Gắn phát triển làng nghề với việc giải quyết các vấn đề

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề trong kinh tế nông thôn ở tỉnh Thái Bình Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 107 - 108)

trong làng nghề và tại địa phương

Để làng nghề phát triển theo hướng bền vững phải đặc biệt quan tâm đến các vấn đề xã hội. Nhằm thực hiện được mục tiêu làng nghề phát triển bền vững phải chú trọng đảm bảo tốt cả điều kiện sống của người lao động, đảm bảo môi trường văn hoá - xã hội hài hoà không những cho bản thân làng nghề mà đối với cả địa phương có làng nghề đó. Để gắn phát triển làng nghề với việc giải quyết các vấn đề xã hội trong làng nghề và tại địa phương cần thực hiện một số giải pháp sau:

Một là, thực sự quan tâm đến những lợi ích chính đáng, hợp lý của người lao động. Thực tế cho thấy, lực lượng quyết định đối với sự vận hành và nhằm

đạt được những mục tiêu của từng cơ sở sản xuất cũng như của toàn bộ làng nghề chính là người lao động. Người lao động có những nhu cầu trước mắt và lâu dài, có những nhu cầu cá nhân và có những nhu cầu cộng đồng, có nhu cầu kinh tế và nhu cầu xã hội. Để đáp ứng nhu cầu hợp lý, chính đáng của người lao động cần có sự phối hợp giữa nhà sản xuất cũng như sự quan tâm của chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể tại địa phương.

Hai là, vận động, khuyến khích các chủ cơ sở sản xuất làng nghề tham gia vào các hoạt động văn hoá và công tác xã hội tại địa phương. Coi đây là một trong những giải pháp quan trọng để các cơ sở sản xuất trong làng nghề thực sự gắn bó với chính quyền và nhân dân làng nghề và địa phương.

Ba là,cần tiếp tục đầu tư cho hệ thống giáo dục các cấp ở địa phương, đầu tư cho kết cấu hạ tầng của các trường học, xây dựng các trung tâm học tập cộng đồng ở các thôn, làng… Cần kết hợp cả đào tạo nghề với giáo dục và đào tạo về văn hoá trong các làng nghề, coi đây là động lực quan trọng cho sự phát triển của làng nghề và địa phương trong tương lai.

Bốn là, thường xuyên tổ chức các sinh hoạt văn hoá, hoạt động thể thao trong cộng đồng làng nghề và địa phương nhằm tạo ra nét văn hoá trong sản xuất và đời sống trong làng nghề và địa phương.

Năm là, tiếp tục phát triển hệ thống y tế tại địa phương nhằm đảm bảo sức khoẻ và vệ sinh cộng đồng, vừa khuyến khích vừa bắt buộc các cơ sở sản xuất làng nghề khám, chữa bệnh định kỳ cho người lao động.

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề trong kinh tế nông thôn ở tỉnh Thái Bình Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 107 - 108)