Công ƣớc Marpol 73/78 về ngăn ngừa ô nhiễm biển do dầu gây ra

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam và các Công ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển (Trang 48 - 49)

gây ra

Công ước này được thông qua vào ngày 02/11/1973 tại London, được bổ sung bằng Nghị định thư 1978 về cấm và hạn chế thải chất gây ô nhiễm từ việc thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên. Vì vậy, Công ước thường được gọi tắt là Công ước Marpol 73/78. Công ước có hiệu lực năm 1983 và hàng năm đều được sửa đổi bổ sung.

Công ước gồm có 6 phụ lục và 2 Nghị định thư kèm theo. Mục tiêu của Công ước là kiểm soát, chế ngự và hạn chế tới mức thấp nhất việc thải các chất có hại xuống biển. Vì vậy, Công ước quy định nghiêm ngặt về ngăn ngừa ô nhiễm biển do dầu, các quy định về ngăn ngừa ô nhiễm biển do chất lỏng độc hại chở xô gây ra, các quy định về ngăn ngừa ô nhiễm biển do chất

độc hại đóng trong bao gói, ô nhiễm do nước thải, rác thải từ tàu và các quy định về ngăn ngừa ô nhiễm không khí từ tàu. Ngoài ra, Công ước còn có các quy định về các tiêu chuẩn cho tàu vận chuyển các chất độc hại đóng gói; quy định các tiêu chuẩn về đóng tàu để giảm thiểu mức độ tràn dầu và hóa chất xuống biển; quy định về thanh tra, giám sát, chế độ báo cáo sự cố liên quan đến dầu và các chất độc hại khác…

Đồng thời, Công ước cũng xác định các quyền hạn đối với các quốc gia mà tàu mang cờ, các quốc gia ven biển, các quốc gia có cảng biển và cũng xác định các nghĩa vụ đối với các quốc gia tham gia Công ước. Theo đó, các quốc gia mà tàu mang cờ có các quyền hạn như kiểm tra trang, thiết bị, kết cấu tàu có phù hợp với các tiêu chuẩn của Công ước và các giấy chứng nhận được cấp không và có quyền xử phạt nếu có vi phạm xảy ra. Các quốc gia có cảng và quốc gia ven biển có quyền kiểm tra các tàu nước ngoài khi đến cảng nước mình có đáp ứng các điều kiện, đòi hỏi của công ước, nếu không đáp ứng được các điều kiện hoặc không có các giấy chứng nhận hợp pháp các quốc gia có quyền áp dụng các biện pháp mà Công ước cho phép để đảm bảo tàu biển không đe dọa gây ô nhiễm môi trường biển…Bên cạnh các quyền hạn thì các quốc gia tham gia Công ước có nghĩa vụ hợp tác về kỹ thuật và phối hợp trong việc phát hiện các ô nhiễm, vi phạm, có nghĩa vụ thông tin khi xảy ra vi phạm và lắp đặt các thiết bị tiếp nhận theo quy định của Công ước.

Trong những năm gần đây, do sự phát triển của kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế nên số lượng tàu thuyền qua lại trên biển ngày càng nhiều, dẫn đến gia tăng ô nhiễm biển. Vì vậy, thực thi nghiêm ngặt các quy định của Công ước đối với các quốc gia thành viên cũng như các quốc gia không phải là thành viên có một ý nghĩa quan trọng trong việc phòng ngừa và giảm thiểu nguồn ô nhiễm này, bảo vệ và giữ gìn môi trường biển.

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam và các Công ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)