Từ nghiên cứu kinh nghiệm phát triển làng nghề trong kinh tế nông thôn ở một số tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng có một số điều kiện tương đồng với Thái Bình; để phát triển làng nghề trong kinh tế nông thôn tỉnh Thái Bình cần vận dụng những bài học kinh nghiệm sau:
Một là, phát triển làng nghề, ngành nghề gắn với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn.
Trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, thương mại hóa ở các địa phương đã có lúc làm cho nét độc đáo, tinh xảo của các làng nghề bị phai nhạt, lu mờ. Nhưng với cách nhìn nhận mới, các địa phương đã chú trọng và coi làng nghề là một bộ phận của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn. Do vậy, khi phát triển làng nghề cần kết hợp kỹ thuật thủ công với công nghệ hiện đại tùy điều kiện cơ sở vật chất của mỗi địa phương mà áp dụng công nghệ cổ truyền hay công nghệ hiện đại, hay áp dụng vào từng khâu, từng công đoạn của quá trình sản xuất. Đồng thời tổ chức các cơ sở sản xuất gần vùng nguyên liệu và đặt tại làng xã có truyền thống để tiện cho việc phát triển sản xuất, giao lưu hàng hóa.
Hai là, chú trọng đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực ở nông thôn, giải quyết việc làm tại chỗ.
Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực ở nông thôn có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp phát triển của làng nghề. Vì thế các địa phương đều chú ý đầu tư cho giáo dục và đào tạo tay nghề cho người lao động để họ tiếp thu được kỹ thuật tiên tiến. Bởi vì, việc hình thành một đội ngũ lao động có tay nghề cao là rất quan trọng. Nếu thiếu yếu tố này thì việc tiếp thu khoa học công nghệ sẽ không thành công như mong đợi. Nhìn chung các địa phương đều triệt để sử dụng những phương pháp huấn luyện tay nghề cho người lao động như: bồi dưỡng tại chỗ, bồi dưỡng tập trung, bồi dưỡng ngắn hạn theo phương châm thiếu gì huấn luyện nấy. Xúc tiến thành lập các trung tâm, các viện nghiên cứu để đào tạo một cách có hệ thống mà các cơ sở sản xuất hoặc các địa phương có nhu cầu. Để đào tạo và bồi dưỡng tay nghề cho người lao động, các địa phương cũng rất chú ý đến kinh nghiệm thực tiễn, tức là mời những nghệ nhân, những nhà kinh doanh, những nhà quản lý có kinh nghiệm trong các làng nghề để báo cáo một số chuyên đề tập huấn hoặc mang sản phẩm đi triển lãm, trao đổi.
Ba là, nâng cao vai trò của nhà nước trong việc giúp đỡ, hỗ trợ về tài chính cho làng nghề phát triển sản xuất kinh doanh.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh của làng nghề, Nhà nước và lãnh đạo các địa phương rất quan tâm, có nhiều chủ trương, chính sách đề cập đến vấn đề phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề. Trong đó, chủ trương hỗ trợ về tài chính, tín dụng đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của làng nghề. Sự hỗ trợ tài chính, vốn của Nhà nước được thông qua các dự án cấp vốn, bù lãi suất ngân hàng, hoặc bù giá đầu ra cho người sản xuất. Thông qua sự hỗ trợ giúp đỡ này mà các làng nghề lựa chọn kỹ thuật gắn với lựa chọn hướng sản xuất. Nhà nước tạo điều kiện cho ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và các cơ sở sản xuất - kinh doanh trong làng nghề đổi mới công nghệ mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa và sức cạnh tranh trên thị trường.
Bốn là, Nhà nước có chính sách thuế và thị trường phù hợp để thúc đẩy làng nghề phát triển.
Đi đôi với việc hỗ trợ tài chính, tín dụng là chính sách thuế và thị trường của Nhà nước để khuyến khích làng nghề, ngành nghề truyền thống phát triển. Bởi vì, chính sách thuế được coi như phương tiện để kích thích sự phát triển của làng nghề và đóng vai trò thúc đẩy tiến bộ xã hội; còn thị trường là điều kiện tốt nhất cho sự tồn tại của mỗi đơn vị sản xuất trong làng nghề. Thị trường không chỉ là nơi mua bán vật tư, nguyên liệu và sản phẩm của làng nghề mà còn có những ý kiến cố vấn kỹ thuật, các dịch vụ và nhiều thông tin quý giá.
Năm là, khuyến khích sự kết hợp giữa công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp và trung tâm công nghiệp với làng nghề.
Sự kết hợp giữa công nghiệp với tiểu thủ công nghiệp và trung tâm công nghiệp với làng nghề là thể hiện sự phân công hợp tác lao động thông qua sự hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau, nhất là các vấn đề lựa chọn kỹ thuật và lựa chọn hướng sản xuất. Để tạo dựng cho mối quan hệ này, ở hầu hết các địa phương đều thiết lập chương trình kết hợp giữa các trung tâm công nghiệp với làng nghề.
Sáu là, bảo vệ môi trường của làng nghề.
Môi trường các làng nghề cũng là môi trường sống của cư dân trong làng. Vì vậy, phát triển sản xuất mà gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường là trực tiếp làm tổn hại đến sức khỏe và thiệt hại về kinh tế đối với bản thân những người sản xuất, gia đình và láng giềng của họ. Để đảm bảo các mục tiêu về bảo vệ môi trường cần xây dựng, bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường ở các làng nghề. Tập trung hoàn thành một số văn bản như các văn bản qui định về lập, kiểm tra và xét duyệt các đề án qui hoạch làng nghề, xây dựng và ban hành "Qui định về bảo vệ môi trường tại các làng nghề", xây dựng các tiêu chuẩn về môi trường như tiêu chuẩn về nước thải, khí thải, tiếng ồn... cho làng nghề. Phát triển làng nghề gắn với hoạt động văn hóa, du lịch vừa đảm bảo cho môi trường làng nghề và địa phương, vừa bảo tồn và quảng bá được hình ảnh của nghề.
Tóm lại, từ sự phân tích trên có thể rút ra một số kết luận sau:
- Làng nghề là những làng ở nông thôn có các ngành nghề phi nông nghiệp, chiếm ưu thế về số hộ, số lao động và tỷ trọng thu nhập so với nghề nông.
- Những đặc điểm về điều kiện địa lý tự nhiên, điều kiện về các nguồn lực, yếu tố thị trường, chính sách của Nhà nước là những nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới quá trình hình thành, phát triển của các làng nghề.
- Làng nghề có vai trò quan trọng trong giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội ở nông thôn như: chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo,… góp phần thực hiện thành công công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Quá trình phát triển kinh tế nông thôn và sự phát triển làng nghề có mối quan hệ qua lại ngày càng đa dạng và chặt chẽ trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
- Nam Định và Bắc Ninh là những tỉnh tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng có một số điều kiện tương đồng với Thái Bình, các tỉnh này đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển làng nghề. Vì vậy, tham khảo kinh nghiệm phát triển làng nghề của tỉnh Nam Định và Bắc Ninh là cần thiết đối với quá trình nghiên cứu về phát triển làng nghề trong kinh tế nông thôn ở tỉnh Thái Bình.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRONG KINH TẾ NÔNG THÔN Ở TỈNH THÁI BÌNH
2.1. Môi trƣờng phát triển làng nghề ở tỉnh Thái Bình
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Thái Bình là tỉnh đồng bằng châu thổ sông Hồng; phía Bắc giáp Hải Phòng, phía Nam giáp Nam Định, phía Tây giáp Hưng Yên và Hải Dương, phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ (biển Đông). Trung tâm của tỉnh là Thành phố Thái Bình, cách Hà Nội 100km. Tỉnh có 1 thành phố, 7 huyện.
Thái Bình được bao bọc bởi các con sông lớn và biển cả, đó là: sông Hồng, sông Hóa, sông Luộc và biển Đông; là tỉnh duy nhất không có đồi núi, đất đai màu mỡ, phì nhiêu rất thuận tiện cho việc phát triển nguyên liệu phục vụ cho sản xuất của các làng nghề, đặc biệt là công nghiệp chế biến.
Trước đây, Thái Bình được ví như "một ốc đảo", nhưng từ năm 2000 đến nay sau khi dự án quốc lộ 10 và quốc lộ 39 được nâng cấp thì Thái Bình trở thành tỉnh có mạng lưới giao thông thủy bộ khá phát triển. Tuyến quốc lộ 10 đã nối Thái Bình với Nam Định - Ninh Bình, Hải Phòng - Quảng Ninh; tuyến quốc lộ 39 đã nối Thái Bình với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ; với Hà Nội và các tỉnh phía Bắc; cảng Diêm Điền được đầu tư trở thành một trong những cảng lớn của quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao lưu kinh tế biển; các con sông lớn bao quanh tỉnh, tạo điều kiện cho giao thông đường sông phát triển. Hệ thống giao thông ngày càng phát triển đã tạo điều kiện cho sự phát triển của các làng nghề trong việc tiêu thụ sản phẩm cũng như nhu cầu về nguyên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất cho các làng nghề.
Nhìn chung, Thái Bình là một tỉnh nghèo về tài nguyên khoáng sản điều này là một trở ngại khá lớn trong việc cung cấp nguồn nguyên liệu cho rất nhiều nghề thủ công và các làng nghề trong tỉnh. Thái Bình có bờ biển dài xấp xỉ 50
km, nước biển lại có độ mặn cao hơn so với các vùng khác nên đã tạo thuận lợi cho nghề muối (diêm nghiệp) và nghề chế biến thủy, hải sản phát triển.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Tính đặc thù nổi bật của nền kinh tế Thái Bình là sản xuất thuần nông, công nghiệp nhỏ bé lạc hậu, dịch vụ thương mại chậm phát triển.
Xét về mặt lịch sử xã hội, Thái Bình mang đậm những nét đẹp văn hóa dân cư đồng bằng châu thổ sông Hồng, lại vừa mang sắc thái văn hóa riêng. Thái Bình là miền đất giàu truyền thống yêu nước, con người Thái Bình lao động cần cù, sáng tạo, quật cường trong đấu tranh, luôn đi đầu với cái mới và rất nhạy bén với cái mới. Từ lịch sử, truyền thống và con người ấy đã tạo nên những nghề cổ truyền, độc đáo và những nghệ nhân, những người thợ tài hoa trong các làng nghề.
Những năm qua, nền kinh tế của Thái Bình đã có những chuyển biến tích cực. Tốc độ tăng trưởng (GDP) liên tục tăng lên qua các năm.
Bảng 2.1.1. Tốc độ tăng trƣởng GDP của Thái Bình qua các năm
Năm 2004 2005 2006 2007 2008 GDP 5.132 tỷ đồng 5.431 tỷ đồng 5.988 tỷ đồng 6.455 tỷ đồng 7.146,7 tỷ đồng Tốc độ tăng trƣởng 7,4% 5,72% 10,25% 7,8% 10,56% Nguồn: Tổng hợp từ các nguồn: [48], [49], [50], [51], [52], [53]
Dân số Thái Bình khoảng 1.860.000 người; trong đó, dân số nông thôn là 1.723.000 người, chiếm 92,63%, dân số thành thị là 137.000 người, chiếm 7,37%; mật độ dân số 1.203 người/ km². Số người trong độ tuổi lao động khoảng 1.100.000 người, chiếm 59,13% dân số. Lao động Thái Bình có trình độ văn hóa khá cao, tỷ lệ tốt nghiệp tiểu học trở lên là trên 96%, tỷ lệ lao động qua đào tạo chuyên môn khoảng 30%. Với lực lượng lao động trẻ, có trình độ văn hóa khá cao này là một lợi thế rất lớn của Thái Bình trong việc phát triển nghề và làng nghề trong suốt thời gian qua và trong tương lai.
2.1.3. Truyền thống làng nghề của tỉnh
Nghề và làng nghề đã tồn tại, phát triển ở Thái Bình nói riêng và cả nước nói chung từ hàng nghìn năm nay, luôn đi cùng với lịch sử phát triển của nước ta. Nó có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đặc biệt ở khu vực nông thôn, trong tiến trình đổi mới và phát triển, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thì đây là mắt xích đột phá để đầu tư khoa học, công nghệ để phát triển nông thôn hiện đại.
Theo các tài liệu lịch sử, các địa danh cũng như các di tích lịch sử để lại thì ngay từ thế kỷ thứ nhất đã xuất hiện nghề dệt ở Thái Bình, các thế kỷ tiếp theo vào đời Trần đã có các nghề rèn, đúc, khảm trai, sơn mài, đan lát mây tre. v.v. Cũng theo tài liệu lịch sử để lại thì ngay từ cuối thế kỷ thứ X nghề dệt chiếu
Hình 2.1.1. Tốc độ tăng trưởng GDP của Thái Bình qua các năm
7.4 5.72 10.25 7.8 10.56 0 2 4 6 8 10 12 2004 2005 2006 2007 2008năm %
đã thịnh hành ở Thái Bình, nghề chạm bạc Đồng Xâm đã xuất hiện từ thế kỷ XVII (1680).
Ngược dòng lịch sử, theo một số tài liệu của Pháp để lại, thì vào cuối năm 1941 ở 5 huyện (Kiến Xương, Đông Hưng, Tiền Hải, Vũ Thư, Hưng Hà) đã có 65 cơ sở dệt tơ lụa với 750 thợ lành nghề, chiếm 10% số thợ lành nghề của cả vùng Bắc Bộ lúc bấy giờ. Trong số các làng nghề ở Thái Bình, có nhiều làng nổi tiếng được cả nước biết đến như dệt Phương La (Hưng Hà), Bộ La (Vũ Thư), Đọ (Đông Hưng), Ngọc Đường (Kiến Xương), Vân Tràng (Thái Thuỵ) … Đặc biệt như nghề dệt chiếu ở làng Hải Triều (Tân Lễ, Hưng Hà), và từ làng này đã phát triển nghề dệt chiếu ở nhiều nơi trong tỉnh với nhiều mẫu mã khác nhau. Nhiều tài liệu còn ghi chép làng Hới và thợ làng Hới đã một thời là trung tâm buôn bán, trao đổi sản xuất của nghề chiếu. Tại làng Hải Triều (thuộc Tân Lễ, Hưng Hà ngày nay), vào đầu thế kỷ XX người Hoa đã về đây lập ra hai cơ sở dệt chiếu đó là cơ sở Vạn Sinh và cơ sở Minh Ký. Với hai cơ sở này lúc bấy giờ đã thu hút 2500 hộ tham gia, mỗi năm làm ra 12.000-15.000 lá chiếu, số chiếu làm ra phần lớn được mang về Trung Quốc tiêu thụ. Song dưới chế độ phong kiến, việc truyền nghề, dạy nghề đã bị ràng buộc bởi lệ làng, phép nước, sự giao lưu hàng hóa thu hẹp, thị trường tiêu thụ chậm, sản xuất dạng tự cung tự cấp… Vì vậy, việc các làng nghề sản xuất nhỏ, ít ảnh hưởng đến môi trường sống. Mặt khác, lúc bấy giờ mật độ dân số thưa, đời sống còn đói khổ, chỉ tập trung vào giải quyết cái ăn, cái mặc và trình độ dân trí thấp nên mọi người không quan tâm đến điều kiện môi trường sống.
Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ XVI (2001) xác định: Phát triển nghề, làng nghề là một trong năm trọng tâm phát triển kinh tế của tỉnh trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã có Nghị quyết 01 về phát triển nghề, làng nghề của tỉnh. Đến nay toàn tỉnh đã có 216 làng nghề, với hàng trăm nghề, nhiều làng nghề truyền thống được khôi phục và phát triển; hình thành được 131 doanh nghiệp trong các làng nghề để cung cấp nguyên liệu, mẫu mã, hướng dẫn kỹ thuật, thu mua sản phẩm trong làng nghề, giải quyết việc làm cho 157.600 lao động nông thôn, thu nhập bình quân lao
động làng nghề đạt 400.000-500.000 đ/người/tháng; góp phần cải thiện đời sống nhân dân và ổn định xã hội.
Có thể nói, truyền thống của các làng nghề Thái Bình là một bộ phận không thể thiếu được của văn hóa dân gian, là tài sản vốn quý to lớn của đất và người Thái Bình. Với truyền thống lâu đời đó, cùng với sự quan tâm của các cấp ủy, Đảng, chính quyền hiện nay là điều kiện thuận lợi lớn cho sự phát triển các làng nghề của tỉnh theo hướng bền vững, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Thái Bình.
2.2. Tình hình phát triển làng nghề trong kinh tế nông thôn ở tỉnh Thái Bình Thái Bình
2.2.1. Số lượng các làng nghề ngày càng tăng lên
Vào những năm 1986 - 1987, các ngành nghề Thái Bình mà đặc biệt là ngành nghề truyền thống đạt đến đỉnh cao của sự phát triển. Trong thời gian này,