Tòa hành chính là công cụ bảo vệ người dân trước sự xâm hại của cơ quan công quyền

Một phần của tài liệu Tòa hành chính - thiết chế cơ bản bảo vệ quyền công dân (Trang 25 - 28)

Trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa người lao động từ đối tượng bị đè nén, áp bức của quyền lực trở thành chủ thể của quyền lực, có quyền định đoạt quyền lực nhà nước. Nhà nước từ công cụ bạo lực kìm kẹp và trói buộc con người trong vòng áp bức trở thành công cụ phụng sự các giá trị nhân bản của con người. Chính vì vậy, đặc trưng cơ bản và bao trùm nhất trong mối quan hệ qua lại giữa nhà nước và công dân là: sự bình đẳng thực sự, sự tôn trọng lẫn nhau giữa bộ máy thực hiện công quyền và cá nhân. Sự gắn bó giữa nhà nước pháp quyền với cá nhân được thực hiện thông qua tác động qua lại với nhau trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau đã tạo cho cá nhân những khả năng to lớn để phát triển nhân cách và tự do. Đồng thời làm cho nhà nước không ngừng được củng cố và hoàn thiện. Mối quan hệ bình đẳng giữa nhà nước và công dân được xác định bởi bản chất thực sự dân chủ

của nhà nước. Điều 2 - Hiến pháp hiện hành quy định: "Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân và đội ngũ trí thức" [37]. Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nhà nước của dân, do dân bầu ra, người chủ Nhà nước là nhân dân; người cán bộ Nhà nước là do dân lựa chọn, được nhân dân ủy quyền là "công bộc"; làm cán bộ là "làm đầy tớ cho nhân dân, chứ không phải là làm quan cách mạng". Trong các cơ quan nhà nước, cán bộ vừa là lãnh đạo, vừa là người hướng dẫn của nhân dân. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam gắn bó mật thiết với nhân dân, phụng sự ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Mỗi một bước phát triển trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước là một bước tăng cường và mở rộng các quyền tự do dân chủ của nhân dân cả về số lượng, nội dung và cơ chế đảm bảo thực hiện các quyền đó. Đáp ứng yêu cầu, tiêu chí của nhà nước pháp quyền, sự đổi mới và hội nhập đất nước, hệ thống pháp luật của nước ta đã từng bước được hoàn thiện. Pháp luật quy định rộng rãi hơn những thiết chế dân chủ và những hình thức dân chủ của đời sống xã hội, mở rộng hơn các quyền tự do dân chủ của công dân, dân chủ hóa hoạt động tư pháp. Hệ thống tòa án trong bộ máy nhà nước với ý nghĩa là biểu tượng của công lý, có vai trò to lớn trong việc bảo đảm quyền và lợi ích của công dân. Trong nhà nước pháp quyền khi xảy ra các hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân từ phía cơ quan công quyền thì hành vi ấy "đáng bị xét xử một trăm lần" [23, tr. 66]. Bởi vì nhà nước pháp quyền hay còn gọi là quốc gia thượng pháp là nhà nước đảm bảo sự ngự trị của pháp luật, tổ chức và hoạt động của nhà nước phải tuân thủ pháp luật, mối quan hệ giữa công dân và nhà nước là bình đẳng "vì vậy, không có lý gì mà hành vi vi phạm pháp luật của công dân bị xét xử mà hành vi xâm phạm từ cơ quan nhà nước là kẻ thụ ủy đến người chủ của quyền lực lại được miễn trừ" [6, tr. 67]. Vấn đề đặt ra là ai sẽ bảo vệ công dân trong trường hợp này và sẽ bảo vệ như thế nào? Viêc thành lập Tòa hiến pháp ở Việt Nam là một vấn đề đang còn nhiều tranh luận. Do đó, trong một tương lai gần Tòa hiến pháp chưa thể thành lập ở nước ta. Vậy để bảo vệ quyền lợi

của mình chỉ có thể trông đợi vào thiết chế còn lại đó là Tòa hành chính. Với sự ra đời của Tòa hành chính người dân có thêm phương thức mới để bảo vệ quyền lợi của mình trước những hành vi hành chính, quyết định hành chính không hợp pháp của cơ quan nhà nước, của cán bộ, công chức nhà nước.

Nếu như trước đây, khi người dân cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình đang bị xâm phạm bởi các hành vi hành chính, quyết định hành chính của cơ quan nhà nước và cán bộ có chức vụ, thì mọi khiếu nại của họ đều giải quyết theo con đường hành chính, tức là các khiếu nại sẽ được giải quyết bởi chính các cơ quan đã ra quyết định bị khiếu nại hoặc cấp trên của cơ quan đó. Việc áp dụng cơ chế giải quyết này cũng có cơ sở khoa học của nó và trên thực tế cũng mang lại những kết quả nhất định. Tuy nhiên, việc tự thừa nhận sai lầm của mình, cán bộ thuộc quyền, của cấp dưới không phải là dễ dàng. Cơ chế giải quyết này chỉ phát huy ở nơi nào thực hiện tốt quy chế dân chủ, thủ trưởng cơ quan quan tâm đến việc tổ chức đối thoại, giải quyết khiếu nại trực tiếp đối với cán bộ, công chức. Do đó, trong nhiều năm qua, hoạt động giải quyết khiếu nại bằng con đường hành chính trên thực tế đã tỏ ra kém hiệu quả và thiếu dân chủ "người dân trong mối quan hệ đã vốn bất bình đẳng với cơ quan hành chính chỉ có quyền nộp đơn và chờ đợi, họ không có quyền tham gia vào quá trình giải quyết khiếu nại, không được thông báo công khai cách giải quyết lại càng yếu thế hơn. Họ chỉ trông chờ vào thiện chí của cơ quan nhà nước. Đã nhiều cơ quan, cán bộ coi việc giải quyết khiếu nại như một sự ban ơn" [5, tr. 19].

Kể từ khi Tòa hành chính được thành lập theo luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật tổ chức tòa án nhân dân ngày 28/10/1995, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính ngày 21/05/1996 và mới đây là Luật tố tụng hành chính, cơ chế giải quyết khiếu kiện bằng con đường tòa án bộc lộ những ưu điểm sau:

- Phương thức xét xử độc lập, chỉ tuân theo pháp luật, công khai nên các khiếu kiện hành chính sẽ được giải quyết nhanh chóng, khách quan;

- Việc giải quyết tại tòa theo một thủ tục tố tụng chặt chẽ do luật quy định, đảm bảo thực hiện công bằng, bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên đương sự;

- Pháp luật cũng quy định thời hạn bắt buộc phải giải quyết vụ án hành chính nên tránh được tình trạng đùn đẩy, kéo dài bắt người dân phải chờ;

- Việc quy định các nguyên tắc xét xử đảm bảo quyền lợi của công dân. Với tư cách là Toà án, các phán quyết của Toà án hành chính sau khi có hiệu lực pháp lý đều có giá trị như luật. Mọi cơ quan nhà nước, mọi cán bộ, nhân viên nhà nước phải tuân theo. Nguyên tắc này đã được ghi trong Điều 136 Hiến pháp năm 1992 của nước ta: "Các bản án và quyết định của Toà án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang và mọi công dân tôn trọng; những người và đơn vị hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành" [37].

Với những ưu điểm đó, việc giải quyết các khiếu kiện bằng con đường tòa án là một biện pháp hữu hiệu để người dân bản vệ quyền lợi của mình, tạo niềm tin ở công dân vào sự công minh chính xác của pháp luật. Như vậy, Toà án hành chính là công cụ bảo vệ nhân quyền và dân quyền của công dân có hiệu lực và kết quả cao trong đấu tranh chống và ngăn chặn các hành vi vi phạm của các cơ quan nhà nước và cán bộ, nhân viên nhà nước trong khi thi hành công vụ. "... Việc xét xử các hành vi của các quan chức nhà nước và của cả cơ quan hành pháp và lập pháp là cửa ải cuối cùng của sự han chế quyền lực nhà nước" [7, tr. 612].

1.2.3.2. Toà án hành chính là công cụ đấu tranh có hiệu quả trong việc nâng cao trình độ và năng lực quản lý xã hội của các cơ quan và cán

Một phần của tài liệu Tòa hành chính - thiết chế cơ bản bảo vệ quyền công dân (Trang 25 - 28)