Ma trận QSPM

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần phụ liệu may nha trang đến năm 2020 (Trang 44 - 46)

5. Cấu trúc của luận văn

1.6.4 Ma trận QSPM

Ma trận QSPM là công cụ hữu hiệu cho phép các chuyên gia có thể đánh giá một cách khách quan các chiến lược có thể lựa chọn.

Ma trận QSPM sử dụng các yếu tố đầu vào nhờ những phân tích từ ma trận EFE, ma trận IFE…

Xây dựng ma trận QSPM trải qua 6 bước:

- Bước 1: Liệt kê các cơ hội, mối đe dọa lớn bên ngoài và các điểm yếu, điểm mạnh quan trọng bên trong ở cột bên trái ma trận QSPM. Các thông tin này được trích lọc từ 2 ma trận EFE và IFE. Ma trận QSPM nên bao gồm 10 yếu tố thành công quan trọng bên ngoài và 10 yếu tố thành công quan trọng bên trong.

- Bước 2: Phân loại cho mỗi yếu tố thành công quan trọng bên ngoài và bên trong.

- Bước 3: Đưa tất cả các chiến lược có thể thay thế được đề xuất bởi công cụ ma trận SWOT ...lên các ô khác nhau của ma trận QSPM theo các nhóm chiến lược.

- Bước 4: Xác định điểm số hấp dẫn (AS – Attractiveness Score), đó là giá trị bằng số biểu thị tính hấp dẫn tương đối của mỗi chiến lược trong nhóm các chiến lược có thể thay thế nào đó.

- Bước 5: Tính tổng số điểm hấp dẫn (TAS – Total Attractiveness Score). Tổng số điểm hấp dẫn là kết quả của việc nhân số điểm phân loại (bước 2) với số điểm hấp dẫn (bước 4) trong mỗi hàng, chỉ xét về ảnh hưởng của yếu tố thành công quan trọng bên trong và bên ngoài ở cột bên cạnh thì tổng số điểm hấp dẫn biểu thị tính hấp dẫn tương đối của mỗi chiến lược được lựa chọn. Tổng số điểm hấp dẫn càng cao thì chiến lược càng hấp dẫn (chỉ xem xét về yếu tố thành công quan trọng ở bên cạnh).

- Bước 6: Tính cộng các số điểm hấp dẫn. Đó là phép cộng của tổng số điểm hấp dẫn trong cột chiến lược của ma trận QSPM.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chiến lược là những phương tiện để đạt tới những mục tiêu dài hạn. Hoạch định chiến lược là một quy trình có hệ thống nhằm xác định các chiến lược kinh doanh được sử dụng để tăng cường vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

Các bước cần thiết cho việc hoạch định chiến lược cho doanh nghiệp:

Nghiên cứu môi trường hoạt động của doanh nghiệp bao gồm môi trường bên ngoài và môi trường bên trong.

- Môi trường bên ngoài gồm có môi trường vĩ mô và môi trường vi mô. Nghiên cứu môi trường bên ngoài giúp xác định các cơ hội và nguy cơ mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

- Môi trường bên trong bao gồm các yếu tố nội tại bên trong doanh nghiệp. Nghiên cứu môi trường bên trong giúp xác định các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp.

Xác định mục tiêu doanh nghiệp cần đạt được trong dài hạn và ngắn hạn. Đồng thời cũng phải dựa vào sứ mệnh, nhiệm vụ của doanh nghiệp để đưa ra chiến lược phù hợp.

Xây dựng chiến lược cho doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu dài hạn. Việc xây dựng chiến lược dựa trên cơ sở phân tích môi trường và mục tiêu của doanh nghiệp với các công cụ hỗ trợ như ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE), ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE), ma trận SWOT, ma trận QSPM.

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHỤ LIỆU MAY NHA TRANG

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần phụ liệu may nha trang đến năm 2020 (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)