Cơ cấu tổ chức của Tòa hành chính

Một phần của tài liệu Tòa hành chính - thiết chế cơ bản bảo vệ quyền công dân (Trang 48 - 49)

Ở nước ta hiện nay cơ quan xét xử hành chính không tổ chức thành toà hành chính độc lập mà là các toà chuyên trách trong hệ thống Tòa án nhân dân. Tại Điều 1 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 có quy định:

Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa án nhân dân địa phương, các Toà án quân sự và các Toà án khác do luật định là cơ quan xét xử của nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Toà án xét xử những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế, hành chính và giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật [39].

Như vậy, xét xử hành chính do Tòa án nhân dân các cấp sau thực hiện: Toà án nhân dân tối cao, Toà án nhân dân cấp tỉnh, Toà án nhân dân cấp huyện. Toà án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Khoản 2 Điều 18 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, có cơ cấu tổ chức xét xử hành chính Tòa án nhân dân tối cao gồm:

a. Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao;

b. Tòa án quân sự trung ương, Tòa án hình sự, Tòa dân sự, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa hành chính và các Tòa phúc thẩm tòa án nhân dân tối cao, trong trường hợp cần thiết Ủy ban thường vụ quốc hội thành lập các Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án tòa án nhân dân tối cao;

c.Bộ máy giúp việc [39].

- Và cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm có:

a. Ủy ban thẩm phán;

b. Tòa án hình sự, Tòa dân sự, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa hành chính và các Tòa phúc thẩm tòa án nhân dân tối cao, trong trường hợp cần thiết Ủy ban thường vụ quốc hội thành lập các Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án tòa án nhân dân tối cao;

c. Bộ máy giúp việc [39, Khoản 1 Điều 27].

Tòa án cấp huyện không thành lập Tòa hành chính chuyên trách mà chỉ có thẩm phán xem xét giải quyết các vụ án hành chính.

Một phần của tài liệu Tòa hành chính - thiết chế cơ bản bảo vệ quyền công dân (Trang 48 - 49)