MỘT SỐ Ý KIẾN GÓP PHẦN NÂNG CAO VAI TRÕ CỦA TOÀ ÁN HÀNH CHÍNH TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN CÔNG DÂN

Một phần của tài liệu Tòa hành chính - thiết chế cơ bản bảo vệ quyền công dân (Trang 72 - 73)

HÀNH CHÍNH TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN CÔNG DÂN

Luật Tố tụng hành chính được ban hành và có hiệu lực là một mốc son quan trọng đánh dấu một bước phát triển vượt bậc trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về tố tụng hành chính. Cụ thể

Thứ nhất, đây là lần đầu tiên hoạt động tố tụng hành chính được quy

định và điều chỉnh ở văn bản quy phạm pháp luật là luật. Cùng với Bộ luật tố tụng dân sự và Bộ luật tố tụng hình sự, Luật tố tụng hành chính đã góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật tố tụng ở nước ta. Như vậy, ba hoạt động tố tụng quan trọng là tố tụng dân sự, tố tụng hình sự, tố tụng hành chính đã được điều chỉnh ở văn bản luật. Việc này đã góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Thứ hai, việc ban hành Luật tố tụng hành chính đã khắc phục những

vướng mắc trong việc thi hành Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính trước đây, mặt khác nhằm tiếp tục phát huy những kết quả tích cực đã đạt được trong hoạt động tố tụng hành chính thời gian qua.

Thứ ba, Luật tố tụng hành chính được ban hành đã góp phần quan

trọng trong việc tăng cường bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Luật tố tụng hành chính quy định những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hành chính; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan; trình tự, thủ tục khởi kiện, giải quyết vụ án hành chính, thi hành án hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành chính. Như vậy, cá nhân, cơ quan, tổ chức khi không đồng ý với quyết định hành chính, hành vi hành chính (trừ một số lĩnh vực) thì có

quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính để đề nghị Tòa án giải quyết khiếu kiện hành chính. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể lựa chọn phương thức tư pháp, bên cạnh phương thức hành chính, để giải quyết khiếu kiện hành chính. Luật tố tụng hành chính cũng có nhiều quy định để tăng cường bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức như quy định về: những khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án; quyền khởi kiện vụ án hành chính; thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm; thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; thủ tục thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính, sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai để bảo đảm tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật…

Có thể thấy rằng quá trình đổi mới về cơ chế khiếu kiện hành chính, đã ngày càng hướng tới mục tiêu đảm bảo công lý hành chính cho mỗi người dân. Tuy nhiên, dù đã đạt được những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực lập pháp về tố tụng hành chính như đã nêu ở trên , nhưng hệ thống pháp luật về tố tụng hành chính cũng như hoạt động của Tòa án hành chính Việt Nam vẫn cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính vẫn còn những hạn chế cần được nghiên cứu để tiếp tục hoàn thiện bởi lẽ trên thực tế, so với nhiều nước trên thế giới, thì sự hình thành và phát triển của Tòa án hành chính Việt Nam vẫn còn khá non trẻ. Vì vậy, để Tòa hành chính phát huy được hết vai trò của mình trong việc bảo vệ quyền công dân thời gian, xin đưa ra một số giải pháp trên cơ sở khắc phục một số tồn tại để hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính của người dân như sau:

Một phần của tài liệu Tòa hành chính - thiết chế cơ bản bảo vệ quyền công dân (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)