Hoạt động tài chính – kế toán

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần phụ liệu may nha trang đến năm 2020 (Trang 100 - 121)

5. Cấu trúc của luận văn

2.3.4 Hoạt động tài chính – kế toán

Nhằm có cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính – kế toán của Công ty cần phân tích và đánh giá báo cáo tài chính phải ít nhất từ 3 năm 2012 – 2014.

Để biết và hiểu một cách chi tiết hơn về tình hình tài chính – kế toán của Công ty cổ phần Phụ liệu may Nha Trang thì chúng ta cùng đi qua các chỉ số tài chính của Công ty trong 3 năm gần đây.

Bảng 2.19: Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty trong giai đoạn 2012-2014

(ĐVT: Nghìn đồng)

(Nguồn: Phòng kế toán tài vụ)

CH TIÊU Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lch 2013/2012 Chênh lch 2014/2013 (+/-) (%) (+/-) (%) A. TÀI SN I. Tài sn ngn hn 21.826.062 22.664.707 23.923.369 838.645 3,84 1.258.662 5,55

1. Tiền và các khoản tương đương tiền 4.687.968 5.938.153 7.476.728 1.250.185 26,67 1.538.575 25,91

2. Các khoản phải thu ngắn hạn 4.879.654 5.011.167 4.917.107 131.513 2,70 -94.060 -1,88

3. Hàng tồn kho 11.975.681 11.302.889 10.926.503 -672.792 -5,62 -376.386 -3,33

4. Tài sản ngắn hạn khác 282.759 412.498 603.031 129.739 45,88 190.533 46,19

II. Tài sn dài hn 32.943.336 34.859.930 37.580.620 1.916.594 5,82 2.720.690 7,80

1. Tài sản cố định 29.864.877 30.572.159 31.576.454 707.282 2,37 1.004.295 3,29

2. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 3.078.459 4.287.771 6.004.166 1.209.312 39,28 1.716.395 40,03

TNG TÀI SN 54.769.398 57.524.637 61.503.990 2.755.239 5,03 3.979.353 6,92 B. NGUN VN I. N phi tr27.061.505 27.949.142 29.320.030 887.637 3,28 1.370.888 4,90 1. Nợ ngắn hạn 17.258.961 17.775.654 18.452.906 516.693 2,99 677.252 3,81 2. Nợ dài hạn 9.802.544 10.173.488 10.867.124 370.944 3,78 693.636 6,82 II. Vn ch s hu 27.707.893 29.575.495 32.183.959 1.867.602 6,74 2.608.464 8,82 1. Vốn chủ sở hữu 27.353.213 28.865.683 30.678.448 1.512.470 5,53 1.812.765 6,28 2. Nguồn quỹ khác 354.680 709.812 1.505.511 355.132 100,13 795.699 112,10 TNG NGUN VN 54.769.398 57.524.637 61.503.990 2.755.239 5,03 3.979.353 6,92

Nhận xét:

Qua bảng phân tích tài sản và nguốn vốn, ta thấy rằng:

- Hầu hết các tài sản và nguồn vốn đều gia tăng, riêng các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho có dấu hiệu giảm. Điều này cho thấy, Công ty đã cải thiện được công tác quản trị hàng tồn kho, hạn chế việc ứ đọng vốn.

- Xét về tài sản, tài sản của Công ty tăng dần qua các năm với tốc độ 5,03 – 6,92% mỗi năm. Trong đó, tài sản dài hạn của Công ty chiếm một tỷ trọng khá lớn, trên 55% tổng tài sản và tăng đáng kể qua các năm. Cụ thể, năm 2013 tăng 5,82%, tương đương 1.916.594 nghìn đồng so với năm 2012, năm 2014 tăng 2.720.690 nghìn đồng so với năm 2013, tương đương tăng 7,8%. Qua phân tích ta thấy, tốc độ gia tăng của tài sản dài hạn nhanh hơn tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn, chứng tỏ Công ty rất chú trọng đầu tư cho tài sản dài hạn của mình như mua sắm thêm trang thiết bị mới, nâng cấp và sửa chữa lại một số máy cũ, nâng cấp và cải thiện cơ sở hạ tầng, phân xưởng. Bên cạnh đó, tài sản ngắn hạn của Công ty cũng tăng lên, trong đó, chủ yếu là do sự tăng lên của tiền và các khoản tương đương tiền.

- Xét về nguồn vốn, song song với tài sản tăng, nguồn vốn của Công ty cũng tăng lên đáng kể. Năm 2013 tăng 3.28% so với năm 2012 nhưng so với vốn chủ sở hữu thì vốn vay nhỏ hơn, đưa vốn chủ sở hữu lên trên 50%. Xu thế này vẫn được duy trì sang năm 2014. Điều này cho thấy Công ty đang ngày càng tự chủ về tài chính cho hoạt động sản xuất của Công ty, nhưng cũng cho thấy Công ty ít tận dụng nguồn vốn vay để sinh lợi nhuận.

Trên phương diện là một Công ty cổ phần vừa thực hiện chức năng sản xuất vừa thực hiện chức năng thương mại. Do đó, giá trị tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng như trên là một sự phân bổ hợp lý.

Phân tích khả năng thanh toán

Qua bảng phân tích tài chính của doanh nghiệp phản ánh rõ chất lượng công tác tài chính cũng như các công tác khác của doanh nghiệp trong năm. Nếu doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt thì các khoản nợ sẽ ít đồng thời các loại tài sản càng nhiều, việc chiếm dụng vốn của các doanh nghiệp khác cũng như các doanh nghiệp khác chiếm dụng vốn của doanh nghiệp cũng thấp, đồng thời có khả năng thanh toán cao.

Doanh nghiệp luôn chủ động về vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra một cách liên tục và thuận lợi, ngược lại doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong nhiều vấn đề như việc thanh toán các khoản nợ, việc huy động vốn…

Việc phân tích khả năng thanh toán sẽ giúp cho Công ty nắm rõ hơn về tình hình tài chính của Công ty và từ đó đưa ra những chiến lược thích hợp.

Bảng 2.20: Hệ số thanh toán của Công ty giai đoạn 2012 – 2014

Chỉ tiêu Đvt 2012 Năm Năm 2013 2014 Năm

So sánh 2013/2012

So sánh 2014/2013 (+/-) (%) (+/-) (%) Các tỷ số đánh giá về khả năng thanh toán

1. Hệ số thanh toán hiện hành Lần 2,02 2,06 2,1 0,04 1,98 0,04 1,83 2. Hệ số thanh toán ngắn hạn Lần 1,26 1,275 2,04 0,015 1,19 0,76 59,73 3. Hệ số thanh toán nhanh Lần 0,57 0,64 0,7 0,07 12,28 0,06 10,05 4. Hệ số thanh toán bằng tiền Lần 0,27 0,33 0,41 0,06 22,22 0,08 22,78 5. Hệ số thanh toán lãi vay Lần 21,87 21,07 21,41 -0,8 -3,66 0,34 1,6

Nhận xét:

- Hệ số thanh toán hiện hành: chỉ số này đánh giá thực trạng tổng quát tình hình tài chính của doanh nghiệp, thể hiện mối quan hệ tổng tài sản so với tổng nợ đến hạn. Năm 2012 tỷ số này là 2,02 lần, đến năm 2013 là 2,06 lần và 2014 là 2,1 lần. Ta thấy chỉ số này tăng dần qua 3 năm. Qua chỉ số ta thấy bình quân 1 đồng nợ được bảo đảm 2,02 đồng tổng tài sản ở năm 2012, năm 2013 là 2,06 đồng và năm 2014 là 2,1 đồng. Điều này cho thấy tài sản Công ty có thể đảm bảo các khoản nợ của Công ty ở mức tốt.

- Hệ số thanh toán ngắn hạn: cho thấy các khoản nợ đến hạn (phải thanh toán trong một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh) của doanh nghiệp là cao hay thấp. Hệ số

Nợ phải trả Hệ số thanh toán hiện hành = Tổng tài sản

Chi phí lãi vay

Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay Hệ số thanh toán lãi vay =

Tiền & tương đương tiền Nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán bằng tiền =

TSNH – Hàng tồn kho Hệ số thanh toán nhanh =

Nợ ngắn hạn

Nợ ngắn

Tài sản ngắn hạn Hệ số thanh toán ngắn hạn =

này càng cao thì khả năng thanh toán nợ càng tốt. Tuy nhiên, quá cao thì không tốt vì nó phản ánh doanh nghiệp đầu tư quá mức vào tài sản ngắn hạn so với nhu cầu vốn của doanh nghiệp hoặc có thể do hàng hóa tồn kho ứ đọng quá lớn. Tài sản ứ đọng sẽ không tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp, dẫn đến việc sử dụng vốn không hiệu quả. Cụ thể: Năm 2012 hệ số này của Công ty là 1,26 lần, năm 2013 là 1,275 lần, năm 2014 là 2,04 lần. Qua đây ta thấy hệ số này của Công ty ở mức ổn định ở năm 2012 và 2013 nhưng đến năm 2014 thì có sự tăng cao. Điều này cho thấy Công ty mức độ tự chủ trong hoạt động kinh doanh của Công ty cao. Tuy nhiên Công ty cần chú ý điều chỉnh cho phù hợp để không bị ứ đọng vốn nhiều.

- Hệ số thanh toán nhanh: nói lên khả năng thanh toán tức thời, và các khoản phải thu hồi có thể đáp ứng nhu cầu thanh toán nhanh số nợ đến hạn của doanh nghiệp. Hệ số này của Công ty ở năm 2012 là 0,57 lần, năm 2013 là 0,64 lần, năm 2014 là 0,7 lần. Ta thấy, hệ số này tăng qua các năm điều này chứng tỏ Công ty đang cải thiện hệ số này. Nhưng hệ số này của Công ty còn thấp, dao động ở 0,5 lần. Công ty có thể gặp rủi ro tài chính tương đối cao. Công ty nên cải thiện hệ số này.

- Hệ số thanh toán bằng tiền: Hệ số này cho biết khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh. Hệ số này của Công ty là 0,27 lần ở năm 2012, năm 2013 là 0,33 lần, năm 2014 là 0,41 lần. Con số này tăng qua 3 năm nhưng tăng không nhiều. Hệ số này của Công ty chưa thực sự tốt, vẫn còn thấp, cho thấy mức độ thanh toán nhanh bằng tiền của Công ty còn hạn chế. Nguyên nhân hệ số này thấp một phần là do Công ty đầu tư nhiều vào tài sản dài hạn như mua máy móc, mở rộng hoạt động kinh doanh…

- Hệ số thanh toán lãi vay: cho bết khả năng thanh toán lãi vay và mức độ an toàn có thể đối với nhà cung cấp tín dụng (bên cho vay) và đây cũng là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của doanh nghiệp. Đối với tình hình kinh doanh của Công ty: năm 2012 hệ số này là 21,87 lần, năm 2013 là 21,07 lần và năm 2014 là 21,41 lần. Qua số liệu như trên ta thấy mức độ hiệu quả sử dụng vốn vay của Công ty tăng từ năm 2013 đến 2014, mức tăng là 1,6% nhưng từ năm 2012 đến năm 2013 lại giảm 3,66% so với năm 2012. Điều này cho thấy Công ty sử dụng hiệu quả vốn vay nhưng chưa ổn định, mức dao động không cao giữa các năm nhưng Công ty cũng cần lưu ý để có biện pháp khắc phục, làm cho hoạt động sử dụng vốn của Công ty ngày càng hiệu quả hơn.

Đối với nhóm các tỷ số phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn:

- Tỷ suất đầu tư TSNH: Cho biết cơ cấu giữa tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản chiếm bao nhiêu phần trăm. Năm 2012 tỷ số này là 40%, năm 2013 là 39%, năm 2014 là 38,9%. Qua những con số trên ta thấy năm 2013 giảm so với năm 2012 là 2,5% và năm 2014 giảm so với năm 2013 là 0,26%. Mức giảm chứng minh ta thấy tài sản ngắn hạn của Công ty giảm. Nguyên nhân chính trong việc giảm của tỷ số này là do Công ty đang dần trang bị máy móc mới, mở rộng sản nên tài sản ngắn hạn giảm dần.

- Tỷ suất đầu tư TSCĐ: tỷ số này cho biết tài sản dài hạn chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn Công ty có. Năm 2012 là 60%, năm 2013 là 61% và năm 2014 là 51%. Ta thấy con số này tăng qua các năm 2012 - 2013, nhưng giảm ở năm 2014, giảm so với năm 2013 là 15,84%. Mức giảm này cho thấy Công ty đang cơ cấu lại hoạt động kinh doanh của mình.

- Tỷ số nợ: Tỷ số này cho chúng ta biết được cơ cấu sử dụng nợ tài trợ cho toàn bộ nguồn vốn của Công ty. Năm 2012 nợ phải trả chiếm 49% trong tổng số vốn của Công ty. Năm 2013 tỷ số này giảm xuống 0,81% so với năm 2012, đến năm 2014 tỷ số

Chỉ tiêu Đvt 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm

So sánh 2013/2012

So sánh 2014/2013 (+/-) (%) (+/-) (%) Các tỷ số phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn

1. Tỷ suất đầu tư TSCĐ Lần 0,6 0,61 0,51 0,01 1,667 -0,097 -15,84 2. Tỷ suất đầu tư TSNH Lần 0,4 0,39 0,389 -0,01 -2,5 -0,001 -0,26 3. Tỷ số nợ Lần 0,49 0,49 0,48 -0,004 -0,81 -0,013 -2,71 4. Tỷ số tự tài trợ Lần 0,5059 0,51 0,52 0,008 1,621 0,009 1,79

Tỷ suất đầu tư TSCĐ =

Tài sản cố định Tổng tài sản Tổng nguồn vốn Tỷ số nợ = Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu Tỷ số tự tài trợ = Tổng số nguồn vốn Tổng tài sản Tỷ suất đầu tư TSNH =

này còn 48% tức giảm 2,71% . Ta thấy, tỷ số này giảm qua 3 năm nhưng mức độ giảm ít điều này chứng tỏ Công ty đang có hoạt động điều chỉnh tỷ số này giảm xuống. Tỷ số này giảm cho thấy Công ty đang có hướng chủ động nguồn vốn trong kinh doanh của mình.

- Tỷ số tự tài trợ: Tỷ số này cho ta biết mức độ góp vốn của chủ sở hữu trong quá trình kinh doanh. Năm 2012 vốn chủ sở hữu chiếm 50,59% trong tổng nguồn vốn, đến năm 2013 con số này là 51% và năm 2014 là 52%. Tỷ số này tăng từ năm 2012 đến năm 2014 nhưng mức độ tăng chậm. Mức tăng này chứng tỏ Công ty ngày càng làm chủ được nguồn vốn của Công ty trong hoạt động kinh doanh.

Bảng 2.21: Đánh giá kết quả hoạt động của Công ty

ĐVT:1000đ

(Nguồn: Kế toán tài vụ)

Ch tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh 2013/2012 So sánh 2014/2013

(+/-) (%) (+/-) %

Tổng doanh thu bán hàng và dịch vụ 78.946.921 82.420.586 88.103.254 3.473.665 4,4 5.682.668 6,89

Các khoản phải giảm trừ 574.102 626.575 694.514 52.473 9,14 67.939 10,84

Doanh thu thuần 78.372.819 81.794.011 87.408.740 3.421.192 4,37 5.614.729 6,86

Giá vốn hàng bán 63.541.809 65.734.001 68.947.519 2.192.192 3,45 3.213.518 4,89

Li nhun gp 14.831.010 16.060.009 18.461.221 1.228.999 8,29 2.401.212 14,95

Doanh thu hoạt động tài chính 1.838.923 1.904.389 1.976.095 65.466 3,56 71.706 3,77

Chi phí tài chính 618.212 702.907 801.367 84.695 13,7 98.460 14,01

Chi phí bán hàng 995.734 1.020.129 1.065.168 24.395 2,45 45.039 4,42

Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.186.526 2.202.488 2.240.131 15.962 0,73 37.643 1,71

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 12.869.461 14.038.874 16.330.650 1.169.413 9,09 2.291.776 16,32

Thu nhập khác 200.063 208.826 218.138 8.763 4,38 9.312 4,46

Chi phí khác 169.176 176.501 195.142 7.325 4,33 18.641 10,56

Lợi nhuận khác 30.887 33.015 22.996 2.128 6,89 -10.019 -30,35

Lợi nhuận trước thuế 12.900.348 14.104.213 16.353.646 1.203.865 9,33 2.249.433 15,95

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 3.225.087 3.526.053 4.088.412 300.966 9,33 562.359 15,95

Doanh thu

ĐVT: 1000đ

Biểu đồ 2.2: Tổng doanh thu bán hàng và dịch vụ của Công ty giai đoạn

2012 - 2014

Doanh thu không chỉ đơn thuần cho thấy kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp qua các năm mà còn giúp ta đánh giá được quy mô sản xuất của doanh nghiệp là lớn hay nhỏ, trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là tốt hay xấu.

Qua bảng số liệu trên ta thấy, tình hình Tổng doanh thu bán hàng và dịch vụ của Công ty trong giai đoạn 2012 – 2014 tương đối tốt, doanh thu của năm sau luôn cao hơn doanh thu của năm trước. Tổng doanh thu bán hàng và dịch vụ năm 2013 tăng 3.473.665 ngàn đồng so với năm 2012, năm 2014 tốc độ tăng cao hơn năm 2013, tăng 5.682.668 ngàn đồng so với năm 2013. Qua bảng trên ta thấy, tuy doanh thu tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng doanh thu của doanh thu còn thấp, năm 2013 tăng 4,4% so với năm 2012, và sang năm 2014 tốc độ tăng 6,89% so với năm 2013. Điều này cho thấy Công ty cần nổ lực hơn nữa trong việc tăng số lượng sản xuất cũng như chiến lược đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trong nước và quốc tế.

78946921,0 82420586,0 88103254,0 74000000,0 76000000,0 78000000,0 80000000,0 82000000,0 84000000,0 86000000,0 88000000,0 90000000,0

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tổng doanh thu bán hàng và dịch vụ

Chi phí

Bng 2.22: Cơ cu chi phí ca Công ty trong giai đon 2012 – 2014

Đơn vị tính: 1000 đ

(Nguồn: Phòng kế toán tài vụ)

Qua số liệu phân tích ta thấy:

Cùng với sự tăng lên của doanh thu, tất cả các khoản chi phí của doanh nghiệp đều tăng. Năm 2013, tổng chi phí đã tăng thêm 2.324.570 nghìn đồng so với năm 2012, tương đương tăng 3,44%, năm 2014 chi phí tăng thêm 3.413.300 nghìn đồng, tương đương tăng 4,66% so với năm 2013. Ta thấy tốc độ gia tăng chi phí năm 2014 có tăng hơn so với năm 2013. Xét trong cơ cấu chi phí, giá vốn hàng bán luôn chiếm khoảng 80% tổng doanh thu bán hàng và dịch vụ. Bên cạnh đó ta thấy tốc độ tăng chi phí tài chính năm 2014 là 12,29% cao hơn năm 2013. Điều này cho thấy Công ty đang huy động vốn để mở rộng hoạt động, trang bị máy móc, thiết bị mới. Mục đích nhằm cải thiện chất lượng, mẫu mã sản phẩm, tăng năng lực cạnh tranh của Công ty với đối

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần phụ liệu may nha trang đến năm 2020 (Trang 100 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)