Tòa hành chính là công cụ để công dân kiểm soát sự hoạt động của bộ máy nhà nước

Một phần của tài liệu Tòa hành chính - thiết chế cơ bản bảo vệ quyền công dân (Trang 30 - 33)

động của bộ máy nhà nước

Nếu xem xét trên phương diện dân chủ, Tòa hành chính là một cơ chế đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của công dân nhằm chống sự lạm quyền của cơ quan hành chính, thì trên phương diện pháp chế Tòa hành chính là một công cụ hữu hiệu để nhà nước kiểm soát sự hoạt động của bộ máy quản lý đảm bảo nhất quán trong trong việc thực hiện đường lối chính sách quyền lực chính trị.

Trong hệ thống chính trị, bộ máy nhà nước là là trung tâm, là xương sống của cả hệ thống; là công cụ chủ yếu có chức năng tổ chức quản lý, chỉ huy điều hành công vụ nhà nước; là bộ phận thực thi quyền lực. Bộ máy nhà nước là một thiết chế được tạo thành bởi một hệ thống các pháp nhân có thẩm

quyền, tổ chức, điều chỉnh mọi quan hệ xã hội và mọi hành vi của các tổ chức, công dân bằng các văn bản pháp quy dưới luật thuộc quyền lập quy của quyền hành pháp để thi hành các văn bản luật. Mục tiêu của nó là giữ gìn trật tự chung và phục vụ nhân dân một cách có hiệu quả. Bộ máy đó là sản phẩm của xã hội, phục vụ xã hội, nó nằm trong xã hội - một xã hội công dân. Vì vậy:

Không thể quan niệm nhà nước, bộ máy nhà nước, hệ thống hành chính nhà nước là một cái gì siêu xã hội, được tôn thờ thiêng liêng bất khả xâm phạm, một vùng cấm đối với xã hội, đối với công dân. Là sản phẩm của xã hội nên nền hành chính quốc gia phải được tổ chức và vận hành theo những yêu cầu của xã hội [47, tr. 53].

Trong công cuộc cải cách bộ máy nhà nước ta hiện nay, Đảng và nhà nước ta đã xác định phương hướng cải cách một nền hành chính, tổ chức bộ máy hành chính và quy chế hoạt động của nền hành chính, xây dựng và kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước.

Trong cải cách hành chính, Đảng và Nhà nước ta khẳng định phải thiết lập cơ quan tài phán hành chính. Điều này đã được thực hiện trên thực tế. Tòa hành chính là một bộ máy nhà nước, là tổ chức quyền lực nhà nước trong lĩnh vực xét xử. Tòa hành chính có chức năng xét xử về hành chính, giải quyết các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực quản lý hành chính giữa cơ quan, công dân, tổ chức với cơ quan hành chính và nhân viên trong bộ máy đó. Trong khi xét xử, Tòa hành chính có quyền và nghĩa vụ kiểm tra tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu kiện. Thông qua hoạt động xét xử của mình, Tòa hành chính sẽ góp phần làm cho bộ máy hành chính nhà nước nâng cao trách nhiệm, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quá trình quản lý hành chính, nâng cao trách nhiệm, bổn phận của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ. Bởi nếu không chính các cơ quan, cán bộ công chức đó cũng có thể trở thành bị đơn trong một vụ án hành chính. Xã hội ngày càng phát triển, trình độ dân trí ngày một nâng cao, có thể thấy, Tòa hành chính là phương thức đảm bảo pháp chế và kỷ luật trong nền hành chính nhà nước, là biện

pháp để người dân kiểm tra, giám sát hữu hiệu hoạt động của các cơ quan, cán bộ, công chức. Loại trừ những hiện tượng tiêu cực, cửa quyền, quan liêu trong bộ máy hành chính, góp phần xây dựng nền hành chính nhà nước trong sạch, vững mạnh, vận hành có hiệu quả đáp ứng ngày một tốt hơn các dịch vụ hành chính cho công dân.

Bên cạnh đó thông qua hoạt động của mình cũng như hệ thống tòa án chung Tòa hành chính góp phần tích cực trong việc giáo dục nâng cao ý thức pháp luật cho các nhân viên nhà nước cũng như mọi công dân, nâng cao tính tích cực chính trị của họ trong đấu tranh với những vi phạm pháp luật nói chung và các vi phạm pháp luật hành chính nói riêng để tăng cường sự kiểm soát của nhân dân đối với bộ máy hành chính nhà nước

Như vậy, vai trò của Toà án hành chính được thể hiện ở chỗ nó là công cụ có hiệu lực, không những có vai trò to lớn trong việc kiểm soát sự hoạt động của bộ máy nhà nước tạo lập và duy trì một chế độ kỷ cương, pháp chế nghiêm minh trong hoạt động của bản thân các cơ quan nhà nước mà còn góp phần to lớn vào việc đổi mới và hoàn thiện không ngừng nền hành chính quốc gia. Sự nghiệp quản lý nhà nước, quản lý xã hội không thể tiến hành một cách trôi chảy, có hiệu quả nếu bản thân nền hành chính quốc gia ở vào tình trạng yếu kém. Khái niệm về nền hành chính quốc gia chứa đựng trong nó nhiều nội dung, hoặc nói một cách khác là do nhiều nhân tố tạo thành như tổ chức bộ máy hành chính, quy chế, chế độ, trình tự, thủ tục hoạt động hành chính, chất lượng - trình độ, năng lực, phẩm chất của cán bộ, viên chức nhà nước…

Với vai trò là thiết chế cơ bản bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và một phương thức đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng một nền hành chính vững mạnh. Tòa hành chính là một thiết chế có ý nghĩa quan trọng trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền, "là cửa ải cuối cùng của sự hạn chế quyền lực nhà nước" [7, tr. 612]. Trong điều kiện hội

nhập với nền kinh tế quốc tế hiện nay, phong trào đấu tranh vì nhân quyền ngày càng phát triển thì một yêu cầu rất quan trọng đó là hoàn thiện hệ thống pháp luật và hệ thống cơ quan tư pháp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

của công dân, Vì vậy sự ra đời và hoạt động có hiệu quả của Tòa hành chính ngày càng có ý nghĩa quan trọng.

Một phần của tài liệu Tòa hành chính - thiết chế cơ bản bảo vệ quyền công dân (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)