Sự hạn chế trong nhận thức của công dân

Một phần của tài liệu Tòa hành chính - thiết chế cơ bản bảo vệ quyền công dân (Trang 61 - 62)

Trong tâm lý và truyền thống của người dân Việt Nam thì không thích và chưa có thói quen giải quyết tranh chấp bằng con đường Tòa án. Bởi trong chế độ phong kiến sau này là thực dân, Tòa án thường đối lập với người lao

động, nó chủ yếu bảo vệ lợi ích của giai cấp trên, vì thế Tòa án là nơi xa lạ với người dân. Vì vậy nói đến Tòa án người dân thường có tư tưởng "vô phúc đáo tụng đình".

Do đó, hoạt động xét xử hành chính còn là điều khá lạ lẫm đối với nhiều người. Nhiều trường hợp, khi có tranh chấp hành chính xảy ra và đủ điều kiện có thể khởi kiện vụ án hành chính ra toà án, nhưng người dân do tâm lý ngại "ra toà", ngại va chạm với cơ quan công quyền nên đã lựa chọn phương thức khiếu nại theo con đường hành chính mà không khởi kiện ra toà. Mặt khác, do chất lượng giải quyết tranh chấp hành chính tại toà án chưa cao, còn để xảy ra nhiều sai sót làm giảm lòng tin của nhân dân đối với hoạt động giải quyết tranh chấp hành chính, nên cũng ảnh hưởng tới số lượng người khởi kiện vụ án hành chính tại toà án. Bên cạnh đó, nhiều người có chức vụ, quyền hạn trong Cơ quan nhà nước có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu kiện có tâm lý sợ mất uy tín nếu xảy phải ra toà và trong nhiều trường hợp họ đã uỷ quyền cho cán bộ dưới quyền mình, nhưng không đủ thẩm quyền để thay mặt cơ quan nhà nước bị khiếu kiện tham gia phiên toà hành chính, gây khó khăn cho toà án trong việc giải quyết các vụ án hành chính.

Một phần của tài liệu Tòa hành chính - thiết chế cơ bản bảo vệ quyền công dân (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)