1.2.1 Thuyết vai trò xã hội
Mặc dù cụm từ “Vai trò” đã tồn tại trong các ngôn ngữ châu Âu trong nhiều thế kỷ, nhưng nó chỉ được biết đến với tư cách là một thuật ngữ xã hội chỉ từ khoảng những năm 1920 và 1930. Cụm từ này trở nên nổi bật hơn trong các diễn ngôn xã hội học thông qua các công trình lý thuyết của George Herbert Mead (Mỹ), Jacob L. Moreno, và Linton. Hai trong số các khái niệm của Mead – tâm trí và bản thân - chính là tiền đề cho lý thuyết vai trò.
Vai trò là những khuôn mẫu ứng xử khác nhau do xã hội áp đặt cho mỗi chức vị của con người trong xã hội đó. Thí dụ bố phải thương con, mẹ phải hiền, chồng phải biết chăm sóc vợ, vợ phải đảm đang, con cái phải nghe lời bố mẹ, trò phải chăm chỉ, thầy phải nghiêm túc… Có hai loại vai trò khác nhau là vai trò hiện và vai trò ẩn. Vai trò hiện là vai trò bên ngoài mọi người đều có thể thấy được. Vai trò ẩn là vai trò không biểu lộ ra bên ngoài mà có khi chính người đóng vai trò đó cũng không biết, thí dụ trong những gia đình không hạnh phúc, bố mẹ thường bất hoà nhiều khi đứa con nhỏ được huấn
32
luyện để đóng vai người trung gian hoà giải mà chính nó và cha mẹ không biết. Vì một người có thể có nhiều vai trò khác nhau, những khuôn mẫu ứng xử do xã hội áp đặt có thể mâu thuẫn với nhau, tạo ra khó khăn.
Thuyết vai trò được đánh giá là phương pháp tiếp cận hiệu quả đối với việc hiểu biết về con người và xã hội, vì vậy có rất nhiều khái niệm liên quan được đề cập tới: Mơ hồ trong vai trò, xung đột vai trò, sợ hãi vai trò, thể hiện vai trò, áp lực vai trò và ý thức về vai trò.
Hành vi cá nhân là các hoạt động để thực hiện vai trò, vị trí của một cá nhân. Khi vai trò phù hợp với khả năng của cá nhân thì người đã đảm trách tốt vai trò được phân công. Thuyết cũng cho rằng muốn thay đổi hành vi một cá nhân, cần tạo cơ hội cho họ thay đổi vai trò. CTXH đã vận dụng luận điểm đó cùng với các phương pháp tiếp cận khác để thực hiện can thiệp cho đối tượng của mình.
Vì chỉ là các vai trò, người ta có thể thay đổi không tiếp tục đóng một vai nào đó không lành mạnh, hoặc tập đóng một vai mới tốt đẹp hơn cho cuộc sống. Vai trò của nhân viên CTXH ở đây là giúp khách hàng thấy được những vai trò khác nhau họ có thể đóng tùy theo hoàn cảnh cá nhân và tài nguyên có thể huy động được.
Ứng dụng thuyết vai trò trong nghiên cứu:
Công tác xã hội xác định rõ vai trò của mình trong việc thực hiện tổ chức và thực hiện CT 135 tại địa phương, trong việc giúp đỡ người dân thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo. Tuy chưa được gọi là nhân viên CTXH nhưng các vai trò đã được thể hiện ẩn dưới các tổ chức, các hội, đoàn thể để trợ giúp người dân. Vai trò chủ yếu của CTXH như: vai trò tham mưu, tư vấn, tham vấn; vai trò kết nối nguồn lực; vai trò hướng dẫn, giáo dục; vai trò giám sát... Trong từng công đoạn của vai trò được thể hiện khác nhau, chẳng hạn như trong tham vấn tư vấn thì nhân viên CTXH có vai trò như là nhà giáo
33
dục, giảng dạy cho thân chủ hiểu vấn đề họ đang gặp phải và cần phải giải quyết nó như thế nào.
Khi phân tích, đánh giá vai trò CTXH thực hiện không nên nhầm lẫn vai trò hoặc mơ hồ về vai trò, phải hiểu rõ mình đang ở vị trí nào, đang hỗ trợ thân chủ với vai trò gì? Không nên làm hộ làm thay thay chủ mà luôn xác định nhân viên CTXH chỉ là vai trò người xúc tác, tác động để thay đổi suy nghĩ, thái độ, hành vi của thân chủ. Chẳng hạn như nhiều gia đình cho rằng nghèo đói là số phận của họ, ông trời sinh ra đã quyết định số phận đó của họ, cho rằng dù họ có cố gắng đến mấy cũng chỉ đuợc đến thế và cuộc sống của họ không thay đổi được là bao. Nhân viên CTXH cho họ thấy rằng vai trò quan trọng của họ trong việc quyết định số phận và vận mệnh của họ và gia đình họ, động viên khuyến khích và nâng cao vai trò của họ trong công cuộc xóa đói giảm nghèo bằng chính các hành động thiết thực như tham gia vào các hội, các đòan thể để học hỏi kinh nghiệm làm giàu, tăng gia sản xuất và thay đổi chính nhận thức trông chờ, ỷ lại của người dân. Nhân viên CTXH chỉ thúc đẩy và kết nối họ tới các nguồn lực giúp đỡ chứ không mang tiền về cho họ, “trao cái cần chứ không trao cho con cá”. Trong gia đình ở nông thôn hiện nay còn nặng tư tưởng nguời chồng người cha là trụ cột gia đình và tiền bạc về tay người đàn ông này nắm giữ, trong khi người vợ làm lụng vất vả nhưng không có quyền quyết định gì cả, tiền bạc vay từ quỹ nghèo đói về thì cũng quyết định chi tiêu thế nào là ở người chồng, nhiều gia đình đã tiêu xài một cách hoang phí không theo đúng mục đích vay vốn. Thực tế cho thấy người phụ nữ chi tiêu khoa học hơn, nhiều nơi các địa phương đã xây dựng mô hình vay vốn mà hội viên là phụ nữ và tư vấn các giải pháp xóa đói giảm nghèo cho chính phụ nữ. Nhân viên công tác xã hội cần thấy được thế mạnh của người phụ nữ trong gia đình và nâng cao vai trò của họ, thay đổi cách
34
nghĩ củ hủ lạc hậu của họ và làm họ biết vuơn lên làm giàu nắm giữ tài chính, có như vậy thì mục tiêu xóa đói giảm nghèo sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
Việc xác định vai trò phải được thực hiện ở cả nhân viên CTXH và cả những người nghèo, nhân viên CTXH xác định rõ vai trò của mình ở vị trí nào và cần giúp đỡ ai, đối tượng nào và giúp đỡ cái gì. Về phía người nghèo cần tăng vai trò của người nghèo, nâng cao năng lực các thành viên trong gia đình, với những gia đình vai trò cũ yếu thì có thể thay đổi vai trò các thành viên trong gia đình để tạo sự thay đổi tích cực trong xóa đói giảm nghèo.