Phát triển làng nghề góp phần nâng cao đời sống văn

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề trong kinh tế nông thôn ở tỉnh Thái Bình Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 30 - 31)

thần của nhân dân

Không chỉ góp phần phát triển kinh tế, về mặt xã hội, làng nghề cũng có những đóng góp không nhỏ. Phát triển kinh tế làng nghề có một vai trò quan trọng đối với sự ổn định kinhtế xã hội, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân. Xuất phát từ việc có việc làm, tăng thu nhập, làng nghề hạn chế những tệ nạn xã hội, ổn định an ninh trật tự khu vực. Xã hội ổn định là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Người nông dân có việc làm ngay tại trên quê hương bản quán của mình sẽ chuyên tâm làm ăn, xây dựng làng xóm. Nhất là đối với lớp thanh niên, khi thiếu việc làm thường xuất hiện tư tưởng thoát ly, tìm việc làm trên thành phố. Lượng người di cư ra thành phố hàng năm vốn là một bài toán khó cho các cấp lãnh đạo khu vực đô thị. Số người này không có trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa thấp, chủ yếu kiếm việc lao động phổ thông. Họ không có chỗ ở ổn định, không chịu sự quản lý của chủ lao động nào và là nguy cơ về tệ nạn xã hội. Làng nghề phát triển tạo ra việc làm cho người dân, thực hiện “Ly nông bất ly hương” đem lại cho người dân một cơ hội làm giàu trên mảnh đất mình sinh sống và làm giảm đi gánh nặng cũng như sức ép cho đô thị. Việc phát triển kinh tế làng nghề góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho dân cư. Khi nghề nghiệp đã phát triển, người thợ có thể sống bằng nghề nghiệp của mình, khi đó, nghề nghiệp chính là cái gốc của đời sống, là cội nguồn của những giá trị văn hóa tinh thần tác động đến tâm lý, tình cảm, phong tục tập quán lề lối làm việc làm cho đặc trưng văn hóa về các nghề nghiệp mang đậm nét ở những nơi đó. Các sản phẩm tạo ra mang đậm nét văn hóa làm phong phú thêm đời sống cho người dân địa phương. Trong các làng nghề truyền thống thường có phong tục thờ ông tổ nghề và có ngày hội làng, hội nghề. Đây là một nét văn hóa riêng độc đáo của người Việt Nam. Qua các làng nghề ta có thể hiểu thêm được văn hóa nghề, văn hóa sống của con người Việt Nam.

Việc phát triển kinh tế làng nghề có vai trò đóng góp một phần trong việc

làng nghề, bản thân nó cũng là một tác phẩm nghệ thuật. Nó vượt qua giá trị hàng hóa đơn thuần để trở thành di sản hay biểu tượng truyền thống văn hóa của làng xã hay dùng. Nghề truyền thống được duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác, được lưu truyền và bảo tồn cho con cháu dân tộc Việt Nam. Thực hiện điều này chính là bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.

Tóm lại, việc phát triển và khôi phục làng nghề có những tác động tích cực đến quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, tạo thêm những điều kiện cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn như phát triển cơ sở hạ tầng, văn hóa, y tế, giáo dục, nâng cao đời sống dân cư nông thôn. Ngược lại, công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn lại tạo điều kiện để làng nghề có cơ hội phát triển nhanh hơn, có khả năng để cơ giới hóa và hiện đại hóa.

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề trong kinh tế nông thôn ở tỉnh Thái Bình Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)