5. Cấu trúc của luận văn
1.6.3 Ma trận SWOT
Ma trận SWOT đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ. Mục đích của việc nghiên cứu môi trường là nhằm nhận định cho được các đe dọa, cơ hội cũng như các điểm mạnh và điểm yếu mà doanh nghiệp đang phải đối mặt trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lược của doanh nghiệp. Kỹ thuật phân tích SWOT là một công cụ cho việc tổng hợp kết quả nghiên cứu môi trường và đề ra chiến lược.
Cơ hội chủ yếu: là những cơ hội mà tích số giữa mức độ tác động đối với doanh nghiệp khi nó được tận dụng và xác suất mà doanh nghiệp có thể tranh thủ được cơ hội đó là rất lớn.
Nguy cơ chủ yếu: là những nguy cơ mà tích số giữa các mức độ tác động khi
nguy cơ xảy ra đối với doanh nghiệp và xác suất xảy ra nguy cơ đó đạt giá trị lớn nhất. Xác định những điểm mạnh, điểm yếu cốt lõi: quá trình đánh giá và phân tích môi trường bên trong của doanh nghiệp rút ra được nhiều yếu tố nhưng điều quan trọng là phải rút ra được những yếu tố cốt lõi có ảnh hưởng đến vị thế cạnh tranh và việc thực thi những chiến lược của doanh nghiệp. Ở đây cần xem xét các yếu tố với tư cách là các hoạt động trong hệ thống và so sánh với chuẩn mực chung của ngành và các đối thủ cạnh tranh chính.
Liên kết các yếu tố bên trong và các điều kiện bên ngoài: sau khi đã xác định các yếu tố cơ bản của các điều kiện bên trong và bên ngoài, cần áp dụng một quy trình gồm các bước sau đây để tiến hành phân tích và đề xuất các chiến lược:
- Bước 1: Liệt kê các yếu tố chủ yếu của các điều kiện bên trong và bên ngoài lên các ô của ma trận SWOT. SWOT là chữ viết tắt của 4 chữ Strengths
(các điểm mạnh), Weaknesses (các điểm yếu), Opportunities (các cơ hội) và Threats (các mối đe dọa).
- Bước 2: Đưa ra các kết hợp từng cặp một cách logic. Lập các chiến lược kết hợp S/O, S/t, W/O, W/T.
S/O: Sử dụng mặt mạnh nào để khai thác tốt nhất cơ hội từ bên ngoài?.
W/O: Khắc phục những yếu kém nào để tạo điều kiện tốt cho việc tận dụng cơ hội từ bên ngoài?. Cần phải khai thác các cơ hội nào để lấp dần những chỗ yếu kém hiện nay?.
W/T: Khắc phục những yếu kém nào để giảm bớt nguy cơ hiện nay?.
- Bước 3: Đưa ra các kết hợp giữa 4 yếu tố S+W+O+T. Điều này nhằm tạo ra sự cộng hưởng giữa 4 yếu tố để hình thành một chiến lược mà qua đó giúp doanh nghiệp sử dụng mặt mạnh để khai thác tốt cơ hội, lấp dần những chỗ yếu kém và giảm bớt nguy cơ.
- Bước 4: Tổng hợp và xem xét lại các chiến lược. Phân nhóm chiến lược và phối hợp các chiến lược thành một hệ thống có tính hỗ trợ cho nhau.
Hình 1.2: Ma trận SWOT
SWOT Liệt kê các cơ hội chính Cơ hội (O): 1 2 . . n Thách thức (T):
Liệt kê các nguy cơ chính. 1 2 . . n Điểm mạnh (S):
Liệt kê các điểm mạnh chính. 1
2 . . n
SO: Chiến lược điểm mạnh – cơ hội: là chiến lược tấn công, sử dụng điểm mạnh để tận dụng cơ hội. 1 2 . . n
ST: Chiến lược điểm mạnh thách thức. Là chiến lược phòng thủ. Tận dụng điểm mạnh để né tránh đe dọa. 1 2 . . n Điểm yếu (W):
Liệt kê các điểm yếu chính.
1 2 . . n
WO: Chiến lược điểm yếu cơ hội. Là chiến lược phòng thủ, tận dụng cơ hôi để khắc phục điểm yếu. 1 2 . . n
WT: Chiến lược điểm yếu thách
thức. Là chiến lược phòng thủ, khắc phục điểm yếu cả né tránh nguy cơ. 1 2 . . n
Ưu điểm: Chỉ rõ các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp cũng như xác định các cơ hội và đe dọa từ môi trường bên ngoài. Đưa ra các chiến lược kết hợp cụ thể từ các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa để doanh nghiệp thực hiện.
Hạn chế: Ma trận SWOT giúp đề ra các chiến lược khả thi có thể lựa chọn chứ không phải đưa ra chọn lựa hay quyết định chiến lược nào là tốt nhất. Như vậy, việc chọn lựa chiến lược nào để phát triển chưa được trả lời ở đây.