5. Cấu trúc của luận văn
2.2.1.5 Môi trường văn hóa xã hội
Khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên, điều kiện sống được cải thiện, các nhu cầu về ăn mặc được đáp ứng khá đầy đủ thì họ sẽ nảy sinh ra các nhu cầu cao hơn. Trước đây, khi kinh tế phát triển thì cuộc sống chuyển từ “ăn no mặc ấm” sang “ăn ngon mặc đẹp”. Chính vì vậy, đây là xu hướng tạo cơ hội rất lớn cho ngành dệt may nói chung và ngành phụ liệu may nói riêng. Hiện nay, có rất nhiều sản phẩm may mặc đa dạng về chủng loại cũng như màu sắc, điều này là một thuận lợi rất lớn cho Công ty, bởi Công ty có hệ thống nhuộm màu, mở khuôn sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng…Nhưng đây cũng là một thách thức cho Công ty, nhu cầu càng cao thì yêu cầu về chất lượng sản phẩm của khách hàng cũng ngày càng khắc khe hơn. Việc khiếu nại về chất lượng sản phẩm không theo như ý muốn của khách hàng sẽ xảy ra. Đây là một yếu tố làm cho Công ty phải chi ra một khoản chi phí cho hoạt động này.
Đối với những doanh nghiệp có xuất khẩu hàng hóa sang thị trường nước ngoài thì việc am hiểu về môi trường văn hóa – xã hội về thị trường mình hoạt động là một việc cần thiết. Việc thuê mướn nhân công, buôn bán của doanh nghiệp đều được điều chỉnh và sở hữu của con người. Con người chính là chủ thể trong quan hệ kinh tế đó – mà con người lại bị tác động bởi cái văn hóa trong môi trường họ sinh sống. Vì vậy, doanh nghiệp phải cân nhắc, dự đoán, am hiểu về văn hóa của nước sở tại, văn hóa của từng khu vực trên thế giới.
Một vấn đề mà nhà kinh doanh quốc tế nên ưu tiên nghiên cứu, đó là ngôn ngữ, lối sống, thông tin, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lễ hội ….Các nhân tố này được coi như “hàng rào chắn” các hoạt động giao dịc kinh doanh. Mỗi quốc gia, thậm chí từng vùng của mỗi quốc gia, các dân tộc khác nhau cũng có tập quán, lối sốngvà ngôn ngữ riêng. Do đó, nhà kinh doanh cần biết rõ và hành động cho phù hợp với từng hoàn
cảnh của môi trường mà mình kinh doanh hoặc muốn mở rộng. Mỗi nước đều có những quy tắc hành xử khác nhau trong hoạt động kinh doanh của mình, chính vì vậy mà nhà quản trị cần phải quan tâm đúng mực để biết cách giao dịch, đàm phán kinh doanh thành công. Truyền thống văn hóa của mỗi nước có ảnh hưởng to lớn đến tập tính tiêu dùng của khách hàng nước đó. Từng quốc gia đều có những tập tục, quy tắc, kiêng kỵ riêng. Sự khác biệt về văn hóa sẽ ảnh hưởng đến cách thức giao dịch được tiến hành, loại sản phẩm mà khách hàng mua và những hình thức khuếch trương có thể chấp nhận. Giữa các nền văn hóa cũng có sự khác biệt về quản lý nhân lực, chính sách Marketing và phương thức đàm phán giao tiếp. Nhân tố văn hóa có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh quốc tế bởi nó có tác động trực tiếp đến suy nghĩ và tính cách của doanh nhân – chủ thể của hoạt động kinh doanh quốc tế.
Mặt bằng dân trí nói chung và “dân trí kinh doanh” còn thấp, thiếu kinh nghiệm so với các nước trong khu vực. Trong tư duy và hành vi còn chịu ảnh hưởng tính ỷ lại, an phận của nền kinh tế cũ, tính cộng đồng chưa cao, còn nặng tư tưởng bao cấp…Những nhân tố này ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế hội nhập nói chung và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng. Cụ thể nhu cầu người tiêu dùng dễ thay đổi, ít có niềm tin vào hàng hóa có xuất xứ trong nước, khó tạo được động lực cho hành hóa nội địa phát triển. Đây là một thách thức cho ngành dệt may Việt Nam cũng chính là thách thức cho ngành phụ liệu may.
Sau đây là một số yếu tố chính của môi trường văn hóa xã hội tác động đến Công ty:
Yếu tố O T
Hội nhập văn hóa. X X
Nhu cầu đời sống sinh hoạt ngày càng được nâng cao. X 2.2.2 Các yếu tố vi mô
Theo giáo sư Michael Porter (1980), môi trường vi mô (môi trường tác nghiệp) chịu ảnh hưởng của năm lực lượng cạnh tranh: nguy cơ do sự thâm nhập của các đối thủ tiềm ẩn, cường độ cạnh tranh của các công ty trong ngành, sức mạnh của người mua, sức ép của người bán và đe dọa của sản phẩm thay thế.
2.2.2.1 Khách hàng
Áp lực của khách hàng đối với Công ty xuất phát từ chính khả năng mặc cả của họ, được thể hiện qua khả năng đòi giảm giá và khả năng đòi nâng cao chất lượng.
Với tốc độ phát triển của ngành dệt may hiện nay, số lượng người mua phụ liệu may không phải là một con số nhỏ. Do đó, ISE không phải chịu áp lực quá lớn từ phía khách hàng. Tuy nhiên, đa phần các công ty dệt may trong cả nước đều là công ty may xuất khẩu theo hình thức gia công. Vì vậy, khách hàng sẽ tạo sức ép về chất lượng đối với sản phẩm. Mọi doanh nghiệp luôn muốn tối ưu lợi ích mà mình thu được. Vậy nên, các khách hàng may xuất khẩu không những đòi hỏi chất lượng sản phẩm của Công ty phải cao mà đòi hỏi giá cả cũng phải hợp lý. Sự thách thức trong yêu cầu của khách hàng đã tạo áp lực không nhỏ cho Công ty. Bên cạnh, cùng với sự hợp tác đầu tư quốc tế, nhiều doanh nghiệp dệt may đã thành công trong chiến lược hội nhập dọc ngược chiều - tự sản xuất, gia công phụ liệu, tìm đến các doanh nghiệp với giá bán thấp hơn, gần cơ sở sản xuất hơn và không bị ràng buộc từ các công ty phụ liệu. Bên cạnh đó, xu hướng thích dùng hàng ngoại nhập, không tin tưởng nhiều vào hàng hóa nội địa. Nhiều công ty dệt may quan niệm rằng “phụ liệu may không làm nên một bộ trang phục nhưng có thể làm hỏng bộ trang phục đó”, do đó, họ cố gắng tìm đến các thương hiệu quốc tế mà bỏ qua các thương hiệu danh tiếng của nước nhà.
Về phía ISE, là một doanh nghiệp bán sỉ về phụ liệu, với hơn 28 năm uy tín và kinh nghiệm, cùng những nỗ lực trong công tác hoàn thiện chất lượng, xây dựng thương hiệu, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Công ty đã tạo nên được sự trung thành không ít từ phía khách hàng. Công ty có được một thị trường tiêu thụ rộng lớn, sản phẩm của Công ty được khách hàng ưa chuộng, sản phẩm làm ra được thị trường tiêu thụ hết. Công ty chiếm thị phần cao trong lĩnh vực sản xuất phụ liệu nội địa, đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường quốc tế như châu Âu, Mỹ, Nhật, … Hiện tại, thị trường của Công ty được phân bổ khoảng 30% thị trường nước ngoài, 70% thị trường trong nước.
Với sức ép của khách hàng được phân tích như trên, Công ty cần phải nỗ lực hơn nữa các hoạt động marketing vào khách hàng, thu hút sự chú ý, kích thích sự quan tâm, thúc đẩy khách hàng đến với sản phẩm của mình.
Sau đây là một số yếu tố chính của khách hàng tác động đến Công ty:
Yếu tố O T
Khách hàng có xu hướng hội nhập dọc ngược chiều. X
Nhu cầu về phụ liệu may cao. X
2.2.2.2 Nhà cung cấp
Nhà cung cấp của Công ty bao gồm những tổ chức, cá nhân sản xuất và cung cấp các yếu tố đầu vào như: nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển, vốn, lao động…
Đối với những nhà cung cấp nguyên vật liệu, để đảm bảo chất lượng đầu ra phù hợp với yêu cầu khắc khe của khách hàng dệt may trong nước và quốc tế. Hiện tại, hơn 90% nguyên vật liệu sản xuất của Công ty được nhập khẩu từ nước ngoài. Trung bình mỗi tháng Công ty nhập từ 3 đến 4 tấn container bằng đường biển theo giá CIF từ Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc…Việc nhập khẩu quá lớn về nguyên vật liệu như trên chắc chắn ISE không tránh khỏi bị sức ép từ phía các nhà cung cấp. Song, dựa trên uy tín và số lượng đơn hàng lớn, ISE đã chủ động xây dựng mối quan hệ làm ăn lâu dài với các nhà cung cấp này. Đồng thời thực hiện chiến lược hội nhập dọc ngược chiều, nhằm khiến nhà cung cấp chủ động giảm sức ép đối với Công ty, thông thoáng hơn với Công ty về giá cả, phương thức thanh toán và thời hạn tín dụng. Hiện nay, Công ty đã có một cơ sở xí nghiệp dệt sợi tại Diên Phú, Khánh Hòa để sản xuất sợi và băng vải cho sản xuất dây kéo.
Đối với nhà cung cấp tài chính, ISE khuyến khích người lao động trong nội bộ Công ty tham gia góp vốn hơn tìm kiếm nhà cung cấp từ bên ngoài, trong những trường hợp cần thiết, ISE sẽ tiến hành vay tại các ngân hàng mà Công ty ký gửi. Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty được nhận từ 70% cổ đông trong nội bộ, 30% cổ đông ngoài, và các nguồn vốn vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn khác. Điều đó sẽ giúp cho Công ty chủ động hơn trong việc điều hành doanh nghiệp, hạn chế sự phụ thuộc vào các nhà đầu tư bên ngoài. Tuy nhiên, với số lượng nhân công có hạn, khoản vay có định mức, nguồn vốn huy động của Công ty sẽ có giới hạn. Vậy nên, để đảm bảo thu được lợi nhuận cao từ nguồn vốn huy động được, Công ty cần có những chiến lược kinh doanh tương đối hoàn hảo.
Đối với những nhà cung cấp máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, ISE có được một lợi thế từ sự phát triển của khoa học công nghệ. Với hàng trăm nhà cung cấp máy móc thiết bị trong và ngoài nước, các doanh nghiệp này đã chủ động có lời chào hàng
đến Công ty. Đồng thời có nhiều chính sách ưu đãi, khuyến mãi, tạo thuận lợi nhiều cho công ty trong công tác mua sắm nguyên thiết bị. Tuy nhiên, một số nhà cung cấp chất lượng cao, thương hiệu nổi tiếng lại có xu hướng bị động, do đó, với đòi hỏi cao về chất lượng, ISE sẽ tiến hành tìm hiểu và lựa chọn công nghệ phù hợp.
Về nguồn cung cấp lao động, như chúng ta đã biết, điểm mạnh của ngành công nghiệp Việt Nam là có nguồn lao động dồi dào, giá lao động rẻ. Vì vậy, ISE luôn tận dụng nguồn lao động tại địa phương. Tuy nhiên, Công ty gặp nhiều khó khăn trong công tác tuyển dụng, trình độ và năng lực người tuyển vào không đáp ứng được các yêu cầu đặt ra.
Sau đây là một số yếu tố chính của nhà cung cấp tác động đến Công ty:
Yếu tố O T
Mối quan hệ với nhà cung cấp tốt. X
Nhà cung cấp đa dạng và có chất lượng. X
Chất lượng nguồn lao động thấp. X
2.2.2.3 Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Như một quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường, cạnh tranh gay gắt quyết định sự tồn tại của các doanh nghiệp tham gia cùng một lĩnh vực. Vì thế, Công ty luôn phải đối phó với hàng loạt các đối thủ cạnh tranh, đặc biệt với nhiều đối thủ không thể coi thường.
Hiện tại, khi ngành may mặc phát triển, nhiều công ty, xí nghiệp sản xuất phụ liệu may ra đời để chia phần thị trường béo bở này. Những công ty, xí nghiệp ra đời sau sẽ nắm bắt được nhiều yếu điểm của doanh nghiệp đi trước. Đồng thời ứng dụng được các công nghệ tiên tiến hơn, mẫu mã hiện đại, bắt mắt hơn, thu hút được thị trường tại chỗ nhờ cắt giảm chi phí vận chuyển. Đặc biệt, đáng nhắc đến là Công ty dây khóa kéo Hoàn Mỹ - HKK, Công ty TNHH YKK Việt Nam và hàng hóa nhập lậu tại các cửa khẩu.
Bảng 2.11: So sánh năng lực cạnh tranh của Công ty với các đối thủ cạnh tranh
Diễn giải ISE YKK HKK
Giá cả Trung bình Cao Trung bình
Chất lượng Tốt Rất tốt Tương đối khá
Công nghệ Hiện đại Rất hiện đại Tương đối thấp
Hệ thống phân phối Rộng rãi Rất rộng rãi Tương đối
Khả năng tài chính Khá Mạnh Khá
Năng lực sản xuất Tương đối cao Cao Tương đối
Kinh nghiệm quản lý Tốt Nhiều kinh nghiệm Chưa cao
Cổ đông khuyến mãi Rất ít Ít Rất ít
(Nguồn: Phòng kinh doanh- xuất nhập khẩu) Công ty TNHH YKK Việt Nam
YKK là đối thủ cạnh tranh đáng lo ngại của doanh nghiệp. Bởi xét trên cùng phân khúc người dùng có thu nhập cao và cùng mức chất lượng, YKK có quy mô rộng lớn trên toàn thế giới, kinh nghiệm sản xuất trên trăm năm, lại mang thương hiệu quốc gia Nhật Bản. Trên phân khúc thị trường này, các Công ty may cao cấp hướng về YKK Nhật Bản hơn so với ISE Việt Nam.
Tập đoàn YKK được thành lập tại Nhật Bản năm 1934, là công ty hàng đầu thế giới về dây khóa kéo, hiện đã có mặt trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Công ty TNHH YKK Việt Nam thành lập vào năm 1998, là thành viên chủ chốt thứ 10 của khu vực ASAO (Đông Nam Á và Châu Đại Dương). Với triết lý “thành đạt là khi ta mang lại lợi ích cho nhiều người”, công ty luôn tuân thủ 3 nguyên tắc trong kinh doanh của mình:
- “Cục bộ” – tiếp nhận nhu cầu tiêu dùng ở thị trường nước ngoài và các ngành công nghiệp có liên quan, đầu tư vào thị trường đó bằng việc tổ chức đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực ở đó.
- “Chất lượng là hàng đầu” – Thực hiện sản xuất một cách sáng tạo có tư duy và trách nhiệm từ nguyên vật liệu đến thành phẩm với mục tiêu cung cấp sản phẩm ra toàn thế giới với chất lượng tốt nhất.
- “Giải quyết những vấn đề về môi trường nhìn từ góc độ toàn cầu”.
Công ty có nhà máy sản xuất tại Khu công nghiệp Amata, Biên hòa và Khu công nghiệp Nhơn Trạch 3 tỉnh Đồng Nai với tổng vốn đầu tư 13 triệu USD, có văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và PhnômPênh. Nhãn mác YKK được đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Ủy ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước (nay là Cục Sở hữu Công nghiệp) ngay từ năm 1985.
Tồn tại và phát triển khá lâu trên thị trường, sản phẩm dây khóa kéo của Công ty YKK hướng tới nhóm khách hàng cao cấp có thu nhập cao. Với uy tín và chất lượng hàng đầu thế giới, YKK hiện đang dẫn đầu về thị phần và giá cả.
Được thành lập năm 1989, Công ty TNHH Hoàn Mỹ (HKK) là một trong những công ty đi tiên phong trong lĩnh vực sản xuất dây khóa kéo tại Việt Nam. Nhà máy HKK tọa lạc tại tỉnh Bình Dương với diện tích trên 25.000 m2, gồm 8 phân xưởng, hoạt động theo hệ thống Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc tế, sản phẩm của công ty đã được cấp giấy chứng nhận ISO 9001:2000 bởi Tổ chức DNV. Với công nghệ, thiết bị hiện đại và hoàn chỉnh từ Đức, Đài Loan, khóa kéo Hoàn Mỹ chuyên sản xuất các sản phẩm phụ liệu may, các loại dây khóa kéo Plastic, Nilon, Kim loại: kiểu L (dây kéo 02 mặt), Kiểu S(dây kéo dệt), dây ẩn các loại đầu kéo và các loại dây kéo đặc biệt khác.
Kéo êm, nhẹ, độ bền cao là tiêu chuẩn kỹ thuật của dây khóa kéo HKK. Hoàn Mỹ không ngừng sáng tạo và tiến bộ, liên tục phát triển về qui mô sản xuất, đầu tư công nghệ mới, cung cấp sản phẩm dây khóa kéo chất lượng cao đến đại lý, người tiêu dùng. Luôn đáp ứng kịp thời nhu cầu thay đổi của thị trường. Sản phẩm dây khóa kéo HKK được bán rộng khắp trên thị trường Việt Nam và thế giới.
Với chiến lược giữ vững và phát triển doanh thu xuất khẩu, tập trung vào thị trường nội địa, đầu tư mở rộng ngành nghề kinh doanh, trong dài hạn, công ty thực hiện chuyên môn hóa các nhà máy, xây dựng mặt hàng chủ lực, trở thành tập đoàn kinh tế đa ngành nghề, di chuyển nhà máy đến khu vực có lao động ổn định.