Vấn đề thi hành án chưa được thực hiện nghiêm túc, triệt để

Một phần của tài liệu Tòa hành chính - thiết chế cơ bản bảo vệ quyền công dân (Trang 63 - 65)

Trước khi Luật tố tụng hành chính 2010 được ban hành, Tòa hành chính xét xử theo các quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính. Tuy nhiê, Pháp lệnh chưa quy định thủ tục thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính mà mới chỉ quy định mang tính nguyên tắc: "Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật về vụ án hành chính phải được các cơ quan nhà nước, tổ chức và mọi người tôn trọng. Cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức có nghĩa vụ chấp hành bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật về vụ án hành chính phải nghiêm chỉnh chấp hành. Cơ quan nhà nước được giao nhiệm vụ thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính phải nghiêm chỉnh thi hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ đó". Thực tiễn cho thấy việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính chưa được đảm bản, nhiều bản án, quyết định của Tòa án không được thi hành hoặc thi hành không đúng và chưa giao cho cơ quan nào theo dõi mà thường do cơ quan cấp trên của cơ quan ra quyết định hành chính theo dõi, giám sát. Vì vậy, việc theo dõi, tổng hợp tình hình, tổng kết rút kinh nghiệm chưa được thực hiện.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Như vậy, qua thực tiễn xét xử các vụ án hành chính trong thời gian qua đã khẳng định vai trò to lớn của trình tự giải quyết khiếu kiện bằng con đường tòa án. Số lượng các vụ án được tòa thụ lý và giải quyết ngày càng nhiều, chất lượng ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, so với thực tế, các khiếu kiện xảy ra rất nhiều nhưng công dân khởi kiện ra tòa còn hạn chế, số

lượng vụ án hành chính đã thụ lý và giải quyết còn ít, chất lượng còn chưa cao. Đó là do cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Từ việc nghiên cứu thực trạng xét xử vụ án hành chính trong những năm qua cũng như thực trạng hệ thống pháp luật về Tòa hành chính đã đặt ra cho chúng ta một yêu cầu đó là tiếp tục tìm ra hạn chế, khó khăn, đổi mới Tòa hành chính để Tòa hành chính phát huy được vai trò của mình là một thiết chế cơ bản bảo vệ quyền công dân, đảm bảo pháp chế, góp phần xây dựng thành công nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chương 3

Một phần của tài liệu Tòa hành chính - thiết chế cơ bản bảo vệ quyền công dân (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)