Đổi mới tổ chức sản xuất trong các làng nghề

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề trong kinh tế nông thôn ở tỉnh Thái Bình Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 104 - 105)

Cần thúc đẩy sự liên kết có hiệu quả giữa các doanh nghiệp lớn với các doanh nghiệp nhỏ và vừa và với hàng loạt các doanh nghiệp cực nhỏ (hộ gia đình) ở các làng nghề. Từ đó tạo ra những mối liên hệ mất thiết trong các doanh nghiệp sản xuất trong làng nghề, thúc đẩy sự lớn dần lên của các doanh nghiệp làng nghề, đủ sức cạnh tranh với thị trường trong nước và sức ép của toàn cầu hoá.

Sự hợp tác liên kết giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa với doanh nghiệp lớn và với hàng loạt các doanh nghiệp cực nhỏ trong mô hình phát triển hình tháp sẽ có tác dụng khắc phục thế bất lợi của các doanh nghiệp, tạo nên sức mạnh tổng hợp của khối doanh nghiệp. Sơ đồ khối liên kết hình tháp có đỉnh là một hoặc một số doanh nghiệp lớn ở thành thị hoặc ở các khu công nghiệp tập trung, hoặc ở vùng làng nghề có ảnh hưởng lớn trong tỉnh đóng vai trò trung tâm. Dưới nó là một số khá nhiều các doanh nghiệp nhỏ và vừa làm vệ tinh cấp I hoặc II, dưới đáy là hàng loạt các doanh nghiệp cực nhỏ (hộ gia đình) làm vệ tinh cấp III hoặc IV… của khối liên kết.

Sự liên kết hợp tác đó tạo khả năng phối kết hợp bằng nhiều hình thức giữa các doanh nghiệp nhằm giải quyết đầu vào hoặc đầu ra, trong đó thông qua việc cho thuê lại các hợp đồng (thực hiện hợp đồng phụ, đặt hàng gia công, bao tiêu sản phẩm) hướng dẫn chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp lớn đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cực nhỏ.

Đồng thời, nó còn làm tạo lập và tăng cường vốn, thông qua các hình thức liên doanh hùn vốn, thành lập các công ty cổ phần, cho vay bằng tín chấp, bảo lãnh tín dụng lẫn nhau và mua bán hàng hoá thanh toán chậm.

Để thực hiện được điều này, vai trò của các hiệp hội nghề nghiệp, của Hội các doanh nghiệp nhỏ và vừa là vô cùng cần thiết, nó như những sợi dây gắn kết

giữa những tổ chức bé nhỏ, rời rạc thành một khối gắn kết chặt chẽ. Khuyến khích, tạo cơ chế cho các hiệp hội được thành lập quỹ tín dụng chung và bảo lãnh vay vốn ở ngân hàng, đồng thời xây dựng các chương trình liên kết, đỡ đầu của các doanh nghiệp nhà nước lớn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các hộ gia đình ở nông thôn. Từng bước thành lập các công ty lớn, hoạt động theo kiểu tập đoàn kinh tế, bao gồm nhiều doanh nghiệp trong cùng một ngành hoặc đa ngành.

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề trong kinh tế nông thôn ở tỉnh Thái Bình Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 104 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)