Số lượng các làng nghề ngày càng tăng lên

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề trong kinh tế nông thôn ở tỉnh Thái Bình Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 44 - 45)

Vào những năm 1986 - 1987, các ngành nghề Thái Bình mà đặc biệt là ngành nghề truyền thống đạt đến đỉnh cao của sự phát triển. Trong thời gian này, thị trường Đông Âu và Liên Xô (cũ) có nhu cầu lớn các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Hàng loạt các tổ chức kinh doanh, đơn vị thu mua và xuất khẩu ra đời trên toàn tỉnh. Sản xuất kinh doanh lúc này đã thu hút rất lớn số lao động chuyên nghề và không chuyên đủ mọi lứa tuổi, số thợ làm nghề tăng lên rất nhiều…

Vào đầu những năm 90, khi không còn thị trường Đông Âu và Liên Xô (cũ), hàng sản xuất ra không tiêu thụ được nên ở nhiều làng nghề sản xuất bị sa sút, thậm chí có nơi rơi vào tình trạng bế tắc.

Từ năm 1993, khi thị trường xuất khẩu các hàng thủ công mỹ nghệ bắt đầu chuyển hướng sang các nước: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Thái Lan, Singapo… các làng nghề có điều kiện phát triển cả về quy mô và số lượng như các nghề gốm, chạm khắc gỗ, sơn mài, chế biến cói…

Nhận thức rõ vai trò, vị trí của việc phát triển nghề, làng nghề trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh, Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVI (2001) đã coi việc phát triển nghề và làng nghề là một trong năm trọng tâm tạo bước đột phá tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Ngày 5 tháng 6 năm 2001, Ban thường vụ Tỉnh uỷ Thái Bình đã ra Nghị quyết 01/NQ-TU về phát triển nghề, làng nghề. Nghị quyết 01 ra đời đã đáp ứng được

nguyện vọng của nhân dân nên đã nhanh chóng đi vào cuộc sống và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà trước mắt là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của tỉnh. Có thể nhìn thấy sự phát triển rất nhanh về mặt số lượng của làng nghề tỉnh Thái Bình qua bảng 2.2.1 sau:

Bảng 2.2.1. Sự phát triển làng nghề qua các năm Huyện

Thành phố

Số làng nghề

Năm 1998 Năm 2001 Năm 2006 Năm 2008

Thái Bình 1 2 4 9 Vũ Thư 11 16 19 26 Kiến Xương 14 21 25 37 Tiền Hải 14 20 25 28 Đông Hưng 8 13 16 24 Hưng Hà 16 31 32 38 Quỳnh Phụ 11 14 21 28 Thái Thụy 7 15 20 26 Tổng 82 132 162 216 Nguồn: Tổng hợp từ các nguồn [44], [54], [55], [59]

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề trong kinh tế nông thôn ở tỉnh Thái Bình Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 44 - 45)