KẾT LUẬN CHƢƠNG

Một phần của tài liệu Tòa hành chính - thiết chế cơ bản bảo vệ quyền công dân (Trang 39 - 40)

Tòa hành chính là thiết chế cơ bản trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, pháp chế và kỷ luật trong hoạt động hành chính nhà nước, thể hiện tính chất dân chủ của chế độ xã hội chủ nghĩa, thể hiện sự phát triển trong nhận thức và thực tiễn về giải quyết khiếu kiện hành chính của nhà nước ta. Mối quan hệ giữa thiết chế Tòa án hành chính và các thiết chế bảo vệ quyền công dân khác là mối quan hệ giữa cái riêng, cái bộ phận với cái chung, cái toàn thể, được thể hiện qua hoạt động xét xử, thi hành án, do vậy, ngoài việc có vai trò bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân nói chung, vai trò Tòa án hành chính còn mang những đặc điểm riêng, đó là phương tiện thể chế hoá quan điểm của Đảng về giải quyết khiếu kiện hành chính bằng toà án, là phương tiện điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tố tụng hành chính, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân trước sự xâm hại của các quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật, qua đó bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong hoạt động hành chính nhà nước. Sự khởi đầu của một thiết chế dân chủ như Tòa hành chính còn gặp những khó khăn trở ngại nhất định nhưng chúng ta có thể khẳng định được là bên cạnh trình tự kiểm soát nhà nước từ bên trong, tức là từ chính các cơ quan nhà nước, thì trình tự kiểm soát hoạt động quản lý nhà nước từ phía các cơ quan tư pháp, các Tòa hành chính ngày càng thể hiện rõ hơn tính dân chủ và những ưu việt của mình. Vì vậy cần nghiên cứu pháp luật tố tụng hành chính, thực tiễn xét xử của một số nước có hoạt động xét xử hành chính phát triển trên thế giới nhằm rút ra những kinh nghiệm để vận dụng phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam nhằm nâng cao vai trò của Tòa hành chính ở Việt Nam hiện nay.

Chương 2

Một phần của tài liệu Tòa hành chính - thiết chế cơ bản bảo vệ quyền công dân (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)