của cải cách hành chính , cải cách tƣ pháp và xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hô ̣i chủ nghĩa
Đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, cải cách tư pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là một trong những yêu cầu hết sức cơ bản của việc nâng cao vai trò của pháp luật nói chung, pháp luật tố tụng hành chính nói riêng, bởi vì:
Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân là cách thức cơ bản để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm mọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Đó là nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, tăng cường pháp chế, xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi vi phạm pháp luật nhằm thực hiện và bảo vệ các quyền tự do, dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân, ngăn ngừa mọi sự tùy tiện, lạm quyền từ phía cơ quan nhà nước và cán bộ viên chức nhà nước, ngăn ngừa hiện tượng dân chủ cực đoan, vô kỷ luật kỷ cương, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động của nhà nước. Đó là nhà nước mà tất cả các cơ quan nhà nước, các tổ chức, kể cả tổ chức Đảng đều phải hoạt động theo pháp luật, tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước nhân dân về các hoạt động của mình. Mọi công dân đều có nghĩa vụ chấp hành Hiến pháp và pháp luật, phải sống và làm việc theo pháp luật.
Trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa công dân được bảo đảm mọi quyền tự do cơ bản, trong đó có quyền khiếu nại tố cáo, là cơ sở để nhân dân kiểm tra hoạt động của nhà nước, vì vậy việc đổi mới thể chế, xác định trách nhiệm của các cấp, các cơ quan, cán bộ công chức trong việcc giải quyết kịp thời khiếu nại của công dân là một trong những nội dung hết sức quan trọng của định hướng xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Do vậy, việc nâng cao vai trò của Tòa hành chính phải đặt trong yêu cầu cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Mục tiêu của chủ trương cải cách nền hành chính là nhằm xây dựng cho được một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh mà các Nghị quyết của Đảng đã đặt ra. Tòa hành chính phải là công cụ hữu hiệu để kiểm
tra, giám sát nhằm bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong hoạt động hành chính nhà nước, xây dựng bộ máy gọn nhẹ, thủ tục đơn giản, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Quán triệt tinh thần các Nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp, về các yêu cầu bình đẳng, công bằng, tính công khai, minh bạch trong hoạt động tư pháp, toà án xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, mọi vi phạm pháp luật đều phải được xử lý nghiêm minh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tôn trọng và bảo vệ quyền con người. Hoạt động của Tòa hành chính phải bảo đảm nguyên tắc độc lập xét xử, mọi công dân đều bình đẳng trong tố tụng, do vậy phải xác định mô hình tổ chức, nội dung thẩm quyền và đặt ra một trình tự tố tụng bảo đảm nguyên tắc độc lập xét xử, toà án phải thoát ra khỏi quan hệ hành chính mệnh lệnh phục tùng, quan hệ giữa bên kiện và bên bị kiện trong tố tụng phải là quan hệ bình đẳng, các quyết định, bản án của toà án về giải quyết vụ án hành chính phải có hiệu lực và nghiêm chỉnh thi hành.
Một đặc trưng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Tòa hành chính là phương tiện kiểm tra, giám sát hoạt động hành chính nhà nước, do vậy việc nâng cao vai trò của Tòa hành chính một mặt phải đáp ứng yêu cầu kiểm tra các hoạt động hành chính nhà nước, mặt khác phải bảo đảm cho hoạt động xét xử không làm cản trở hoặc làm chồng chéo chức năng, làm thay các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các hoạt động hành chính nhà nước.
3.1.4. Nâng cao vai trò của Tòa hành chính phải phù hợp với thực tiễn tố tu ̣ng hành chính và vận dụng có chọn lọc kinh nghiệm của nƣớc tiễn tố tu ̣ng hành chính và vận dụng có chọn lọc kinh nghiệm của nƣớc ngoài phù hợp với Việt Nam
Như chúng ta đã biết, việc xét xử các tranh chấp hành chính tại toà án thực chất là việc kế thừa và nâng cao lên một bước việc giải quyết các khiếu nại hành chính của công dân đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật, thể hiện ở việc các tranh chấp hành chính được giải quyết
bằng một hệ thống các cơ quan chuyên trách, xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, bằng một trình tự, thủ tục tư pháp chặt chẽ. Toà án nhân dân được giao nhiệm vụ xét xử các tranh chấp hành chính trên cơ sở quy định của pháp luật tố tụng hành chính đã được gần 15 năm, đòi hỏi chúng ta phải nhận ra phần nào những quy định hợp lý, không hợp lý trong xây dựng và thực hiện pháp luật tố tụng hành chính, đồng thời cũng phải xác định rõ hơn tính đặc thù của tố tụng hành chính so với các tố tụng tư pháp khác. Khái quát những kinh nghiệm thực tiễn mà chúng ta đã thu nhận được trong những năm qua, trên cơ sở đó sửa đổi, huỷ bỏ những quy định không phù hợp, bổ sung những quy định còn thiếu, làm cho Tòa hành chính phát huy hơn nữa vai trò của mình trên thực tế. Việc thiết lập cơ chế giải quyết tranh chấp hành chính bằng toà án phải thể hiện được tính hơn hẳn, bổ sung những khiếm khuyết của cơ chế giải quyết theo con đường hành chính, làm cho tố tụng hành chính được nhanh nhạy, chính xác và có hiệu lực thi hành án cao. Do vậy, việc nâng cao vai trò của pháp luật tố tụng hành chính phải trên cơ sở tổng kết thực tiễn hoạt động xét xử hành chính trong thời gian qua.
Vai trò của Tòa hành chính ngoài việc phụ thuộc vào các yếu tố như: sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật mà còn phụ thuộc vào ý thức pháp luật, đó là những yếu tố con người, yếu tố cơ sở vật chất, nó phụ thuộc vào việc có lựa chọn được những người có đủ năng lực, phẩm chất, chuyên môn nghiệp vụ làm công tác xét xử hành chính hay không, đồng thời cũng phụ thuộc với ý thức pháp luật, thói quen của người dân, nên việc nâng cao vai trò của Tòa hành chính phải có những bước đi, trình tự thích hợp, bảo đảm phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
Xét xử hành chính là một lĩnh vực mới ở Việt Nam, nhưng trên thế giới nó đã có lịch sử tồn tại gần hai trăm năm (điển hình là ở Pháp) và thực tiễn trên thế giới cũng tồn tại nhiều mô hình xét xử hành chính khác nhau, nên có nhiều những kinh nghiệm khác nhau về hoạt động xét xử hành chính. Chính vì thế, việc vận dụng kinh nghiệm của nước ngoài để nâng cao vai trò của Tòa hành chính là cần thiết, đòi hỏi chúng ta phải tiếp thu có chọn lọc những yếu tố hợp lý và vận dụng một cách thích hợp với điều kiện cụ thể của
nước ta, đặc biệt là các kinh nghiệm về tổ chức cơ quan xét xử hành chính, quy định về thẩm quyền xét xử của toà án hành chính, điều kiện thủ tục khởi kiện vụ án hành chính tại toà án, quy định nhằm bảo đảm sự bình đẳng của các đương sự trong tố tụng hành chính, bảo đảm thi hành án hành chính.