Thị trường của làng nghề

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề trong kinh tế nông thôn ở tỉnh Thái Bình Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 60 - 64)

Một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến sự sống còn của các làng nghề là vấn đề thị trường.

2.2.6.1. Thị trường các yếu tố đầu vào

Thị trường các yếu tố đầu vào là thị trường cung ứng nguyên vật liệu, thiết bị, công nghệ, thị trường vốn, thị trường sức lao động và cả thị trường bất động sản… Nguyên vật liệu của các làng nghề trước đây chủ yếu là nguyên liệu tại chỗ (trong làng xã và thậm chí ở ngay trong từng hộ gia đình), ngày nay hầu hết các loại nguyên vật liệu đã vượt ra ngoài phạm vi của từng làng - xã, thậm chí từ các nguồn cung cấp từ các tỉnh khác và từ nước ngoài.

Đối với một số ngành nghề, ví dụ như ngành mây, tre đan; dệt chiếu; chế biến lương thực, thực phẩm… các nguyên liệu có thể cung cấp hoàn toàn tại địa phương, đáp ứng đủ cho làng nghề. Tuy nhiên, một số ngành đặc thù như chạm

bạc, dệt khăn, dệt đũi, nguyên liệu là bạc, đồng, sợi, kén, hoá chất nhuộm, tẩy… phải thu gom từ nhiều nguồn, ở nhiều địa phương.

Trước đây, các loại công cụ sản xuất ở các làng nghề phần nhiều cũng do người thợ tự chế tạo, hoặc ngay trong từng làng xã có những người chuyên chế tạo các công cụ sản xuất cung cấp cho các thợ làm nghề trong làng. Ngày nay, do nhu cầu đổi mới thiết bị, công nghệ, cũng như việc áp dụng máy móc thiết bị công nghệ hiện đại vào thay thế cho các thiết bị công nghệ thủ công, nên nguồn cung cấp thiết bị công nghệ không chỉ có trong làng, xã, huyện, tỉnh mà vươn sang các tỉnh, thành khác và cả ở nước ngoài. Lao động trong các cơ sở làng nghề hiện tại không chỉ sử dụng những người trong từng gia đình, ngoài làng xã, thậm chí cả đến người của huyện khác, tỉnh khác. Nhu cầu phát triển sản xuất - kinh doanh làm cho nguồn vốn tự có không đáp ứng đủ, đã phải mở rộng đến ở bên ngoài doanh nghiệp, hộ gia đình. Mặt khác, đại bộ phận các cơ sở sản xuất - kinh doanh trong các làng nghề đã lấy nhà ở làm nơi sản xuất, nên nhu cầu về mặt bằng, nhà xưởng để mở rộng quy mô sản xuất - kinh doanh và làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường đang rất cấp thiết. Chúng đòi hỏi sự năng động, hiệu quả của thị trường các yếu tố đầu vào. Song, các loại thị trường này hiện nay đang gặp nhiều rào cản, hoạt động yếu kém, nhất là đối với khu vực nông thôn (ví dụ: Sản xuất ở làng chạm bạc Đồng Xâm cần thu gom nguyên liệu là đồng, bạc từ rất nhiều nơi ở nhiều địa phương, tuy nhiên việc thu gom này không ổn định, nên chất lượng nguyên liệu nhiều lúc không đạt tiêu chuẩn, số lượng từng đợt nhỏ, vận chuyển bằng các phương tiện nhỏ, chi phí vận chuyển cao,… dẫn đến việc sản xuất không đúng tiến độ, ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm làm ra). Sự khôi phục, hình thành, hoạt động và phát triển của các làng nghề trong những năm qua cho thấy rất rõ, do tình trạng thị trường các yếu tố đầu vào hoạt động thiếu linh hoạt, chưa sôi động và kém hiệu quả đã cản trở rất nhiều tới tốc độ của quá trình đó.

2.2.6.2. Thị trường tiêu thụ sản phẩm

Thị trường sản phẩm của các làng nghề, ngành nghề nông thôn ở Thái Bình hiện nay vẫn chủ yếu thị trường địa phương trong tỉnh. Tuy nhiên, một số

những làng nghề, ngành nghề đã tìm được con đường đi của mình bằng sự năng động trong việc tìm thị trường, thông qua những sản phẩm độc đáo của mình… đã xâm nhập được vào những thị trường trong nước và cả những thị trường khó tính trên thế giới, chẳng hạn:

Sản xuất hàng xuất khẩu từ mây tre đan là nghề truyền thống của Thái Bình. Nó đã thu hút hàng vạn lao động tạo ra việc làm thường xuyên cho người lao động với mức thu nhập bình quân 500 ngàn đồng/tháng, tận dụng được lao động nông nhàn, với nguyên liệu sẵn có tại địa phương và các tỉnh miền Bắc. Các sản phẩm của làng nghề khá đa dạng, phong phú như: mành trúc, mành mây, đan lát, khảm trai, làn mây, giỏ, chiếu tre, chiếu trúc... được các thị trường Nhật Bản, Đài Loan, Mỹ, Nga tiêu thụ với số lượng lớn. Đặc biệt là sản phẩm chiếu tre. Nhờ áp dụng tiến bộ kỹ thuật từ khâu chế biến và xử lý nguyên liệu, xử lý kỹ thuật và khâu hoàn thiện sản phẩm, nên chất lượng sản phẩm ngày càng nâng cao. Nhờ vậy, các thị trường khó tính như Nhật Bản, EU, Bắc Mỹ... đã thừa nhận và ký hợp đồng mua với số lượng lớn.

Nghề dệt chiếu cói phát triển mạnh ở các huyện Hưng Hà, Quỳnh Phụ, Đông Hưng và hình thành vùng nghề. Trung bình mỗi năm sản xuất trên 10 triệu lá chiếu các loại; sản phẩm được tiêu thụ khắp cả nước và một phần xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc.

Nghề dệt khăn, dệt vải tập trung chủ yếu ở thôn Phương La, xã Thái Phương và một số xã của huyện Hưng Hà, sản phẩm được tiêu dùng trong cả nước và xuất khẩu. Bên cạnh việc duy trì sản xuất các sản phẩm khăn truyền thống, một số cơ sở đang sản xuất mặt hàng vải thổ cẩm, vải lụa tiêu thụ tại các tỉnh miền núi, các tỉnh phía Nam và xuất khẩu sang Lào, Thái Lan, Campuchia.

Nghề chạm bạc khá nổi tiếng và tập trung chủ yếu ở các xã Lê Lợi, Hồng Thái, Trà Giang (Kiến Xương), Đông Kinh (Đông Hưng). Hiện nay các cơ sở sản xuất chạm bạc đã tích cực nghiên cứu cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ tới các tỉnh ngoài như Lào Cai, Lạng Sơn, Sơn La và xuất khẩu.

Những năm qua, nghề chế biến gỗ đã phát triển mạnh. Các tổ sản xuất hộ gia đình đã đầu tư trang thiết bị vào sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm với mẫu mã mới được thị trường chấp nhận là các loại gỗ gia dụng và các sản phẩm cao cấp. Các sản phẩm này sản xuất tại địa phương với nguồn nguyên liệu trong nước hoặc nhập khẩu (thông Niu Di-lân, xoan đào, xoan mộc...) được tiêu thụ tới 50% số sản phẩm tại các thị trường Đài Loan, Ô-xtrây-li-a, EU... Các mặt hàng mộc, mỹ nghệ đục, khảm trai, bàn ghế kiểu Đồng Kỵ, tủ chè, tủ chùa và các sản phẩm mỹ nghệ, sơn mài... được phát triển với sản phẩm cao cấp, có mỹ thuật, có giá trị kinh tế cao đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Ngoài ra, tỉnh còn có các cơ sở sản xuất sản phẩm trang trí nội thất bằng gỗ như giường, tủ, bàn ghế, các loại cửa, cầu thang... có quy mô công nghiệp kết hợp với làng nghề để có sản phẩm vừa có tính đa dụng, vừa có tính mỹ thuật.

Ngoài các sản phẩm trên, Thái Bình còn có các nghề: thêu các mặt hàng cao cấp; có nhiều nghệ nhân có “bàn tay vàng” thực hiện các sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng. Do làm tốt việc tìm kiếm các hợp đồng tiêu thụ, xây dựng kế hoạch sản xuất, mấy năm qua, Nhật Bản và Đài Loan là những bạn hàng tiêu thụ sản phẩm thêu của địa phương.

Sau quá trình tan rã của các xí nghiệp và các hợp tác xã chuyên ngành nghề, trong các làng nghề dần dần hình thành các bộ phận chuyên sản xuất các mặt hàng truyền thống của địa phương hoặc chuyên làm dịch vụ cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm hoặc vừa sản xuất, vừa làm dịch vụ. Các bộ phận này có thể là các công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, các tổ chức hợp tác liên gia, các doanh nghiệp gia đình đã góp phần quan trọng trong quá trình phát triển sản xuất. Các công ty mua nguyên liệu và cung cấp cho các cơ sỏ vật tư hoặc ứng tiền cho các hộ tự mua nguyên liệu để sản xuất và bán sản phẩm cho công ty, hình thành nên các vệ tinh phục vụ cho yêu cầu sản xuất kinh doanh sản phẩm của các doanh nghiệp. Ở một số làng nghề đã hình thành những hộ đã chuyên đi vào làm dịch vụ cung ứng các loại nguyên vật liệu. Các doanh nghiệp là lực lượng chủ yếu thu gom sản phẩm của các gia đình sản xuất ra để tập trung cho xuất khẩu. Tại khu vực làng nghề dệt ở xã Thái Phương và một số xã của

huyện Hưng Hà hiện có hàng chục doanh nghiệp tham gia tổ chức sản xuất, với trên 3 nghìn khung dệt thủ công bán cơ khí, hàng năm sản xuất được trên 300 triệu khăn các loại, giá trị sản xuất đạt trên 200 tỷ đồng; giải quyết việc làm cho trên 20.000 lao động trong xã và lao động vệ tinh một số xã lân cận.Ở một số làng nghề, ngoài một số tư nhân trong địa phương đứng lên tổ chức thu gom sản phẩm để xuất khẩu, còn có một số tư nhân ở địa phương khác, tỉnh khác đã ứng trước vốn cho các hộ gia đình để sản xuất và giao nộp sản phẩm cho họ theo hợp đồng. Hình thức các tư nhân từ khu vực đô thị đầu tư vốn vào các làng nghề ở nông thôn phần nào đã có tác dụng tháo gỡ khó khăn không chỉ về vốn mà điều quan trọng là họ đảm bảo đầu ra cho tiêu thụ sản phẩm và đầu vào cho sản xuất của các làng nghề, góp phần cho việc duy trì và phát triển làng nghề.

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề trong kinh tế nông thôn ở tỉnh Thái Bình Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)