Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuĐể lọc danh sách công việc hay tài nguyên Khi cần xác định xem các đặc
I GRANTT CHART:
Vào đầu thế kỷ 19, Henry Grantt đã phổ biến một kỹ thuật lập mô hình mà ngày nay được gọi là biểu đồ Grantt. Biểu đồ Grantt trình bày một bảng kê ở
bên trái màn hình và một thang thời gian với một biểu đồ thanh ở bên phải màn hình để trình bày các thời khoảng công việc. Bảng kê này rất lý tưởng cho việc hình thành và chỉnh sửa danh sách công việc, có thể được tạo các công việc trong một kiểu phác thảo để trình bày các pha chính của một dự án với các chi tiết phụđược lui về bên phải.. Biểu đồ thanh cho thấy thời khoảng của mỗi công việc và mỗi quan hệ về thời gian của biểu đồ vứoi các công việc khác.
Ngoài ra biểu đồ thanh còn cho thấy các tài nguyên phân bổ cho mỗi công việc ở cuối thanh công việc. Sự nối kết giữa hai công việc được minh hoạ bởi một mũi tên được vẽ giữa các công việc. Thang thời gian có một đường gạch
đứng để biểu thị cho ngày tháng hôm nay. Vị trí của thanh cho biết khi nào công việc bắt đầu và kết thúc.
Ngoài ra người sử dụng còn có thể truy xuất những dạng quan sát và những lệnh khả dụng khác để nhập chi tiết hơn về một công việc đặc biệt.
Trong một dự án, người sử dụng có thể nhập tối đa 9.999 công việc, và có thể sử dụng 9.999 dòng trong bảng công việc đó.
Sử dụng Grantt Chart để thực hiện những công việc sau:
1. Tạo một dự án mới bằng cách nhập các công việc và các khoảng thời gian cần thiết để hoàn thành công việc này.
2. Thiết lập các ràng buộc phụ thuộc cho các công việc bằng cách nối kết các công việc có ràng buộc liên quan lại với nhau. Khi tạo các ràng buộc thì các ngày tháng bắt đầu và kết thúc của công việc phụ thuộc có thể
thay đổi và thậm chí đến cả ngày tháng bắt đầu và kết thúc của dự án cũng thay đổi.
3. Phân công các thành viên tham gia dự án cho các công việc.
4. Gantt Chart cho thấy tiến độ thực hiện công việc theo thời gian. Có thể
theo dõi tiến trình thực hiện của công việc bằng cách đối chiếu bản kế
hoạch với ngày tháng bắt đầu và kết thúc thực sự đi kèm với tỷ lệ hoàn thành của mỗi công việc (% complete).
5. Dùng đồ thị biểu diễn chi tiết các thông tin của các công việc.
6. Có thể ngắt các công việc ra làm nhiều giai đoạn và tái thực hiện lại sau một thời gian thích hợp.