòa nhập đời sống xã hội của các đồng bào dân tộc thiểu số. Các chương trình xóa mù chữ, dạy tiếng Việt để rèn kĩ năng đọc và viết, nhằm mở rộng sự hiểu biết thông qua các phương tiện sách báo, thông tin đại chúng, được phát triển ở các vùng dân tộc thiểu số khá tốt nhưng việc tái mù chữ vẫn xảy ra. Thầy giáo kết thúc lớp xoá mù chưa được bao lâu thì phần đông học trò tái mù chữ trở lại, họ không thể đọc và viết được. Vấn đề đặt ra là ở vùng sâu vùng xa họ rất ít có cơ hội tiếp xúc với người Kinh cũng như các phương tiện văn hoá thông tin để ôn lại, hàng ngày họ vẫn trao đổi với nhau

52

bằng tiếng dân tộc của mình (một phần họ chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học ngôn ngữ tiếng Việt).

Tóm lại, những cách biệt trên làm cho người dân ở đây có quan hệ với tự nhiên nhiều hơn là quan hệ với xã hội, gắn với kinh tế tự nhiên nhiều hơn là gắn với kinh tế hàng hoá. Đó là sự thiệt thòi lớn của cư dân, của nông hộ đói nghèo những nơi xa cách. Vì vậy cần phải có chính sách hữu hiệu xoá bỏ sự xa cách trên.

Thứ ba, do những rủi ro thiên tai

Đây là nguyên nhân làm cho người dân từ không nghèo trở thành nghèo, đã nghèo lại càng nghèo. Những rủi ro hay những tai họa đột xuất như: lũ lụt, hạn hán, mất mùa, hoả hoạn, ốm đau… làm cho họ cùng quẫn, không còn khả năng lao động, tạo ra thu nhập hay xây dựng lại cơ nghiệp ban đầu. Đối với người nghèo, họ ít có khả năng phòng tránh và khi xảy ra hoàn cảnh của họ càng thảm hại hơn. Còn đối với người giàu, người khá giả họ có sẵn dự trữ khi thiếu đói, mất mùa và đầu tư trở lại vào vụ sản xuất mới nhằm gỡ lại sự mất mát, cuộc sống cũng sớm được ổn định. Còn người nghèo họ chỉ biết trông chờ vào trợ cấp hoặc nguồn vốn vay. Nhưng nhiều người còn tự ti, suy nghĩ nông cạn không dám vay vì sợ rủi ro lại đến thì gánh nặng nợ nần chồng chất hơn. “Cái khó bó cái khôn” là vậy, đã nghèo thì càng dễ bị sự thiếu thốn và rủi ro chi phối đời sống.

Thứ tư, do thiếu nguồn lực

Nguồn lực bao gồm tất cả các khâu thuộc đầu vào để tạo ra nguồn thu nhập hay đầu ra. Đối với người nông dân có 3 nguồn lực chính yếu sau: đất đai, vốn, lao động. Muốn người dân thoát khỏi đói nghèo phải cung cấp cho họ những điều kiện trên tuỳ theo đặc trưng của vùng. Hiện tại, đối với vùng dân tộc thiểu số thì những điều kiện này còn rất thiếu.

Nguyên nhân chính là thiếu đất canh tác, bình quân đất nông nghiệp trên đầu người rất thấp. Chất lượng đất kém nên hiệu quả không cao chỉ bằng 1/5 đến

53

1/7 so với vùng đồng bằng. Hơn nữa có nhiều hộ nghèo do nhiều nguyên nhân khác nhau chịu nợ sản phẩm của hợp tác xã nên bị rút đất. Thêm vào đó, họ ít có điều kiện thâm canh, ứng dụng những kĩ thuật tiên tiến, chỉ sử dụng cây, con giống truyền thống, kết quả là năng suất, sản lượng thấp. Những hộ nông dân nghèo thường xuyên đói lương thực và bị đe doạ đứt bữa vào những kì giáp hạt. Do thiếu đất nên nạn du canh du cư, phá rừng làm nương rẫy là một trong những hệ quả tiêu cực tất yếu xảy ra.

Vốn cũng là một nguồn lực không kém phần quan trọng để sản xuất cũng như tái sản xuất mở rộng nhằm nâng cao thu nhập. Nhưng đại bộ phận người nghèo ở nông thôn sống bằng nghề nông hiệu quả không cao. Vấn đề tiêu thụ nông sản lại có nhiều khó khăn, “khi được mùa thì mất giá, khi được giá thì mất mùa” trong khi giá các yếu tố đầu vào của sản xuất nông nghiệp vẫn tăng cao làm giảm nguồn thu nhập chính của người nông dân.

Một phần của tài liệu Vai trò Công tác xã hội trong việc thực hiện chương trình 135 tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình giai đoạn II (2006-2010 (Trang 50 - 53)