Công ƣớc về sẵn sàng ứng phó và hợp tác chống ô nhiễm dầu năm 1990 (OPRC)

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam và các Công ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển (Trang 49 - 50)

Ô nhiễm do dầu thường để lại những hậu quả rất nghiêm trọng cả trước mắt và lâu dài. Việc khắc phục hậu quả rất khó khăn, việc ứng phó khi các sự cố liên quan đến dầu xảy ra cũng không hề đơn giản, bởi tính lan tràn nhanh và liên quan đến các vùng biển thuộc quyền tài phán của nhiều quốc gia. Do đó, khi xảy ra các sự cố lớn hoặc có các mối đe dọa do ô nhiễm dầu gây ra đòi hỏi sự hợp tác quốc tế, đòi hỏi các quốc gia phải sẵn sàng ứng phó trong đấu tranh chống ô nhiễm dầu như tên gọi của Công ước.

Mục tiêu của Công ước là giảm thiểu hậu quả của các sự cố ô nhiễm dầu lớn và thúc đẩy hợp tác quốc tế và sự trợ giúp lẫn nhau trong việc ứng phó với các sự cố ô nhiễm dầu lớn. Vì vậy, Công ước yêu cầu các quốc gia phải thiết lập hệ thống quốc gia ứng phó ngay lập tức và có hiệu quả các sự cố ô nhiễm dầu, trong đó có sự phân công trách nhiệm cho cơ quan, đơn vị cụ thể để ngăn ngừa, ứng phó với các sự cố. Công ước cũng đưa ra các tiêu chuẩn sẵn sàng ứng phó ô nhiễm dầu có tính bắt buộc cho tàu thuyền, các cảng, các thiết bị dẫn dầu và các thiết bị ngoài khơi. Ngoài ra, theo Công ước các quốc gia còn phải thiết lập hệ thống báo cáo các sự cố ô nhiễm dầu và nguy cơ ô nhiễm dầu và các quốc gia phải có nghĩa vụ trợ giúp, hợp tác quốc tế và khu vực để đấu tranh với các sự cố tràn dầu…

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam và các Công ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển (Trang 49 - 50)