0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Tổng quan về ngành phân bón của Việt Nam

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU PHÂN BÓN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN HÓA CHẤT CẦN THƠ SANG THỊ TRƯỜNG ASEAN (Trang 33 -33 )

3.1.1 Vài nét giới thiệu về ngành phân bón Việt Nam

3.1.1.1 Khái niệm phân bón và các loại phân bón chủ yếu ở Việt Nam

Phân bón là thức ăn của cây trồng, có vai trò quan trọng trong việc thâm canh, tăng năng suất, bảo vệ cây trồng và nâng cao độ phì nhiêu của đất. Phân bón bao gồm một hay nhiều dƣỡng chất cần thiết cho cây đƣợc phân thành 3 nhóm sau: đa lƣợng nhƣ Đạm (N), Lân (P), Kali (K); trung lƣợng nhƣ Canxi (Ca), Sunfua(S), Ma-nhê (Mg); vi lƣợng nhƣ Sắt (FE), Kẽm (Zn), Mangan (Mn), Bo (B), Đồng (Cu), Molupden (Mo), Clo (Cl)

Các sản phẩm phân bón đƣợc chia làm hai loại:

Phân hữu cơ: các loại phân có nguồn gốc là sản phẩm hữu cơ, nhƣ các loại phân chuồng, phân xanh, than lá cây trồng đƣợc dùng để bón ruộngẦ

Phân vô cơ hay phân hóa học là các yếu tố dinh dƣỡng dƣới dạng muối khoáng (vô cơ) thu đƣợc nhờ quá trình vật lắ, hóa học. Các loại phân vô cơ hiện nay có thể chia thành 4 nhóm chắnh:

 Phân đạm (phân có chứa nitơ): ỘNitơ (N), thành phần chắnh của đạm, là chất dinh dƣỡng thiết yếu cho sự sinh trƣởng và phát triển của cây. Lƣợng nitơ cung cấp cho cây sẽ quyết định sức tăng trƣởng, sức sống, màu sắc và năng suất cây trồngỢ (Yara Fertilizer Industry Handbook, 2012, trang 4). Dựa vào các dạng của nitơ mà phân đạm đƣợc chia thành nhiều nhóm với các tên phân bón khác nhau. Tại Việt Nam, phân đạm phổ biến qua 3 loại: Amoni sunfat (25,5% N), Ure (46 % N) và DAP (18 % N). Amoni sunfat (SA) đang đƣợc sử dụng ở Việt Nam là hoàn toàn nhập khẩu do nƣớc ta chƣa có cơ sở sản xuất SA. DAP thì với nhà máy DAP Đình Vũ (Hải Phòng) với công suất thiết kế 330.000 tấn/năm, có thể đáp ứng 50% nhu cầu nội địa. Về phân ure thì từ năm 2012 đã có 4 nhà máy sản xuất ure tại Việt Nam là Tổng công ty Phân bón và Hóa chất dầu khắ, nhà máy phân đạm Hà Bắc, nhà máy đạm Cà Mau và nhà máy đạm Ninh Bình với tổng công suất 2,36 triệu tấn, đáp ứng đủ nhu cầu phân ure trong nƣớc.

 Phân lân (phân có chứa photphat): ỘPhotpho (P) là nguyên tố cần thiết cho sự phát triển rễ giúp cây trồng chống chọi với hạn hán. Photpho cũng rất quan trọng cho sự sinh trƣởng và phát triển của cây nhƣ trong giai đoạn

22

nảy mầm và chắn quảỢ (Yara Fertilizer Industry Handbook, 2012, trang 4). Phân lân chủ yếu ở Việt Nam là supephotphat (14-16% P2O5) và phân lân nung chảy (FMP Ờ 16% P2O5). Ở Việt Nam hiện nay có một số công ty sản xuất phân lân là Công ty Cổ phần Supephotphat & Hóa chất Lâm Thao và Công ty Cổ phần Phân bón miền Nam, Công ty Cổ phần phân lân nung chảy Văn Điển, Công ty Cổ phần Phân lân Ninh Bình.

 Phân Kali (phân Clorua Kali, phân Sunphat Kali): ỘKali (K) là yếu tố chắnh giúp tăng trƣởng quá trình trao đổi chất trong cây trồng và cho sản lƣợng cao. Kali làm tăng khả năng chống chịu của cây trƣớc những tác động bên ngoài, bệnh tật và hạn hánỢ (Yara Fertilizer Industry Handbook, 2012, trang 4). HIện nay, Việt Nam phải phụ thuộc hoàn toàn vào phân Kali nhập khẩu.

 Phân hỗn hợp NPK: là những loại phân có chứa ắt nhất 2 dƣỡng chất. Hàm lƣợng dinh dƣỡng trong phân theo thứ tự N, P, K đƣợc tắnh theo nồng độ phần trăm. Ngoài ra, phân NPK còn có thể bổ sung thêm một vài nguyên tố trung vi lƣợng bổ sung cho cây trồng. Giá thành trung bình cũng nhƣ giá vốn của mỗi loại NPK phụ thuộc vào tỉ lệ N-P-K và các chất bổ sung khác.

3.1.1.2 Vai trò, vị trắ sản xuất và xuất khẩu phân bón

Đã từ lâu, thế giới biết đến Việt Nam nhƣ một đất nƣớc nông nghiệp với số thành tựu đạt đƣợc nhƣ đứng thứ nhất nhì thế giới về xuất khẩu gạo, hồ tiêu khả năng sản xuất cà phê và chất lƣợng cà phê đƣợc rất nhiều nƣớc đánh giá cao, hàng triệu tấn sắn và các sản phẩm từ sắn đƣợc xuất khẩu mỗi năm,Ầ Cho thấy rằng, tuy theo chủ trƣơng của Đảng đến 2020 Việt Nam sẽ trở thành nƣớc công nghiệp nhƣng vẫn không thể phủ nhận sự đóng góp quan trọng của ngành nông nghiệp cho an ninh lƣơng thực quốc gia và nguồn thu ngoại tệ cho đất nƣớc. Tồn tại nhiều yếu tố quyết định đến sản lƣợng sản xuất và giá trị cây trồng nhƣ thời tiết, giống cây, kĩ thuật trồng trọt,Ầnhƣng phân bón là yếu tố luôn luôn tồn tại trong hoạt động trồng trọt. Vì thế, ở Việt Nam, phân bón đƣợc xếp vào loại mặt hàng chiến lƣợc hết sức quan trọng. Tuy nhiên, với nhu cầu phân bón to lớn, khoảng 10 triệu tấn/năm nhƣng khả năng cung ứng của Việt Nam còn quá ắt nên một thời gian dài nƣớc ta phụ thuộc nhiều vào phân bón nhập khẩu. Vì thế, việc đầu tƣ sản xuất phân bón là một điều cấp thiết, vừa chủ động trong nguồn hàng và giá cả, vừa thu đƣợc lợi nhuận nhiều hơn cho các doanh nghiệp. Và gần đây, một tắn hiệu đáng mừng cho ngành phân bón Việt Nam là nƣớc ta đang dần dần có thể tự đáp ứng nhu cầu phân bón và

23

đẩy mạnh xuất khẩu; đến năm 2015 có thể đáp ứng đƣợc 80% nhu cầu phân bón cả nƣớc.

Nguồn cung phân bón chủ yếu của nƣớc ta tập trung vào 15 doanh nghiệp lớn, phần lớn thuộc 2 tập đoàn Vinachem và PVN

Bảng 3.1: Các doanh nghiệp sản xuất phân bón lớn của Việt Nam

Tập đoàn Tên công ty Sản phẩm

chủ lực

Công suất thiết kế (tấn/nãm) Vinachem Công ty CP phân lân Ninh Bình

Công ty CP phân bón miền Nam Công ty CP supephotphat và hóa chất Lâm Thao

Công ty Phân lân nung chảy Vãn Điển

Công ty CP phân bón Bình Điền Công ty CP phân bón & hóa chất Cần Thõ

Công ty phân đạm và hóa chất Hà Bắc Nhà máy đạm Ninh Bình Công ty DAP 1 FMP NPK Supephotphat NPK Supephotphat FMP NPK FMP NPK NPK NPK Ure Ure DAP 300.000 150.000 200.000 300.000 750.000 140.000 700.000 270.000 150.000 500.000 300.000 190.000 560.000 330.000 PVN Tổng công ty phân bón và hóa

chất dầu khắ Nhà máy đạm Cà Mau Ure Ure 800.000 800.000 Khác Tập đoàn quốc tế Nãm Sao

Baconco

Công ty CP Vật tý tổng hợp và phân bón hóa sinh

Công ty phân bón Việt Nhật

NPK NPK NPK 300.000 200.000 360.000 350.000

Nguồn: Vinachem, Company Data, 2012

3.1.2. Triển vọng ngành phân bón Việt Nam

Theo đánh giá của chuyên viên phân tắch Nguyễn Thị Hằng của Công ty Cổ phần chứng khóan Ngân hàng Công thƣơng (VietinbankSC) trong Báo cáo ngành Phân bón Việt Nam (2014) thì lợi nhuận của ngành dự kiến sẽ giảm bởi một số nguyên nhân. Thứ nhất, dƣ cung thị trƣờng, các công ty buộc phải

24

giảm giá bán để duy trì thị phần nếu các công ty này không tạo ra bất kì sự khác biệt gì trong chất lƣợng hay dịch vụ cung cấp. Cầu ổn định với giá bán giảm sẽ khiến lợi nhuận bị sụt giảm. Thứ hai, xu hƣớng giảm giá toàn cầu, các doanh nghiệp trong nƣớc sẽ thua kém các doanh nghiệp nƣớc ngoài cùng ngành nếu giá bán của họ cao hơn giá nhập khẩu. Khách hàng sẽ chọn mức giá tốt nhất trong số những nhà cung cấp. Thứ ba, xu hƣớng tăng giá đầu vào toàn cầu. Các doanh nghiệp sản xuất phân bón đƣợc trợ cấp bởi Chắnh phủ dƣới dạng mua nguyên liệu đầu vào với giá thấp hơn thị trƣờng. Tuy nhiên giá của những nguyên liệu này sẽ tăng lên mỗi năm theo lộ trình đƣợc đƣa ra của chắnh phủ.

Ngoài vấn đề tăng trƣởng lợi nhuận, doanh thu từ xuất khẩu sẽ đóng góp nhiều hơn vào tổng doanh thu của toàn ngành là triển vọng đƣợc mong đợi Theo VFA, nhờ vị trắ thuận lợi, Việt Nam có nhiều lợi thế thƣơng mại khi xuất khẩu sang các quốc gia lân cận. Chi phắ vận chuyển thấp cũng nhƣ nhu cầu phong phú từ các nƣớc Châu Á hứa hẹn tăng trƣởng doanh thu mạnh cho ngành phân bón Việt Nam. Hiện nay, hoạt động xuất khẩu chiếm dƣới 5% tổng doanh thu của ngành, song dự tắnh sẽ tăng lên và đạt từ 10% đến 15% trong những năm tiếp theo.

Bảo vệ môi trƣờng sẽ thúc đẩy nhu cầu đối với những loại phân bón thân thiện môi trƣờng, tức những phân bón chất lƣợng cao, giá bán cũng cao hơn những loại thông thƣờng. Và cuối cùng, tác giả đƣa ra nhận định về triển vọng ngành trong tƣơng lai đó là đầu tƣ vào sản xuất SA, phân Kali để thúc đẩy tiềm năng. Đầu tƣ hơn nữa vào một vài loại phân khúc nhƣ đạm, NPK hay lân không thể mang lại qui mô kinh tế hiệu quả nhất cho các công ty sản xuất phân bón. Vì vậy, sự đầu tƣ vào các sản phẩm mới để tối đa hóa sự đa dạng các sản phẩm phân bón và giảm thiểu hoạt động nhập khẩu phân bón.

3.2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN & HÓA CHẤT CẦN THƠ

3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

3.2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công Ty Cổ Phần Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ là đơn vị thành viên của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, đƣợc thành lập từ năm 1977, tiền thân là Nhà máy nghiền Apatit Hậu Giang, nằm trong khu Công nghiệp Trà Nóc Ờ Tp. Cần Thơ. Tọa lạc trên diện tắch hơn 8,5 ha có vị trắ địa lý thuận lợi cả hai mặt thuỷ/bộ, Công ty có một lợi thế rất lớn trong việc phát triển trở thành một trong những trung tâm sản xuất và phân phối các sản phẩm phân bón (nhãn hiệu Cò bay), hoá chất (bột giặt Pano, bột giặt Zeo), thức ăn gia súc, gia cầm,

25

thủy sản cho vùng ĐBSCL và khu vực các nƣớc lân cận thuộc khối ASEAN. Tên giao dịch và tên viết tắt của công ty là C.F.C (viết tắt của Cantho Fertilizer & Chemical Joint-stock Company) với giấy chứng nhận đăng kắ kinh doanh số 110331 DNNN.

Sau hơn 35 năm phát triển, đến nay, bằng hệ thống sản xuất công nghệ cao ỘCông nghệ sản xuất NPK tạo hạt bằng hơi nƣớcỢ, hệ thống quản lắ chất lƣợng ISO 9001:2008, hệ thống quản lắ môi trƣờng ISO 14001:2004 cùng đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm, địa thế thuận lợi, công ty Cổ phần Phân bón & Hóa chất Cần Thơ đã đạt tốc độ tăng trƣởng sản xuất kinh doanh 5 năm gần đây đạt 26% và thị trƣờng xuất khẩu ngày càng đa dạng nhƣ Campuchia, Malaysia, Philippines, Myanmar, Hàn Quốc và một số nƣớc Châu Phi.

Quá trình hình thành phát triển của Công ty Cổ phần Phân bón & Hóa chất Cần Thơ diễn biến qua 3 giai đoạn chắnh:

Giai đoạn 1977-1985: giai đoạn Công ty vừa sản xuất ngay khi có công trình hoàn thành, vừa đầu tƣ xây dựng các công trình mới. Bằng nguồn nguyên liệu trong nƣớc, Công ty tập trung sản xuất các sản phẩm nhƣ phân bón NPK, Super lân, Đất đèn, Bột nhẹ, hóa chất Calcium CarbonateẦ Công ty từng bƣớc hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh tế-chắnh trị của Tổng cục Hóa chất giao trong bối cảnh chung của nền kinh tế bao cấp.

Giai đoạn 1986-1995: Với những thay đổi của nền kinh tế, nhu cầu thị trƣờng bắt đầu có vai trò quyết định-hóa chất Calcium Carbonate khó cạnh tranh, nông dân hƣớng đến sản phẩm NPK có tổng dƣỡng chất cao hơn. Chắnh vì thế, Công ty chuyển hƣớng sản xuất theo yêu cầu thực tế của thị trƣờng. Đó là từ sản xuất Calcium Carbonate chuyển sang sản xuất bột giặt có năng suất 3.000 tấn/năm; đồng thời trên 13.000 tấn phân bón NPK có tổng dƣỡng chất cao.

Giai đoạn 1995 đến nay, Công ty tăng tốc đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh, theo chiến lƣợc phát triển của Công ty: Ộ Đổi mới công nghệ sản xuất, đồng thời áp dụng hệ thống quản lắ chất lƣợng quốc tế để có đƣợc sản phẩm tốt nhất, giá hợp lắ làm lợi thế cạnh tranh bằng sự khác biệt, lấy lợi ắch của doanh nghiệp, lợi ắch ngƣời lao động và lợi ắch của ngƣời tiêu dùng làm đòn bẩy để phát triển bền vữngỢ. Năm 2005, theo chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc, Công ty tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp thành Công ty Cổ phần Phân bón & Hóa chất Cần Thơ nhằm huy động thêm sức mạnh tạo đà phát triển vững chắc trong thời kì hội nhập quốc tế. Đến nay, công ty đã phát triển thêm 3 công ty thành viên là: xắ nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi, Công ty TNHH MTV Hữu cơ đậm đặc và Xắ nghiệp khai thác khoáng sản.

26

Trong hơn 30 năm hình thành và phát triển, qua nhiều giai đoạn lịch sử, và sứ mệnh lịch sử khác nhau, Công ty đã không ngừng vƣơn lên, từ việc cải tiến từ những sản phẩm chất lƣợng thấp ở thời bao cấp sang những sản phẩm chất lƣợng cao hơn ở thời mở cửa, và rồi đã mạnh dạn tiên phong đầu tƣ thay đổi thiết bị công nghệ hiện đại, để có thể cạnh tranh trong nền kinh tế thƣơng mại tự do. Chắnh vì thế, Công ty xứng đáng nhận đƣợc nhiều danh hiệu, chứng nhận và khen thƣởng từ Chắnh phủ, các Ban ngành và ngƣời tiêu dùng nhƣ: Huân chƣơng lao động hạng I, Chứng nhận chất lƣợng quốc gia do Chắnh phủ chứng nhận, phân bón hóa học Cò bay đạt danh hiệu hàng Việt Nam chất lƣợng cao do ngƣời tiêu dùng bình chọn, Giải thƣởng Sao Vàng Đất Việt, Cúp giải thƣởng sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam do Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam-Bộ Khoa học và Công nghệ cấp và trên 30 bằng/giấy khen tặng về các hoạt động xã hội.

Đây là logo phân bón Cò bay của công ty Cổ phần Phân bón & Hóa chất Cần Thơ với khẩu hiệu ỘPhân bón Cò bay , Tốt cây trồng Ờ Lợi nhà nôngỢ.

Nguồn: Phòng kinh doanh của C.F.C, 2010

Hình 3.1: Logo nhận diện sản phẩm của công ty Cổ phần Phân bón & Hóa chất Cần Thơ

3.2.1.2 Lĩnh vực hoạt động, tầm nhìn, sứ mệnh của công ty

* Lĩnh vực hoạt động

Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm: Phân NPK, phân bón hóa học, phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ đậm đặc, bột giặt, chất tẩy rửa, sản phẩm hóa chất, nguyên liệu sản xuất NPK, bột giặt. Sản xuất kinh doanh chất xử lý môi trƣờng, nuôi trồng thủy sản, thức ăn thủy sản, khai thác khoáng sản. (Hoạt động theo qui định của pháp luật).

Năng lực sản xuất phân NPK của công ty là 300.000 tấn/năm, phân hữu cơ 40.000 tấn/năm, bột giặt 20.000 tấn/năm, Silicat 5.000 tấn/năm, khai thác đá vôi 30.000 tấn/năm, Zeolite các loại 5.000 tấn/năm, thức ăn chăn nuôi 30.000 tấn/năm.

27

* Tầm nhìn CFC:

Trở thành vị trắ dẫn đầu về sáng tạo, chuyên nghiệp và phát triển trong ngành sản xuất kinh doanh phân bón Ờ hóa chất gia dụng, thức ăn chăn nuôi trên phạm vi Việt Nam và khu vực ASEAN.

* Sứ mệnh

Tạo ra Ộgiá trị khác biệtỢ vào sản phẩm với giá cả hợp lắ để mang nhiều lợi ắch, hài lòng hơn cho khách hàng.

Đảm bảo các lợi ắch hài hòa cho cổ đông và ngƣời lao động, chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng và môi trƣờng. Công nghệ sản xuất thân thiện môi trƣờng, sản phẩm an toàn. Là niềm tự hào Thƣơng hiệu Việt

* Phƣơng châm hoạt động

Không chỉ cung cấp sản phẩm, chúng tôi còn có những hoạt động hỗ trợ khách hàng và có trách nhiệm về sản phẩm của mình. Sẵn sàng đáp ứng đầy đủ, kịp thời mọi nhu cầu khách hàng, chọn lọc và trải thảm đỏ với khách hàng; đồng hành và chia sẻ.

3.2.1.3 Trình độ công nghệ, hệ thống quản lắ và đảm bảo chất lượng sản phẩm

Hai cột mốc quan trọng trong đổi mới công nghệ sản xuất của Công ty là năm 1998, Công ty đi tiên phong trong ngành phân bón Việt Nam sử dụng công nghệ cao trong sản xuất phân bón NPK- ỘTạo hạt bằng hơi nƣớcỢ (STEAM), mang lại ƣu thế cạnh tranh cho sản phẩm của Công ty. Đến năm 2005, với các dòng Ộsản phẩm giá trị gia tăngỢ - NPK Cò bay Hi-end và Hữu cơ vi sinh là một bƣớc đột phá trong ngành phân bón Việt Nam, hình ảnh Cò bay có vị trắ đặc biệt trong tâm trắ đối tác, khách hàng và công chúng.

Các sản phẩm đƣợc sản xuất bằng công nghệ STEAM cho thấy tắnh vƣợt trội về các chỉ số kỹ thuật :

 Chất lƣợng ổn định, không gây thất thoát nhiều đạm trong quá trình sấy

 Sản phẩm duy nhất chỉ có một màu đặc trƣng.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU PHÂN BÓN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN HÓA CHẤT CẦN THƠ SANG THỊ TRƯỜNG ASEAN (Trang 33 -33 )

×