TĂNG CƢỜNG GIA NHẬP CÁC CÔNG ƢỚC QUỐC TẾ VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG BIỂN

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam và các Công ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển (Trang 73 - 76)

MÔI TRƢỜNG BIỂN

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, sự phát triển kinh tế đã tạo sức ép đối với việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường trong phạm vi từng quốc gia nói riêng và toàn cầu

nói chung. Vì vậy, việc hợp tác về các vấn đề môi trường toàn cầu thông qua công cụ pháp luật với các điều ước quốc tế về môi trường là nhu cầu cần thiết đối với mỗi quốc gia.

Đối với Việt Nam, việc tham gia thực hiện các điều ước quốc tế về môi trường là yêu cầu quan trọng và cần thiết trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Sự tham gia này thể hiện mong muốn và quyết tâm của Việt Nam trong việc giải quyết các vấn đề về môi trường toàn cầu. Mặt khác, Việt Nam sẽ có cơ hội nhận được sự hỗ trợ quốc tế về kỹ thuật, tài chính góp phần bảo vệ và cải thiện môi trường trong nước, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững. Thực tế, các khoản viện trợ quốc tế cho lĩnh vực tài nguyên và môi trường trong hai thập kỷ qua đã góp phần đáng kể vào việc ban hành các chính sách và cải cách thể chế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Cụ thể là các dự án quốc tế tài trợ cho Việt Nam trong các hoạt động hỗ trợ hoàn thiện khung pháp lý về quản lý môi trường, cải cách về thể chế, đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng các yêu cầu quản lý môi trường và tài nguyên, đảm bảo sự phát triển bền vững ở Việt Nam trong những thập niên tới. Theo thống kê của UNDP, "trong tổng số tiền viện trợ dành cho phát triển giai đoạn 1999-2003

của 29 nhà tài trợ lớn cho Việt Nam có tới gần 70% số các nhà tài trợ dành cho môi trường từ 10-40% trong tổng số tiền tài trợ của mình" [25, tr. 7]. Tuy

nhiên, lĩnh vực bảo vệ môi trường biển như bảo tồn rừng ngập mặn và các vùng đất ngập nước; bảo tồn các hệ sinh thái biển và vùng ven biển; phát triển và khai thác thủy sản bền vững; quản lý tài nguyên nước; nâng cao nhận thức môi trường; thu thập thông tin dữ liệu về môi trường; giáo dục và đào tạo về môi trường; xây dựng và thực thi chính sách về môi trường…là lĩnh vực ít được các nhà tài trợ quan tâm. Do đó, trong thời gian tới Việt Nam càng cần có chính sách phù hợp để thu hút sự đầu tư vào lĩnh vực này, trong đó việc gia nhập các điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển cũng là một chính sách quan trọng và thực sự cần thiết.

Đồng thời, hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội tốt để gia tăng các sức ép môi trường đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dịch vụ. Buộc các doanh nghiệp phải cải thiện chất lượng môi trường trong sản xuất kinh doanh của mình để đáp ứng với các yêu cầu của nền kinh tế hội nhập. Mặt khác, ở góc độ nhà nước cũng phải hoàn thiện về khung pháp lý và thể chế trong lĩnh vực môi trường biển để đáp ứng được các đòi hỏi khắt khe của nền kinh tế hội nhập toàn cầu.

Việc tham gia các Công ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển trong tình hình hiện nay là điều cần thiết. Tuy nhiên, tham gia công ước nào cần phải cân nhắc, lựa chọn kỹ lưỡng, cần xem xét đến những lợi ích mà công ước đó mang lại cũng như xem xét đến khả năng của Việt Nam có đáp ứng, gánh vác được các nghĩa vụ mà công ước yêu cầu hay không? Cần phải có sự cân nhắc giữa những lợi ích và những bất lợi, khó khăn để có một quyết sách đúng đắn.

Xuất phát từ điều kiện kinh tế- xã hội, trình độ phát triển khoa học kỹ thuật của Việt Nam, cũng như diễn biến của vấn đề ô nhiễm môi trường biển, những vấn đề đang nảy sinh, những vướng mắc trong quá trình thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường biển Việt Nam và các công ước quốc tế về lĩnh vực này, Việt Nam có thể nghiên cứu để tham gia một số công ước như:

- Công ước quốc tế về trách nhiệm hình sự đối với thiệt hại do ô nhiễm dầu, 1969.

- Công ước quốc tế liên quan tới can thiệp vào các biểu vĩ độ cao trong trường hợp thiệt hại do ô nhiễm dầu, 1969.

- Công ước về phòng ngừa ô nhiễm biển do đổ chất thải và các chất khác, 1971.

- Công ước về phòng ngừa ô nhiễm biển do đổ chất thải và các chất khác, 1972.

- Công ước quốc tế về sự sẵn sàng, ứng phó và hợp tác đối với ô nhiễm dầu 1990 (OPRC).

- Công ước quốc tế về các hệ thống chống hà của tàu năm 2001 (AFS 2001) - Công ước quốc tế về kiểm soát và quản lý nước dằn và cặn nước dằn tàu năm 2004 (BWM 2004)

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam và các Công ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển (Trang 73 - 76)