Phân tích nội bộ của Công ty

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần phụ liệu may nha trang đến năm 2020 (Trang 89 - 100)

5. Cấu trúc của luận văn

2.3 Phân tích nội bộ của Công ty

2.3.1 Hoạt động Marketing

Hoạt động nghiên cứu thị trường:

Có thể nhận thấy trong những năm vừa qua công tác nghiên cứu thị trường đã được ban lãnh đạo công ty chú trọng hơn so với trước đây, bởi nó được coi là một công cụ đắc lực để tìm “lối ra” cho sản phẩm. Nhờ có các thông tin về thị trường do bộ phận Marketing cung cấp, nên chiến lược và chính sách kinh doanh của Công ty trở nên nhạy bén hơn, năng động và thích nghi hơn với sự biến động của thị trường. Sản phẩm làm ra phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, giá cả phải chăng, phân phối kịp thời, đúng kênh hàng, tất cả những điều đó làm cho doanh thu công ty không ngừng tăng lên sau mỗi năm, thương hiệu ISE được các khách hàng trong và ngoài nước biết đến như một sự lựa chọn an toàn cho sản phẩm của họ. Trên thương trường quốc tế, sản phẩm của ISE đã có mặt tại: Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản… Ở thị trường trong nước sản phẩm của Công ty có mặt trên 300 công ty may trong cả nước (May 10, Dệt May Nha Trang, May Nhà Bè, May 19, Phương Đông, Hồ Gươm, Dacotex…)

Tuy nhiên, hiện Công ty vẫn đã có phòng Marketing riêng nhưng công tác Marketing chất lượng của độ ngũ marketing còn thiếu chuyên nghiệp. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin chưa khoa học, chất lượng thông tin chưa cao đã dẫn đến nhiều quyết định của Công ty chưa phù hợp với tình hình thị trường, đôi khi làm mất cơ hội kinh doanh. Hoạt động tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu diễn ra chậm.

Hoạt động phân phối sản phẩm:

Để tiết kiệm tối đa chi phí, việc tổ chức các hoạt động liên quan đến việc điều hành và vận chuyển sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp đến người tiêu dùng là điều hết sức quan trọng. Một chiến lược phân phối hợp lý thuận tiện, một hệ thống phân phối phù hợp hiệu quả sẽ góp phần làm cho sản phẩm lưu thông thông suốt, doanh nghiệp sẽ bán được nhiều hơn, tăng sức cạnh tranh và góp phần chiếm lĩnh thị trường cho sản phẩm. Chiến lược phân phối tốt sẽ là công cụ quan trọng để sản phẩm thâm nhập vào thị trường xa và mới lạ.

Với sản phẩm là nguồn nguyên liệu đầu vào nên vấn đề phân phối sản phẩm và tổ chức điều hành kênh phân phối cũng có nét riêng biệt so với các hàng hóa tiêu dùng khác. Hiện nay công ty đang sử dụng mạng lưới kênh phân phối như sau :

CÔNG TY CỔ PHẦN PHỤ LIỆU MAY NHA TRANG

Đại lý Nhà bán buôn Xuất khẩu Công ty may công nghiệp Các tiệm may Người sử dụng trong nước Người tiêu dùng

Sơ đồ 2.3 – Hệ thống phân phối của CTCP Phụ liệu may Nha Trang

Với hệ thống phân phối như trên Công ty dễ dàng thực hiện các hoạt động phân phối, ký kết hợp đồng, thanh toán và nghiên cứu thị trường. Hệ thống phân phối của Công ty được chia làm 3 cấp:

- Kênh phân phối cấp không: Công ty bán sản phẩm trực tiếp tới các Công ty may công nghiệp. Ở đó sản phẩm của Công ty được các nhà may mặc lắp ghép thành sản phẩm hoàn chỉnh. Một số khách hàng công nghiệp của Công ty như: Dệt may Thắng Lợi, Công ty may Hữu Nghị, Công ty may Việt Tiến, Công ty May xuất khẩu Huế, Full Wath Int’l Garments Inc…

- Kênh phân phối cấp một: với hơn 28 năm kinh doanh trên thương trường, hiện Công ty có 25 đại lý phân phối trong cả nước. Trên thị trường tự do, các đại lý hoạt động theo hình thức tự kinh doanh và hưởng theo hoa hồng doanh số bán. Ngoài nhiệm vụ giới thiệu sản phẩm, các đại lý còn nhiệm vụ thu thập thông tin phản hồi từ khách hàng cung cấp cho Công ty. Một số đại lý lớn của Công ty như: Đại lý Mai (Bình Dương), đại lý Bình (Huế), đại lý Tâm Son (Khánh Hoà)

- Kênh hai cấp: đến năm 2003 Công ty thực hiện thêm kênh hai cấp với việc phân phối sản phẩm qua các nhà bán buôn và các tiệm may.

Đến năm 2005 Công ty thành lập thêm hai văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội, đây là một trong những bước để thực hiện kế hoạch dài hạn của Công ty. Nhờ có thêm hai văn phòng đại diện mà quá trình đặt hàng, thanh toán, thông tin và vận chuyển được rút ngắn.

Song, việc phân phối sản phẩm của Công ty còn gặp nhiều hạn chế như:

- Chưa xây dựng được các đại lý phân phối trực thuộc do Công ty quản lý trực tiếp tại các địa bàn trọng điểm.

- Một số đại lý hoạt động kém hiệu quả do thiếu năng lực quản lý điều hành, kém nhạy bén trong kinh doanh.

- Khó kiểm soát được giá bán ra của các đại lý, đôi khi gây thiệt hại cho người tiêu dùng, ảnh hưởng lợi thế cạnh tranh về giá cả của sản phẩm.

- Chính sách ưu đãi cho các đại lý chưa thực sự hấp dẫn chưa tạo được động lực khuyến khích các các nhân tổ chức hợp tác mở đại lý. Điều này ảnh hưởng việc mở rộng hệ thống đại lý ra khắp cả nước.

Hoạt động xúc tiến thương mại:

Từ năm 1994 đến nay, sản phẩm Công ty được mang nhãn hiệu ISE. Thương hiệu của công ty đã đăng ký và cấp giấy chứng nhận bảo hộ độc quyền số 16998 theo quyết định số 2015/QĐNH ngày 09/06/1995 của Cục sở hữu Công nghiệp – Bộ khoa học công nghệ môi trường. Chính thương hiệu ISE đã nói lên một các đầy đủ về chất lượng cũng như ý nguyện của sản phẩm mà công ty muốn chào gởi ra thị trường trong và ngoài nước. Ý nguyện đó được thể hiện qua từng chữ và biểu tượng của Công ty. I : International biểu hiện tính quốc tế hóa về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm. S : Super biểu hiện sự thượng hạng về chất lượng sản phẩm.

E : Economy biểu hiện sự kinh tế cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm. Hình lực sĩ : biểu hiện sự bền vững của sản phẩm, “lướt nhẹ – khỏe – bền”.

Hình ảnh quả địa cầu biểu hiện cho thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty không những trong nước mà sẽ có mặt trên toàn thế giới.

Hàng năm thông qua các chỉ số của ngành và doanh số bán được, cùng với các thông tin nghiên cứu thị trường, nhu cầu đối tác, đối thủ cạnh tranh, Công ty tiến hành tính toán và đề xuất kế hoạch nâng cao thị phần, đẩy mạnh xuất khẩu, đề xuất các kiến nghị của khách hàng lên ban lãnh đạo về chất lượng, mẫu mã, thời gian giao hàng, vận chuyển…

Công ty đã chủ động gửi thư chào hàng đến các công ty, xí nghiệp trong nước nhằm thu hút đối tác về phía mình. Ngoài ra, Công ty đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, chủ động tham gia các hội nghị, hội chợ, triễn lãm về phụ liệu và may mặc.

Những điểm mạnh, điểm yếu của Công ty trong hoạt động Marketing

ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU

-Mạng lưới phân phối rộng rãi và chủ động trong việc tiềm khách hàng.

- Chưa có nhân viên chuyên về mảng Marketing.

- Chưa xây dựng được các đại lý phân phối trực thuộc do Công ty quản lý. - Hoạt động xúc tiến bán hàng còn rời rạc, chưa được thực hiện thường

xuyên.

2.3.2 Hoạt động sản xuất

Năng lực sản xuất là một trong những năng cốt lõi hình thành nên năng lực cạnh tranh của sản phẩm.

Dây chuyền và công nghệ sản xuất:

Từ những năm 2008, 2009 trở lại đây, trước ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, Công ty cổ phần Phụ liệu may Nha Trang đã mạnh dạn tái cấu trúc lại sản xuất, tiếp tục đầu tư cải tiến kỹ thuật và các thiết bị tự động. Trong đó, có những lĩnh vực được đầu tư với công nghệ cao như: hệ thông máy CNC chế tạo khuôn mẫu, máy điêu khắc bằng tia laze và phân xưởng đúc, dập kim loại có khả năng thiết kế và thực hiện các sản phẩm bằng nhựa và kim loại cho ngành may mặc. Với hệ thống phối màu quang phổ, Công ty có thể cung cấp trên 2.000 màu sắc cho sản phẩm, hóa chất nhuộm không có AZO, dây khóa kéo không phản ứng qua máy dò kim, không có hàm lượng Nickel và dây khóa kéo hợp nhất công nghệ Đức. Đặc biệt là Công ty đã đầu tư thêm phân xưởng sản xuất mới. Từ chai PET phế liệu, Công ty đã sản xuất ra cước các loại, góp phần giải quyết vấn đề môi trường và tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động ở nông thôn.

Với hơn 50% tổng tài sản là tài sản cố định, Công ty rất chú trọng đầu tư về máy móc, trang thiết bị, dây chuyền sản xuất. Hiện nay, máy móc thiết bị trong toàn Công ty phần lớn đã được nâng cấp cấp, sửa chữa và mua sắm mới, phần còn lại là máy móc cũ. Công ty đã, đang và sẽ thay thế máy móc cũ, lạc hậu bằng các loại máy móc hiện đại, có tính chuyên dụng cao.

Dây khóa kéo được sản xuất qua rất nhiều công đoạn. Để cạnh tranh trong xu thế hội nhập quốc tế, hàng hóa giá rẻ từ các quốc gia tràn vào, Công ty phải tăng cường đầu tư mở rộng sản xuất, cập nhật công nghệ. Tính đến năm 2014 tổng số dây chuyền máy móc thiết bị của công ty là 106 dây chuyền, trong đó:

Bảng 2.14: Dây chuyền sản xuất dây khóa kéo Nylon

STT Chủng loại Số lượng dây chuyền

1 Dây chuyền sản xuất dây khóa kéo Nylon #3 dưới đóng. 8 2 Dây chuyền sản xuất dây khóa kéo IZ . 9 3 Dây chuyền sản xuất dây khóa kéo Nylon #5 dưới đóng. 8 4 Dây chuyền sản xuất dây khóa kéo Nylon #5 dưới mở. 6 5 Dây chuyền sản xuất dây khóa kéo Nylon #3 dưới mở. 7 6 Dây chuyền sản xuất dây khóa kéo Nylon #5 IZt1. 4 7 Hệ thống Đúc ghim hộp, chặn trên, chặn dưới Plastic cho

dây kéo Nylon.

8 Dây chuyền sản xuất cước. 2

(Nguồn: Phòng điều độ sản xuất) Bảng 2.15: Dây chuyền sản xuất dây khóa kéo Plastic

(Nguồn: Phòng điều độ sản xuất) Bảng 2.16: Dây chuyền sản xuất dây khóa kéo Kim loại

STT Chủng loại Số lượng dây

chuyền 1 Dây chuyền sản xuất dây khóa kéo kim loại thường dưới đóng. 7 2 Dây chuyền sản xuất dây khóa kéo kim loại thường dưới mở. 5 3 Dây chuyền sản xuất dây khóa kéo kim loại Y type. 4 4 Hệ thống Đúc ghim hộp, chặn trên, chặn dưới cho dây kim loại. 3

6 Dây chuyền dệt băng gai dính. 10

7 Dây chuyền sản xuất nút, các sản phẩm kim loại khác. 2

(Nguồn: Phòng điều độ sản xuất)

Quy mô sản xuất:

Bng 2.17: Năng lc sn xut ca các xí nghip ca Công ty năm 2014

Nhà xưởng Năng suất

Xí nghiệp dây khóa kéo thành phẩm. 570 (triệu mét/ năm) Xí nghiệp đúc cúc kim loại. 80 (triệu sản phẩm/ năm) Xí nghiệp dệt sợi. 780 (triệu mét/ năm)

Xí nghiệp nhuộm. 801 (triệu mét/ năm)

Xí nghiệp xi mạ. 80 (triệu sản phẩm/ năm)

(Nguồn: Phòng điều độ sản xuất)

STT Chủng loại Số lượng dây

chuyền 1 Dây chuyền sản xuất dây khóa kéo Plastic #5 dưới mở. 9 2 Dây chuyền sản xuất dây khóa kéo Plastic #8 dưới mở. 5 3 Dây chuyền sản xuất dây khóa kéo Plastic dưới đóng. 6 4 Hệ thống Đúc ghim hộp, chặn trên, chặn dưới Plastic cho

dây kéo plastic.

Xét về năng lực sản xuất thì Công ty thuộc loại lớn trong khu vực, nhưng để vươn xa hơn nữa Công ty cần cố gắng nâng cao năng lực hơn trong thời gian tới

Chỉ tiêu kế hoạch thời gian thực hiện sản xuất một đơn đặt hàng. Bảng 2.18: Chỉ tiêu kế hoạch giao P. Điều Độ Sản Xuất – Năm 2014

STT Chỉ tiêu ĐVT Kế hoạch sản xuất

Ghi Chú I. Tiến độ sản xuất

1. Thời gian giao hàng: Màu: 580ISE04, 301YKK, 101. - Màu thông dụng (có sẵn) Ngày ≤ 3

- Bảng màu ISE04 ≤ 6

- Theo bảng màu:

+ ≤ 7 màu ≤ 8

+ > 7 màu ≤ 9

- Làm hàng mẫu: ≤ 2 < 6 màu 4 ngày +Màu BTP

+ Màu TP 4& 5 ≥ 6 màu 5 ngày 2. Triển khai lệnh sản xuất Ngày ½ ngày

3. Triển khai lệnh sản xuất a, tỉ lệ trễ hàng/đơn hàng: ≤ 4

Dây kim loại, plastic %/ĐH ≤ 2

- Dây Nylon ≤ 1

- Khóa và nút ≤ 1

- Băng gai dính ≤ 4

- Nhuộm ≤ 1

- Xi mạ

4. Giá trị thiệt hại do sai sót trong triển khai sản xuất

Triệu đồng

≤ 5 trđ/năm Đơn đặt hàng, hợp đồng kinh tế, xác nhận mua bán.

(Nguồn: Phòng điều độ sản suất)

Qua bảng trên cho ta thấy được Công ty rất chú trọng đến cách quản lý thời gian thực hiện sản xuất, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.

Cơ cấu sản xuất của Công ty

Tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty là sự kết hợp chặt chẽ giữa sức lao động và tư liệu sản xuất cho phù hợp với yêu cầu sản xuất, công nghệ sản xuất nhằm tạo ra của cải vật chất cho xã hội với hiệu quả cao. Trên cơ sở đó có những câu hỏi được đặt ra khi tiến hành sản xuất: sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai?

Đối với Công ty cổ phần Phụ liệu may Nha Trang, tổ chức sản xuất nhằm mục đích kinh doanh các loại phụ liệu may như: Dây khóa kéo, băng gai dính, dây thun, nút các loại…Cơ cấu sản xuất của công ty gồm 3 bộ phận (sơ đồ 2.4).

Tổ chức sản xuất là một công tác hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Loại hình tổ chức sản xuất của Công ty là sản xuất hàng loạt trên dây chuyền tự động. Nơi làm việc chuyên môn hóa cao và sử dụng máy móc thiết bị chuyên dùng, vì vậy năng suất lao động cao là tiền đề cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Sơ đồ 2.4: Cơ cấu sản xuất của công ty

(Nguồn: Phòng điều độ sản xuất)

Chức năng của từng bộ phận trong cơ cấu sản xuất của Công ty:

Công ty cổ phần Phụ liệu may Nha Trang là một Công ty chuyên sản xuất các sản phẩm phụ liệu phục vụ cho ngành may mặc và người tiêu dùng. Do đó, kỹ thuật và công nghệ là những yếu tố quan trọng và liên quan mật thiết đến năng suất lao động, chất lượng, giá thành, sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Công Ty Cổ Phần Phụ Liệu May Nha Trang

XN sản xuất phụ trợ XN sản xuất XN phục vụ sản xuất

XN dệt sợi XN nhuộm XN đúc cúc XN xi mạ XN Dây khóa kéo thành phẩm Phòng quản trị chất lượng XN công nghệ cơ điện

Cơ cấu sản xuất của Công ty có 2 bộ phận: bộ phận sản xuất chính và bộ phận sản xuất phụ trợ.

- Bộ phận sản xuất chính: là bộ phận trực tiếp sản xuất ra các loại sản phẩm,

gồm nhiều xí nghiệp.

- Bộ phận sản xuất phụ trợ: là bộ phận không trực tiếp tạo ra sản phẩm nhưng

có tác dụng phục vụ cho các XN sản xuất chính và đảm bảo cho XN sản xuất chính được hoạt động đều đặn và liên tục. Công ty có bộ phận sản xuất phụ trợ là Xí nghiệp công nghệ cơ điện, chịu trách nhiệm gia công chi tiết phụ tùng máy, hạn chế nhập ngoại, chế tạo số máy móc thiết bị, gia công khuôn mẫu các loại, phụ trách công việc sữa chữa lớn.

- Bộ phận phục vụ sản xuất: Là bộ phận được tổ chức ra nhằm đảm bảo việc cung ứng, bảo quản, cấp phát, vận chuyển nguyên vật liệu, nhiên liệu, thành phẩm và dụng cụ lao động. Tại công ty bộ phận này bao gồm: hệ thống kho, tổ chức vận chuyển và tổ bảo trì, đóng gói.

Các hoạt động đầu vào:

Nguyên vật liệu: nguyên vật liệu sản xuất dây khóa kéo của Công ty phần

lớn được nhập từ Đài Loan, Hàn Quốc và Trung Quốc, chủ yếu bằng đường biển theo sự thỏa thuận và quan hệ làm ăn lâu dài giữa hai bên, được kiểm tra chặt chẽ trước khi nhà cung cấp xuất đi và Công ty nhập vào. Giá nhập khẩu của Công ty tính theo giá CIF.

Máy móc thiết bị: máy móc thiết bị chủ yếu được nhập từ các nhà cung cấp

Đài Loan, Nhật Bản, Mỹ, Đức … dựa trên các tiêu chuẩn kỹ thuật và công nghệ

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần phụ liệu may nha trang đến năm 2020 (Trang 89 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)