Phương hướng phát triển làng nghề

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề trong kinh tế nông thôn ở tỉnh Thái Bình Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 89 - 90)

- Đối với làng nghề truyền thống: Duy trì và tạo điều kiện để hỗ trợ các làng nghề truyền thống phát triển. Kết hợp giữa mô hình sản xuất tập trung và mô hình sản xuất phân tán tại các hộ gia đình. Có những chính sách phù hợp để duy trì, phát triển làng nghề truyền thống, đặc biệt là chính sách đối với nghệ nhân, thợ giỏi; chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, xử lý môi trường.

- Đối với các làng nghề khác: Củng cố những làng nghề hiện có, tạo điều kiện cho làng nghề phát triển. Chú trọng khôi phục những làng nghề trước đây bị mai một hoặc kém phát triển; phấn đấu có thêm nhiều làng nghề mới.

- Du nhập nghề mới: Chủ động, tích cực tìm kiếm thêm nhiều nghề phù hợp với điều kiện sản xuất tại khu vực nông thôn. Trước mắt củng cố và phát triển một số nghề mới tạo điều kiện tốt nhất để giữ nghề và phát triển ổn định.

- Củng cố, phát triển các doanh nghiệp trong làng nghề, mỗi làng nghề có một vài doanh nghiệp để tổ chức sản xuất và bao tiêu sản phẩm.

- Khuyến khích và tăng cường đầu tư trang thiết bị kỹ thuật cho các làng nghề theo hướng kết hợp khoa học kỹ thuật hiện đại với công nghệ kỹ thuật truyền thống tạo ra những sản phẩm tinh xảo giữ được bản sắc truyền thống của Thái Bình và hiệu quả sản xuất cho các làng nghề.

- Phát triển làng nghề theo hướng hình thành các cụm công nghiệp có quy mô hợp lý; chuyển mạnh sản xuất đáp ứng nhu cầu hàng xuất khẩu.

- Phát triển làng nghề phải gắn với hoạt động văn hoá, du lịch; Phải đi đôi với đảm bảo môi trường sinh thái, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, từng bước xây dựng một số tua du lịch làng nghề.

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề trong kinh tế nông thôn ở tỉnh Thái Bình Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 89 - 90)