Các vấn đề môi trường ở các làng nghề đang là yêu cầu cấp bách hiện nay
và rất cần có những biện pháp quản lý và xử lý thích hợp. Sau đây là một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển các làng nghề đồng thời đảm bảo vệ sinh môi trường ở những khu vực này.
Một là, điều chỉnh, bổ sung các điều khoản quy định về tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động thanh tra bảo vệ môi trường.
Thực tế công tác thanh tra, xử lý vi phạm môi trường ở một số làng nghề hiện nay cho thấy, các cơ quan thanh tra môi trường ở cấp tỉnh còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc thanh tra, xử lý thường xuyên trên diện rộng đối với các vi phạm về bảo vệ môi trường ở các làng nghề, trong khi thanh tra nhà nước ở cấp huyện hoặc chính quyền ở cấp xã vẫn chưa đầy đủ các qui định về chức năng, thẩm quyền và chế tài pháp lý đủ mạnh cho việc xử lý các vi phạm môi trường trên địa bàn.
Hai là, các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường và các địa phương phải phối hợp với các cơ quan chuyên môn, trung tâm nghiên cứu về môi trường…để từ đó xây dựng những tiêu chuẩn cụ thể về môi trường tại địa phương nói chung và trong các làng nghề nói riêng, lấy đó làm căn cứ, làm cơ sở để thực hiện cơ chế thanh tra, xử lý vi phạm môi trường thực sự khoa học và minh bạch… và làm tiêu chuẩn cho việc định hướng, bảo tồn, phát triển và xây dựng làng nghề.
Ba là, thường xuyên phải tập huấn, đào tạo, cập nhật kiến thức về công tác bảo vệ môi trường đối với tất cả các cán bộ thanh tra môi trường ở tất cả các cấp. Công tác đào tạo phải thường xuyên, liên tục, dưới nhiều hình thức như đào tạo tập trung, đào tạo ngắn hạn. Cần cung cấp đầy đủ, thường xuyên các văn bản pháp luật, các thông tin về môi trường cho các cán bộ này.
Bốn là, đầu tư trang thiết bị, công nghệ kỹ thuật và phương tiện quản lý cho các cơ quan thanh tra và thanh tra chuyên ngành ở các cấp quản lý để nâng cao khả năng thanh tra, kiểm định về môi trường sinh thái tại các địa phương, các làng nghề trên cơ sở khoa học, nhằm đánh giá đúng, đầy đủ, trên nhiều mặt của môi trường sinh thái…
Năm là, xây dựng chế tài xử lý vi phạm môi trường, tạo cơ sở pháp lý và hệ công cụ cần thiết cho các hoạt động thanh tra môi trường ở các địa phương và làng nghề.
Sáu là, tổ chức điều tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ về các diễn biến môi trường làng nghề. Trên cơ sở đó, tiến hành phân loại các làng nghề, đánh giá mức độ ô nhiễm, các dạng ô nhiễm, diễn biến và nguyên nhân ô nhiễm, suy thoái
môi trường ở các làng nghề. Từ đó đưa ra các biện pháp cụ thể, trước mắt và định hướng lâu dài cho môi trường làng nghề ở nơi đó.
Bảy là, khuyến khích các hộ, các cơ sở và các doanh nghiệp làng nghề giảm thiểu lượng chất thải bằng các biện pháp cải tiến công nghệ, nhằm sử dụng tiết kiệm và hợp lý các nguồn nguyên liệu, tài nguyên, áp dụng các biện pháp quản lý và sử dụng chất thải phù hợp nhằm bảo vệ môi trường hiệu quả.
Tám là,chuyển đổi một số làng nghề thành khu vực lưu giữ các di sản văn hoá và khu du lịch với các sản phẩm đặc trưng có tính nghệ thuật cao.
Đây là mô hình được nghiên cứu và nhân rộng trong quá trình phát triển ngành du lịch ở Việt Nam. Việc đưa văn hoá Việt Nam thành một trong những điểm nhấn thu hút khách du lịch đã được thí điểm và thu được những thành công bước đầu thông qua việc thiết lập các “tua” du lịch văn hoá qua một số làng nghề như ở làng lụa Vạn Phúc (Hà Nội). Một cách khác là đa dạng hoá các sản phẩm của làng nghề theo hướng giới thiệu đất nước, con người, văn hoá Việt Nam.
Để làng nghề phát triển được theo hướng này thì điều quan trọng nhất là giữ gìn bản sắc văn hoá của các làng nghề, phát triển các sản phẩm mang tính đặc trưng văn hoá và nghệ thuật cao. Giá trị sản phẩm không chỉ tính bằng giá nguyên liệu mà chủ yếu được đánh giá bằng tính nghệ thuật và tính văn hoá của sản phẩm. Điều thu hút khách du lịch sẽ không chỉ là sản phẩm của làng nghề mà chính là hoạt động sản xuất truyền thống của làng nghề. Theo mô hình này, vấn đề vệ sinh môi trường sẽ được đặt ra như là một tiêu chí quan trọng trong việc quy hoạch làng nghề. Điều kiện môi trường làng nghề sẽ là yếu tố thu hút khách du lịch đặc biệt là du khách nước ngoài. Việc phát triển các làng nghề này nên áp dụng cho các làng nghề truyền thống, đặc biệt là các làng nghề thủ công mỹ nghệ. Có thể đưa ra một vài mô hình như sau:
- Làng nghề gắn với các tua du lịch:
+ Hưng Hà: Nghề dệt khăn, dệt vải, dệt chiếu cói gắn với tuyến du lịch: Thị trấn Hưng Hà - Phương la (Thái Phương) - Di tích lịch sử Lê Quí Đôn (Độc
Lập) - Đền Trần (Tiến Đức) - Làng nghề chiếu Hới (Tân Lễ) - Di tích đền Tiên La và khu sinh thái nước nóng Duyên Hải.
+ Vũ Thư: Nghề thêu gắn tuyến du lịch thăm Chùa Keo, - Minh Lãng - Bách Thuận - Khu lưu niệm Bác Hồ - xã Tân Hoà...
+ Kiến Xương: Nghề chạm bạc, dệt đũi, mây tre đan gắn tuyến du lịch thăm đền Đồng Xâm (Hồng Thái, Lê Lợi), mây tre đan Thượng Hiền, dệt đũi xã Nam Cao.
+ Quỳnh Phụ: Nghề dệt chiếu cói, chế biến lương thực thực phẩm, đúc đồng gắn tuyến du lịch lễ hội đền Đồng Bằng, chiếu cói An Tràng, An Dục, chế biến bánh đa làng Dụ Đại, Tô Đê, Tô Hồ xã Quỳnh Hải, An Mỹ.
+ Đông Hưng: Nghề chế biến lương thực thực phẩm, chiếu cói gắn tuyến du lịch thăm chiếu chèo làng Khuốc xã Phong Châu, múa rối nước xã Nguyên Xá gắn với tham quan nghiên cứu nghề chế biến làm bánh Cáy, bánh dầy, giỏ chả Nguyên Xá, bún bánh Đông Thọ, Đông Xuân.
+ Tiền Hải: Nghề khâu nón, sản xuất gốm sứ, thuỷ tinh gắn với du lịch Đồng Châu, Cồn Vành.
+ Thái Thụy: Nghề mây tre đan Thái Xuyên, nghề rèn An Tiêm xã Thuỵ Dân, nghề chế biến thuỷ hải sản gắn với du lịch sinh thái biển.
- Làng nghề gắn với các điểm du lịch:
+ Nghề chạm bạc gắn với lễ hội Đồng Xâm - Kiến Xương
+ Nghề thêu Minh Lãng gắn với lễ Hội chùa keo, khu lưu niệm Bác Hồ - xã Tân Hoà
+ Nghề dệt khăn, dệt vải gắn với du lịch đền Trần + Nghề chiếu cói Quỳnh Phụ gắn với lễ hội Đồng Bằng + Nghề ươm tơ Bách Thuận gắn với du lịch sinh thái
+ Nghề làm bánh cáy gắn với du lịch múa rối nước Nguyên Xá.
+ Khu du lịch sinh thái - văn hoá Thành phố Thái Bình với các sản phẩm làng nghề chủ yếu như: mây tre đan, thêu ren, gỗ mỹ nghệ, chế biến lương thực, thực phẩm.
Chín là,xây dựng các cụm công nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn :
Mô hình này sẽ thích hợp với các làng nghề tiểu thủ công nghiệp mới. Mô hình tập trung ở khu vực gần làng xã, thuận tiện cho việc quy hoạch tổng thể mà vẫn giữ được lợi thế đặc trưng của sản xuất tại các làng nghề.
Nhu cầu hình thành các cụm công nghiệp vừa và nhỏ này phù hợp với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước mà trước hết là công nghiệp hoá nông thôn. Tuy nhiên cần phải tổ chức hệ thống các cụm công nghiệp này theo quy hoạch, có trật tự và phát triển bền vững tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội và đặc biệt tránh gây ô nhiễm môi trường. Cần có hướng dẫn cụ thể, chỉ dẫn cẫn thiết để bố trí các cơ sở sản xuất các ngành nghề nằm rải rác ở các làng xã thành cụm công nghiệp thích hợp. Tuy nhiên đây là một biện pháp mang tính chất vĩ mô đòi hỏi rất nhiều thời gian, vốn, tri thức, công nghệ,… mới có thể thực hiện được.
Mười là, tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động thông tin tuyên truyền, phổ biến luật pháp, chính sách về bảo vệ môi trường. Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của mỗi người dân, mỗi cơ sở sản xuất kinh doanh và làm thay đổi hành vi ứng xử của họ đối với các vấn đề bảo vệ môi trường tại cộng đồng. Làm cho người dân, các chủ cơ sở, doanh nghiệp và cộng đồng làng nghề hiểu biết đầy đủ về tình hình môi trường tại cộng đồng, lợi ích của việc gìn giữ, bảo vệ môi trường tại cộng đồng, lợi ích của việc gìn giữ, bảo vệ môi trường và chủ trương chính sách, luật pháp về môi trường.
Công tác này cần phải được tiến hành thường xuyên, rộng rãi dưới nhiều hình thức với các nội dung cụ thể, thiết thực đối với mỗi người dân, các hộ, các cơ sở sản xuất sản xuất, các doanh nghiệp và cộng đồng làng nghề.
Tóm lại, tỉnh Thái Bình là tỉnh đang có tốc độ đô thị hoá nhanh, có nhiều biến động lớn về đất đai, dân số, thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các làng nghề ngày càng được mở rộng hơn nhưng quá trình cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn, yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng cao hơn. Vì vậy, trong tiến trình phát triển làng nghề trong kinh tế nông thôn ở tỉnh Thái Bình tất yếu phải phát triển theo hướng phân loại ngành nghề để đầu tư phát triển, tập trung vào các
ngành chế biến lương thực, thực phẩm, cơ khí nhỏ, đa dạng hoá các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất kinh doanh... Phát triển làng nghề là giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế nông thôn nói riêng và kinh tế - xã hội của trỉnh Thái Bình nói chung. Tuy nhiên, phát triển làng nghề trong kinh tế nông thôn ở tỉnh Thái Bình hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn cần có sự nỗ lực từ nhiều phía trước hết là của các chủ sản xuất kinh doanh, các làng nghề và sự quan tâm giúp đỡ của Nhà nước, Thành phố, huyện để thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp. Đặc biệt các nhóm giải pháp về mở rộng thị trường, lấp quy hoạch phát triển làng nghề, đổi mới kỹ thuật sản xuất, đào tạo nguồn nhân lực.
KẾT LUẬN
Ngành nghề truyền thống, làng nghề truyền thống là nguồn tài sản vô giá của nước ta. Tài sản đó không chỉ mang ý nghĩa kinh tế - xã hội mà còn thể hiện nền văn hóa, văn minh độc đáo dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, trong bước đường phát triển của nó cũng đã trải qua những thăng trầm khác nhau. Khi điều kiện thuận lợi thì làng nghề đã phát huy tốt được các tiềm năng to lớn vốn có nhưng khi gặp phải những trở ngại khó khăn, đa số các làng nghề sản xuất lại rơi vào tình trạng suy thoái, ngành nghề bị mai một. Ở nước ta hiện nay dưới sự tác động của cơ chế kinh tế thị trường và quá trình mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra bước ngoặt quan trọng thúc đẩy phát triển sản xuất nói chung và làng nghề truyền thống nói riêng. Lực lượng sản xuất của làng nghề từng bước được giải phóng, mọi tiềm năng đã và đang được phát huy đáng kể vào phát triển sản xuất nhằm tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm cho tiêu dùng và xuất khẩu, lao động được thu hút vào làm nghề truyền thống tăng dần, góp phần làm đa dạng hóa các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, phân công lại lao động trong nông nghiệp nông thôn theo hướng “ly nông, bất ly hương”. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và sự phát triển làng nghề trong kinh tế nông thôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy, phát triển mạnh làng nghề được coi là một nội dung trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Tỉnh Thái Bình có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển làng nghề. Trong thời gian qua làng nghề trong kinh tế nông thôn ở tỉnh Thái Bình đã được củng cố, phát triển đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết được số lượng việc làm lớn, ổn định kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân trong tỉnh, có những chuyển biến tốt về hình thức tổ chức sản xuất, về công nghệ, tiếp cận thị trường. Tuy nhiên làng nghề trong kinh tế nông thôn ở tỉnh Thái Bình cũng đang gặp những khó khăn lớn như: trình độ lao động thấp chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cơ chế thị trường; công nghệ lạc hậu, chắp vá; môi trường ô nhiễm cơ
sở hạ tầng nhỏ bé, thiếu đồng bộ, cơ chế và chính sách quản lý của Nhà nước đối với làng nghề còn thiếu.
Để phát triển làng nghề trong kinh tế nông thôn ở tỉnh Thái Bình cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển làng nghề với thúc đấy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, kết hợp truyền thống với hiện đại, phát triển tuần tự với nhảy vọt, tăng việc làm, thu nhập và đẩy mạnh phân công lại lao động theo hướng tiến bộ và hiện đại, kết hợp phát triển kinh tế với xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và xây dựng nông thôn mới. Đồng thời phải thực hiện, đồng bộ các nhóm giải pháp trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến các giải pháp duy trì, mở rộng thị trường, quy hoạch phát triển làng nghề, đổi mới công nghệ, xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường và hoàn thiện chính sách quản lý kinh tế của Nhà nước.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Viên Thị An (2008), “Phát triển công nghiệp nông thôn và làng nghề Thái Bình ”, Tạp chí Cộng sản, (15-159).
2. Ban Chỉ đạo Điều tra lao động - việc làm tỉnh Thái Bình (2005), Báo cáo kết quả điều tra lao động - việc làm Thái Bình 2001 - 2004.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006), Thông tư Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ - CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2003), Quy hoạch phát triển Ngành nghề thủ công theo hướng công nghiệp hóa nông thôn ở Việt Nam. 5. Bộ Thương mại (2003), Tiếp tục đổi mới chính sách và giải pháp đẩy
mạnh tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề truyền thống ở Bắc Bộ thời kỳ đến năm 2010, Đề tài khoa học mã số: 2002 - 78 - 015.
6. Cục Môi trường (2002), Hành trình về sự phát triển bền vững 1972 - 1992 - 2002, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Cục Thống kê Thái Bình (1998), Niên giám thống kê 1997, Thái Bình. 8. Cục Thống kê Thái Bình (2002), Niên giám thống kê 2001, Thái Bình. 9. Cục Thống kê Thái Bình (2003), Niên giám thống kê 2002, Thái Bình. 10. Cục Thống kê Thái Bình (2004), Niên giám thống kê 2003, Thái Bình. 11. Cục Thống kê Thái Bình (2005), Niên giám thống kê 2004, Thái Bình. 12. Cục Thống kê Thái Bình (2006), Niên giám thống kê 2005, Thái Bình. 13. Cục Thống kê Thái Bình (2007), Niên giám thống kê 2006, Thái Bình. 14. Cục Thống kê Thái Bình (2008), Niên giám thống kê 2007, Thái Bình. 15. Cục Thống kê Thái Bình (2009), Niên giám thống kê 2008, Thái Bình. 16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ VI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.