SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG BIỂN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam và các Công ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển (Trang 68 - 73)

TRƢỜNG BIỂN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Có thể nói, pháp luật chính là một công cụ hiệu quả nhất, quan trọng nhất để giữ gìn và bảo vệ môi trường nói chung và môi trường biển nói riêng. Pháp luật thể hiện sự nhận thức, thể hiện sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Trong thời gian qua, pháp luật bảo vệ môi trường biển Việt Nam cũng đã phát huy và góp phần bảo vệ môi trường biển Việt Nam. Tuy vậy, quá trình thực thi đã nảy sinh nhiều bất cập và khó khăn như đã phân tích ở trên. Xuất phát từ tính cấp thiết của việc bảo vệ môi trường biển trong tình hình hiện nay đối với sự phát triển bền vững của đất nước và đối với sự sống của con người. Cùng với sự hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay đòi hỏi Việt Nam phải hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật bảo vệ môi trường nói riêng.

Trên bình diện quốc gia và phạm vi thế giới, đều có luật pháp để thực hiện bảo vệ và gìn giữ môi trường biển chống ô nhiễm. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia trong ngành hàng hải và môi trường đều băn khoăn là luật pháp về môi trường biển của nước ta hiện nay vẫn chưa thật đầy đủ và hoàn chỉnh đúng với vị thế của một quốc gia đang phát triển để trở thành một nước mạnh về biển trong khu vực, nhất là ở lĩnh vực bảo vệ và gìn giữ môi trường biển. Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường biển là một đòi hỏi cấp bách về cả lí luận và thực tiễn.

Tuy nhiên, việc hoàn thiện pháp luật về lĩnh vực bảo vệ môi trường cần đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau:

Thứ nhất, pháp luật bảo vệ môi trường biển cần thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế biển với bảo vệ, giữ gìn môi trường biển.

Thứ hai, pháp luật bảo vệ môi trường biển cần được hoàn thiện theo

hướng kiểm soát và quản lí tổng hợp biển.

Thứ ba, hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường biển cần xuất phát từ

thực trạng môi trường và tài nguyên biển, thực trạng về cơ sở hạ tầng và trình độ phát triển của Việt Nam, đồng thời tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế.

Thứ tư, pháp luật bảo vệ môi trường biển cần được hoàn thiện theo

hướng không xâm phạm quyền lợi hợp pháp của các quốc gia khác về tài nguyên và môi trường biển cũng như các hoạt động trên biển và cần thể hiện nội dung qui định của pháp luật quốc tế và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Thứ năm, việc hoàn thiện pháp luật cần được tiến hành đồng bộ với

các biện pháp về hành chính, về kinh tế, về khoa học công nghệ, về tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức và ý thức của người dân...

Trên cơ sở đó xin đưa ra một số kiến nghị cụ thể sau:

* Hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường biển

- Pháp luật bảo vệ môi trường biển Việt Nam chưa đưa ra được định nghĩa rõ ràng và cụ thể về môi trường biển và ô nhiễm môi trường biển. Để quản lý biển và bảo vệ môi trường biển tốt hơn, Việt Nam cần có nghiên cứu chuyên sâu và hoàn thiện kịp thời bất cập này.

- Pháp luật bảo vệ môi trường biển Việt Nam cần bổ sung và hoàn thiện các quy định về quy chuẩn kỹ thuật, đánh giá tác động môi trường, các quy định về bảo vệ môi trường biển trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch…gắn liền với biển.

- Cần bổ sung, ban hành các tiêu chuẩn về môi trường biển Việt Nam để tạo thuận lợi cho việc quản lý và thực thi pháp luật bảo vệ môi trường biển trong thực tiễn.

- Cần bổ sung các quy định về phòng ngừa và khắc phục sự cố môi trường biển, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường biển như: các quy định về nguyên tắc trong phòng ngừa và khắc phục sự cố; quy định trách nhiệm cụ thể của cơ quan có thẩm quyền và trách nhiệm của các chủ thể khác đối với việc phòng ngừa và khắc phục sự cố môi trường biển…Hiện tại, về vấn đề này, pháp luật môi trường còn đang thiếu nhiều quy định về trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân, đặc biệt là trách nhiệm của người dân địa phương nơi xảy ra sự cố. Việc xã hội hóa công tác khắc phục và xử lí hậu quả của sự cố môi trường, đặc biệt trong lĩnh vực môi trường biển sẽ góp phần tích cực vào việc giảm thiểu các hậu quả do sự cố này gây ra...

- Bổ sung và hoàn thiện các quy định về kiểm soát ô nhiễm và quản lý các loại chất thải, khí thải như ban hành các qui định pháp luật cũng như các cơ quan quản lí nhà nước đối với việc quản lí chất lượng nước thải và dầu thải ra từ tàu tại cảng biển…

- Bổ sung và hoàn thiện các quy định về bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên biển. Trong đó, cần giải quyết vấn đề chồng chéo, thiếu nhất quán, đồng bộ giữa các cơ quan quản lý, giữa các bộ ngành có liên quan; cần đảm bảo tính thống nhất giữa Luật Bảo vệ môi trường và các luật về tài nguyên…

- Cần sửa đổi, bổ sung các luật hình sự, dân sự, luật hành chính, luật thanh tra, luật hàng hải, dầu khí… về các quy định về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm nhằm tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho các cơ quan có thẩm quyền có thể chủ động và linh hoạt trong công tác thanh tra, kiểm tra, xử phạt hành chính, xét xử tội phạm môi trường…Tăng cường hiệu lực, hiệu quả của việc chấp hành pháp luật, thực thi các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với công tác bảo vệ môi trường biển; sửa đổi các quy định còn tồn tại về thời hiệu xử phạt, về mức xử phạt, về thẩm quyền xử phạt, về hoạt động giám sát sau xử phạt hành chính về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển; nội dung bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả và phục hồi môi trường do ô nhiễm dầu cần phải

được luật hóa một cách chi tiết đối với việc áp dụng trách nhiệm dân sự về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong các hoạt động như hoạt động hàng hải…

- Cần có cơ chế thực thi hiệu quả Luật Biển Việt Nam năm 2012 và cần phải có qui định Lực lượng giám sát tổng hợp tài nguyên biển là lực lượng thực thi pháp luật-giám sát tổng hợp trên các vùng biển Việt Nam.

- Luật bảo vệ môi trường biển Việt Nam và các văn bản liên quan đến bảo vệ môi trường biển, phòng chống ô nhiễm biển đều ít có quy định cụ thể về hợp tác chung với các quốc gia trong khu vực để ngăn ngừa, hạn chế và kiểm soát các nguồn ô nhiễm xuyên biên giới. Luật Việt Nam cũng chưa có các quy định dành quyền áp dụng các biện pháp tự vệ bảo vệ môi trường biển của mình trên cơ sở tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia- nơi các mối đe dọa và thiệt hại tiềm ẩn về môi trường biển xuất phát.

- Cần hoàn thiện khung thể chế quản lý biển, bởi có quản lý tốt thì mới mang lại kết quả tốt. Đây cũng là bài học kinh nghiệm Việt Nam nên học tập các nước trên thế giới như Canada, Nhật Bản, Trung Quốc…Các nước này đều có chính sách quản lý biển rất hiệu quả. Chúng ta cần thành lập một cơ quan đầu mối về chính sách biển tập trung vào việc điều phối chính sách biển, giám sát quá trình kế hoạch phân vùng biển, xây dựng các chương trình, kế hoạch thực thi chính sách biển quốc gia, nghiên cứu biển liên quan đến phát triển và thực thi chính sách biển…

* Các giải pháp khác:

Để bảo vệ và gìn giữ môi trường biển trong lành, đảm bảo sự phát triển bền vững ngoài việc sử dụng công cụ pháp luật, Việt Nam cần sử dụng hiệu quả các công cụ khác và các giải pháp khác như:

- Để giải quyết vấn đề ô nhiễm biển có nguồn gốc từ biển và từ đất liền, cần nhiều chương trình hành động nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường nghiêm trọng với các điểm, khu vực, vùng bị ô nhiễm và

suy thoái nặng đã được triển khai; việc ứng phó, khắc phục sự cố môi trường, thiên tai trên biển và vùng ven biển, bảo vệ và cải thiện môi trường các khu vực trọng điểm tại các vùng biển cũng tích cực được tiến hành; công tác phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm đối với các hoạt động du lịch, hàng hải; khoan, thăm dò, khai thác, vận chuyển dầu khí; khai thác khoáng sản; đánh bắt, nuôi trồng thủy sản; thải đổ bùn nạo vét luồng giao thông thủy, công trình biển…cũng cần được ưu tiên chú trọng.

- Cần có cơ chế thúc đẩy, tăng cường sự tham gia và phối hợp của các bên liên quan trong việc đưa ra các chương trình liên quan đến vùng ven biển và cân bằng giữa các nhóm cạnh tranh về lợi ích ở vùng ven biển. Xây dựng nhiều chương trình lớn về quản lý đới bờ để giải quyết vấn đề ô nhiễm biển rộng rãi nhằm duy trì tính nguyên vẹn của hệ sinh thái vùng bờ thông qua công tác bảo tồn và bảo vệ, khuyến khích sử dụng bền vững các tài nguyên biển và ven bờ.

- Trong bối cảnh nhu cầu quản lý và phát triển bền vững môi trường biển ngày càng trở nên cấp thiết, cách tiếp cận quản lý sinh thái được xem là nguyên tắc cơ bản của chính sách biển quốc gia các nước như Úc, Mĩ, Canada… và Việt Nam có thể áp dụng chính sách này.

- Khu bảo tồn biển cần được xây dựng nhằm để bảo vệ và giữ gìn tính đa dạng sinh học, tài nguyên thiên nhiên và các giá trị văn hóa của biển, qua đó cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường biển.

- Chú trọng các giải pháp bảo đảm sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư ven biển để giảm thiểu áp lực đối với nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường biển.

- Đẩy mạnh điều tra, khảo sát, quan trắc, nghiên cứu về tài nguyên, môi trường biển để sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển. Các số liệu điều tra sẽ cung cấp những thông tin quan trọng, giúp công tác

hoạch định chính sách biển có hiệu quả cao, hướng tới mục tiêu sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển.

- Tăng cường xây dựng, quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu về tài nguyên

môi trường biển.

- Tăng cường giáo dục, đào tạo phát triển nguồn nhân lực biển phục công tác điều tra, nghiên cứu và quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường biển.

- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư cho các dự án để khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo theo quy định của pháp luật.

- Cần nâng cao nhận thức cộng đồng dân cư về biển để khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia trên biển; khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo; khuyến khích các tổ chức, cá nhân chủ động, tích cực tham gia các hình thức tuyên truyền trong cộng đồng về việc thực hiện chính sách, pháp luật quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về biển, không ngừng thúc đẩy hợp tác quốc tế song phương và đa phương về biển, các lĩnh vực chủ yếu liên quan đó là thúc đẩy khoa học kĩ thuật biển, điều tra biển, cứu nạn trên biển, phòng tránh thảm họa, kiểm soát tội phạm trên biển, đào tạo nguồn nhân lực cho các lĩnh vực liên quan đến biển…

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam và các Công ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)