Quan điểm phát triển làng nghề trong kinh tế nông thôn ở tỉnh

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề trong kinh tế nông thôn ở tỉnh Thái Bình Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 87)

3.1. Quan điểm phát triển làng nghề trong kinh tế nông thôn ở tỉnh Thái Bình Thái Bình

Một là, phát triển làng nghề phải góp phần thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thái Bình

Lịch sử ghi nhận tiểu thủ công nghiệp đã cùng nông nghiệp bảo đảm mọi nhu cầu đời sống của dân tộc từ buổi bình minh dựng nước đến nay. Những sản phẩm của ngành nghề truyền thống là bằng chứng về nền văn hoá, văn minh của dân tộc Việt Nam, dấu ấn vinh quang của lịch sử bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước. Việc xây dựng một nền công nghiệp của đất nước không thể thiếu vị trí của tiểu thủ công nghiệp. Ngay ở những nước công nghiệp tiên tiến như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật... vẫn hết sức coi trọng tiểu thủ công nghiệp và tồn tại với tỷ lệ khá cao. Chúng ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhất là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nên phát triển làng nghề phải chú ý đến việc kết hợp giữa kỹ thuật thủ công và công nghệ mới, giữa truyền thống và hiện đại, giữa tăng trưởng và bảo đảm các vấn đề xã hội, giữa kinh tế và môi trường. Phát triển làng nghề phải góp phần sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn giải quyết tốt vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn ở nước ta hiện nay.

Hai là, phát triển làng nghề ở Thái Bình nhằm giải quyết tốt hơn vấn đề việc làm và phân công lao động theo phương châm “ly nông, bất ly hương”.

Tỉnh Thái Bình là một tỉnh nông nghiệp có đến 90% dân cư sống ở khu vực nông thôn và chiếm đến trên 80% số lao động. Với mật độ dân số đông, bình quân trên đầu người thấp, thời gian nông nhàn quá lớn và tình trạng lực lượng lao động nông thôn ra các thành phố tìm kiếm việc làm ngày càng nhiều đang là

những vấn đề bức xúc hiện nay. Vì vậy, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở Thái Bình là một yêu cầu cần thiết hiện nay.

Việc chuyển lao động nông nghiệp sang các hoạt động phi nông nghiệp theo quan điểm “ly nông, bất ly hương” là phương thức kết hợp phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội hợp lý. Bởi vậy, thúc đẩy phát triển làng nghề theo hướng bền vững phải quan tam sử dụng nguồn lao động ở nông thôn và thực hiện phương châm “ly nông, bất ly hương” ở Thái Bình.

Ba là, phát triển làng nghề ở Thái Bình phải quán triệt quan điểm kết hợp yếu tố truyền thống với hiện đại, kết hợp phát triển tuần tự với rút ngắn nhảy vọt.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong các làng nghề là những bước đổi mới trang thiết bị, ứng dụng rộng rãi công nghệ mới, nhưng phải bảo đảm nguyên tắc kết hợp chặt chẽ với công nghệ truyền thống, để vừa nâng cao được năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, vừa đảm bảo giữ nguyên được tính chất truyền thống và giá trị của các loại sản phẩm đặc thù. Trong những điều kiện hoàn cảnh về không gian và thời gian nhất định, không phải tất thảy đều hoàn toàn phát triển theo lôgíc tiến hoá tuần tự, mà có thể phát triển rút ngắn nhảy vọt để đạt tới trình độ ở những giai đoạn sau một cách nhanh nhất. Điều quan trọng là phải biết lựa chọn những công nghệ kỹ thuật tiến bộ phù hợp để áp dụng vào làng nghề.

Bốn là, phát triển làng nghề ở Thái Bình phải quán triệt quan điểm kết hợp phát triển kinh tế với xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và xây dựng nông thôn mới.

Phát triển kinh tế luôn luôn là mục tiêu hàng đầu của mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước hiện nay. Việc khôi phục, bảo tồn, phát triển các làng nghề cũng không nằm ngoài mục tiêu ấy. Trong quá trình đó, việc gìn giữ các giá trị văn hoá của làng nghề, bảo vệ, tôn tạo các di tích, cảnh quan của các làng nghề cổ và phát triển các phong tục tập quán tốt đẹp trong các làng nghề là một phần không thể thiếu dược.

Cùng với sự phát triển của các làng nghề cả nước nói chung và ở Thái Bình nói riêng hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái trong nhiều làng

nghề ngày càng ở mức nghiêm trọng. Việc khôi phục, bảo tồn, phát triển các làng nghề sẽ trở nên mất ý nghĩa nếu môi trường sống ở đó bị phá huỷ, ô nhiễm nặng nề, gây tác hại nghiêm trọng đến sức khoẻ và đời sống dân cư và thế hệ mai sau. Bởi vậy, việc bảo tồn và phát triển các làng nghề cần phải có kế hoạch và biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái.

3.2. Phƣơng hƣớng và mục tiêu phát triển làng nghề trong kinh tế nông thôn ở tỉnh Thái Bình

3.2.1. Phương hướng phát triển làng nghề

- Đối với làng nghề truyền thống: Duy trì và tạo điều kiện để hỗ trợ các làng nghề truyền thống phát triển. Kết hợp giữa mô hình sản xuất tập trung và mô hình sản xuất phân tán tại các hộ gia đình. Có những chính sách phù hợp để duy trì, phát triển làng nghề truyền thống, đặc biệt là chính sách đối với nghệ nhân, thợ giỏi; chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, xử lý môi trường.

- Đối với các làng nghề khác: Củng cố những làng nghề hiện có, tạo điều kiện cho làng nghề phát triển. Chú trọng khôi phục những làng nghề trước đây bị mai một hoặc kém phát triển; phấn đấu có thêm nhiều làng nghề mới.

- Du nhập nghề mới: Chủ động, tích cực tìm kiếm thêm nhiều nghề phù hợp với điều kiện sản xuất tại khu vực nông thôn. Trước mắt củng cố và phát triển một số nghề mới tạo điều kiện tốt nhất để giữ nghề và phát triển ổn định.

- Củng cố, phát triển các doanh nghiệp trong làng nghề, mỗi làng nghề có một vài doanh nghiệp để tổ chức sản xuất và bao tiêu sản phẩm.

- Khuyến khích và tăng cường đầu tư trang thiết bị kỹ thuật cho các làng nghề theo hướng kết hợp khoa học kỹ thuật hiện đại với công nghệ kỹ thuật truyền thống tạo ra những sản phẩm tinh xảo giữ được bản sắc truyền thống của Thái Bình và hiệu quả sản xuất cho các làng nghề.

- Phát triển làng nghề theo hướng hình thành các cụm công nghiệp có quy mô hợp lý; chuyển mạnh sản xuất đáp ứng nhu cầu hàng xuất khẩu.

- Phát triển làng nghề phải gắn với hoạt động văn hoá, du lịch; Phải đi đôi với đảm bảo môi trường sinh thái, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, từng bước xây dựng một số tua du lịch làng nghề.

3.2.2. Những mục tiêu chủ yếu phát triển làng nghề

- Phấn đấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đến năm 2010 đạt 10.968 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006  2010 là 27%. Trong đó:

+ Ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm đạt 2.303 tỷ đồng. + Ngành công nghiệp dệt, may đạt 1.645 tỷ đồng.

+ Ngành công nghiệp sứ, thuỷ tinh, vật liệu xây dựng đạt 1.207 tỷ đồng. + Ngành công nghiệp cơ khí, điện tử đạt 1.097 tỷ đồng.

+ Các ngành công nghiệp khác đạt 4.716 tỷ đồng.

Trong đó giá trị sản xuất của làng nghề đạt 5.500 tỷ đồng, chiếm 35%. - Hàng năm giải quyết thêm việc làm cho từ 7  10 nghìn người lao động trong khu vực nông thôn. Phấn đấu đến 2010 có khoảng 220.000 lao động làm việc trong khu vực làng nghề.

- Thu nhập bình quân người lao động trong làng nghề đến năm 2010 đạt trên 600.000 đồng/tháng.

- Phấn đấu mỗi năm tăng từ 10-15 làng nghề

- Đến năm 2010, mỗi xã có ít nhất 1 làng nghề đạt tiêu chuẩn.

3.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển làng nghề trong kinh tế nông thôn ở tỉnh Thái Bình nông thôn ở tỉnh Thái Bình

3.3.1. Nhóm giải pháp về quy hoạch phát triển làng nghề

3.3.1.1. Hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển làng nghề

Cần tiếp tục rà soát lại những chính sách đã ban hành, đánh giá, phân tích, tổng kết những thành công, những hạn chế, nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm của những chính sách này đối với sự phát triển của làng nghề. Từ đó, xác định những yếu tố bất hợp lý, thiếu đồng bộ, mâu thuẫn nội tại và những điểm

không còn thích hợp với điều kiện sản xuất - kinh doanh hiện nay ở các làng nghề. Việc đánh giá này phải được thực hiện trên cơ sở có sự tham gia của các chuyên gia trong từng lĩnh vực và những nhà sản xuất kinh doanh trực tiếp , những người lao động trực tiếp trong làng nghề nhằm thu được những kết luận phù hợp với thực tế.

Tiếp tục ban hành những chính sách phù hợp với yêu cầu mới. Các chính sách cho việc phát triển làng nghề phải đảm bảo sự đồng bộ và phải hướng vào mục tiêu đã định. Sự đồng bộ ở đây không phải chỉ được thể hiện ở số lượng các chính sách đảm bảo sự bao quát cả quá trình đầu tư, sản xuất kinh doanh mà nó còn phải thể hiện cả sự ăn khớp giữa quy hoạch với chính sách, ở sự khuyến khích với hạn chế, nhằm mục tiêu khuyến khích làng nghề phát triển. Trong các chính sách đó cần chú ý các chính sách sau:

- Chính sách cơ cấu ngành nghề mặt hàng: Chú ý phát triển các ngành nghề và sản phẩm mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội cao như hàng hoá xuất khẩu, hàng hoá chế biến nông sản, các mặt hàng truyền thống mang bản sắc văn hoá dân tộc. Đối với sản phẩm truyền thống mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc mà nhu cầu trên thị trường đang giảm sút thì nhà nước cần hỗ trợ.

- Chính sách bảo đảm vốn: Cần có chính sách cho vay vốn đối với các hộ làm nghề ở các làng nghề. Tìm các hình thức nhằm tăng số lượng và tỷ lệ các hộ ở làng nghề được vay vốn. Cải tiến quy trình và thủ tục vay vốn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người sản xuất vay vốn.

- Chính sách thuế: Cần có một số khuyến khích nhất định về thuế đối với các sản phẩm cần bảo tồn và giữ gìn, đối với làng nghề mới khôi phục và cả đối với sản phẩm tận dụng nguyên liệu trong nước mà có khả năng xuất khẩu. Cần lập đề án, kế hoạch, quy hoạch phát triển trong đó có danh sách những danh mục làng nghề cụ thể, những ngành nghề cụ thể được miễn, giảm thuế. Mặc dù vậy, thuế là nguồn thu chủ yếu của quỹ quốc gia nên yêu cầu không để bỏ xót. Thế nên thu đúng, thu đủ ở đây là vấn đề không dễ.

- Chính sách xây dựng hạ tầng cơ sở: Hạ tầng cơ sở của làng nghề cần gắn liền với hạ tầng cơ sở nông thôn. Để phát triển làng nghề cần chú ý phát

triển hạ tầng nông thôn. Thái Bình cần tiếp tục chú ý hơn nữa đầu tư phát triển hạ tầng, tạo điều kiện phát triển làng nghề. Thái Bình là một trong những tỉnh có hệ thống đường giao thông nông thôn rộng khắp và tốt nhất cả nước. Tuy nhiên, do sớm được đầu tư, đến nay hầu hết hệ thống đường giao thông nông thôn đã xuống cấp. Việc sửa chữa, xây dựng mới cần tiếp tục được chú ý và tiến hành thực hiện theo phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm.

- Chính sách đất đai: Hiện nay đa số các hộ gia đình sản xuất tại các làng nghề Thái Bình đều tận dụng diện tích nhà ở để sản xuất kinh doanh nên diện tích dành cho kinh doanh rất chật hẹp nhưng khi muốn có chỗ để mở rộng mặt bằng sản xuất kinh doanh thì họ gặp rất nhiều khó khăn. Hiện nay có tới 2/3 số hộ kinh doanh ở làng nghề yêu cầu hoàn thiện chính sách này, nhất là vấn đề cho thuê đất. Chính sách đất đai đối với phát triển làng nghề vừa phải tuân thủ luật đất đai, luật chuyển nhượng quyền sử dụng đất, vừa cần tận dụng các điều kiện thực tế trên cơ sở hiệu quả kinh tế, xã hội. Cần có sự ưu đãi thuế sử dụng đất đai cho hộ sản xuất trong làng nghề.

- Chính sách lao động: Chính sách lao động chiếm vị trí quan trọng vì người lao động đóng vai trò quyết định đối với sản xuất của làng nghề. Qua điều tra cho thấy hơn 80 % số người lao động được hỏi không biết về bảo hiểm, về luật lao động và những gì liên quan đến quyền lợi của người lao động.

- Chính sách chuyển giao công nghệ: Qua điều tra một số hộ sản xuất trong làng nghề, 45.9% số hộ được hỏi có yêu cầu hoàn thiện chính sách về chuyển giao công nghệ. Để giúp đỡ cơ sở có thể đổi mới thiết bị và công nghệ, ngoài sự hỗ trợ về vốn, Ủy ban nhân dân tỉnh cần có chính sách hỗ trợ nghiên cứu hoàn thiện công nghệ mới, chế tạo thiết bị mới, cung cấp thông tin về thiết bị, công nghệ nhập ngoại và hướng sản xuất cho người sản xuất để họ có khả năng và điều kiện lựa chọn. Bên cạnh đó phải có chính sách khuyến khích cơ sở nghiên cứu cải tiến trang thiết bị, công cụ lao động nhằm nâng cao năng suất lao động.

- Chính sách khuyến khích hình thành các hiệp hội nghề: Có thể nói rằng hiệp hội là tổ chức có lợi cho cơ sở sản xuất, cho người sản xuất ngành nghề

trong làng nghề. Thông qua hiệp hội, các cơ sở sản xuất, người sản xuất trong làng nghề được trao đổi và cung cấp những thông tin về nhiều vấn đề trong đó đặc biệt là về vấn đề kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, giá cả, thị trường, cũng thông qua hiệp hội, các cơ sở có điều kiện giúp đỡ nhau thông qua các dịch vụ kỹ thuật, quản lý, cung cấp vật tư, điều kiện và cơ hội hợp tác với nhau trong sản xuất và tiêu thụ. Nhờ có sự trao đổi hợp tác giúp đỡ nhau như vậy mà có thể phát huy tối đa tiềm năng của các đơn vị, các thành phần kinh tế trong các làng nghề để tạo ra nhiều sản phẩm với chất lượng ngày càng cao, đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường không chỉ trong nước mà con vươn ra cả thị trường nước ngoài.

3.3.1.2. Lập quy hoạch, kế hoạch khôi phục, phát triển làng nghề

Phần lớn các làng nghề Thái Bình đều tập trung tại vùng nông thôn, nơi có hệ thống kết cấu hạ tầng còn nhiều hạn chế cả số lượng và chất lượng. Vì vậy, việc quy hoạch phát triển làng nghề cần đặt trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Thái Bình.

Để việc quy hoạch phát triển làng nghề có hiệu quả cần chú ý các nội dung sau đây:

Một là, phải điều tra nắm vững số lượng, chất lượng, phân bố làng nghề, để định hướng quy hoạch tổng quan cho từng địa phương. Công tác quy hoạch cần được tiến hành khoa học, kế hoạch, theo lộ trình, bước đi cụ thể, phù hợp với yêu cầu trước mắt, yêu cầu lâu dài và đảm bảo môi trường.

Trên cơ sở qui hoạch sử dụng đất công nghiệp của tỉnh, căn cứ vào tình hình và hướng phát triển của các huyện, thị, xã, phường cần có qui hoạch đất đai cụ thể cho phát triển ngành nghề ở địa phương. Đối với các nghề có nhu cầu đất tập trung một số công đoạn sản xuất, mỗi xã cần dành 5 - 7 ha để phát triển ngành nghề. Phát triển mạnh trung tâm cấp huyện đồng thời phát triển các cụm công nghiệp tại xã hoặc liên xã hình thành mạng lưới công nghiệp và dịch vụ nông thôn rộng khắp trong các xã, huyện, tỉnh nối liền với mạng lưới thị trường cả nước như: Cụm công nghiệp làng nghề Thái Phương 10 ha; Cụm công nghiệp thêu Minh Lãng: 3 ha, Cụm công nghiệp may xã Đông Sơn: 5ha; Cụm công

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề trong kinh tế nông thôn ở tỉnh Thái Bình Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)