Công ƣớc về kiểm soát việc vận chuyển qua biên giới chất thải nguy hại và việc tiêu hủy chúng (Basel 1989)

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam và các Công ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển (Trang 50 - 52)

thải nguy hại và việc tiêu hủy chúng (Basel 1989)

Đây là Công ước điều chỉnh mọi hoạt động vận chuyển chất thải nguy hại giữa các quốc gia, trong đó có vận chuyển qua đường biển. Công ước này có hiệu lực vào năm 1992, Việt Nam là thành viên của Công ước Basel vào năm 1995.

Mục tiêu của Công ước là giảm thiểu việc sản sinh các chất thải nguy hại thông qua việc kiểm soát nghiêm ngặt việc vận chuyển qua biên giới các chất này và mọi việc nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh, tiêu hủy các chất thải nguy hiểm phải được tiến hành theo một phương thức hợp lý, đúng quy định.

Theo đó, Công ước quy định các quốc gia phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quốc tế liên quan đến bảo vệ môi trường, trong đó có môi trường biển và phải chịu trách nhiệm về vấn đề này trước luật pháp quốc tế; các quốc gia phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật và luật pháp để quản lý các chất thải nguy hại trong phạm vi lãnh thổ quốc gia mình, đề phòng ô nhiễm môi trường và khắc phục nhanh chóng hậu quả nếu xảy ra ô nhiễm để không ảnh hưởng tới sức khỏe con người và môi trường; các quốc gia phải đảm bảo việc đóng gói, dán nhãn và vận chuyển các chất thải nguy hại và các chất khác phù hợp với các quy tắc và tiêu chuẩn chung. Đồng thời, các quốc gia phải có nghĩa vụ hợp tác quốc tế trong việc quản lý, xuất nhập khẩu và vận chuyển, tiêu hủy các chất thải nguy hại.

Ngoài ra, Công ước còn đưa ra các nguyên tắc và phạm vi áp dụng Công ước để đảm bảo việc kiểm soát việc vận chuyển và tiêu hủy các chất thải nguy hại được thực hiện một cách nghiêm ngặt.

Trên đây là những công ước quốc tế quan trọng về bảo vệ môi trường biển, được nhiều quốc gia ủng hộ và tham gia. Ngoài ra, còn nhiều các công ước liên quan khác cũng không kém phần quan trọng. Các công ước này liên tục được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với đòi hỏi, yêu cầu của thực tiễn quốc tế. Điều này chứng tỏ luật quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường biển đang phát triển rất vững chắc và phát huy hiệu quả, góp phần phòng ngừa, giữ gìn và bảo vệ môi trường biển. Các quốc gia ngày càng nhận thức rõ ràng hơn về tính toàn cầu, tính quốc tế của vấn đề bảo vệ môi trường, trong đó có môi trường biển. Các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển ngày càng được các quốc gia quan tâm. Việc tham gia các công ước này là quyền tự do của các quốc gia, nhưng khi tham gia thì các quốc gia cần thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình. Việc tham gia các công ước này chính là cơ sở pháp lý để các quốc gia bảo vệ môi trường biển một cách tốt nhất. Tuy nhiên, việc tham gia công ước phụ thuộc vào năng lực, trình độ phát triển của mỗi

quốc gia; việc lựa chọn tham gia từng công ước tùy thuộc vào điều kiện, chính sách của từng quốc gia.

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam và các Công ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển (Trang 50 - 52)