Sự phát triển không đều giữa các nhóm nghề

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề trong kinh tế nông thôn ở tỉnh Thái Bình Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 45 - 49)

Trong tổng số 216 làng nghề trong tỉnh, với 13 nhóm nghề chính, thì nghề dệt cói, mây tre đan và nghề dệt vải, thêu, may ươm tơ chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong số các làng nghề ở Thái Bình.

Bảng 2.2.2. Tổng hợp phân loại làng nghề theo nhóm nghề năm 2008 STT Tên nhóm nghề Số lƣợng làng nghề Tỷ lệ (%)

1 Dệt vải, thêu, may, ươm tơ 39 18.57

2 Cơ khí 6 2.8

3 Chế biến lương thực, thực phẩm 10 4.7

4 Dệt cói 40 19.04

5 Chạm bạc 4 1.9

6 Mây tre đan 41 19.5

7 Sản xuất đồ gỗ 8 3.8 8 Đa nghề 19 9 9 Chế biến thủy sản 13 6.19 10 Nghề muối 1 0.47 11 Vật liệu xây dựng 3 1.42 12 Bún, bánh đa 2 0.95 13 Nghề khác 24 13.3

Nguồn: Số liệu điều tra của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thái Bình năm 2008.

Hình 2.2.1 Cơ cấu làng nghề phân theo nhóm nghề năm 2008 (%)

18.57 2.8 4.7 19.04 1.9 19.5 3.8 9 6.19 0.47 1.42 0.95 13.3

Dệt vải thêu may ươm tơ Cơ khí

Chế biến lương thực thực phẩm Dệt cói

Chạm bạc Mây tre đan Sản xuất đồ gỗ Đa nghề Chế biến thuỷ sản Nghề muối Vật liệu xây dựng Bún, bánh đa Nghề khác

Nghề dệt chiếu cói phát triển mạnh ở các huyện Hưng Hà, Quỳnh Phụ, Đông Hưng và hình thành vùng nghề. Trung bình mỗi năm sản xuất trên 10 triệu lá chiếu các loại; sản phẩm được tiêu thụ khắp cả nước và một phần xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc. Giá trị sản xuất hàng năm đạt trên 80 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn người lao động ở khu vực nông thôn. Số làng nghề dệt chiếu cói là 40 làng nghề, chiếm 19,04% số làng nghề trong toàn tỉnh (bảng 2.2.2).

Nghề mây tre đan xuất khẩu những năm gần đây phát triển rất nhanh ra tất cả các huyện, thành phố, tập trung chủ yếu ở các xã: Vũ Lạc, Thượng Hiền (Kiến Xương), Thái Xuyên (Thái Thụy), Quỳnh Sơn (Quỳnh Phụ), Đông Xuyên (Tiền Hải), Bình Lăng (Hưng Hà)... Sản phẩm được xuất khẩu sang các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Tây Ban Nha... Giá trị sản xuất hàng năm đạt khoảng 60 tỷ đồng, tạo việc làm cho trên 18.000 lao động. Số làng nghề sản xuất mây tre đan xuất khẩu là 41 làng nghề, chiếm 19.5% số làng nghề trong toàn tỉnh (bảng 2.2.2).

Nghề thêu tập trung chủ yếu ở xã Minh Lãng huyện Vũ Thư, đến nay đã phát triển đến các huyện, thành phố. Những năm gần đây, nhiều cơ sở thêu đã phát triển trở thành các doanh nghiệp, tự vươn ra tìm kiếm thị trường và làm trực tiếp với các đối tác nước ngoài. Giá trị sản xuất (giá gia công) hàng năm đạt trên 50 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho khoảng 35.000 lao động.

Nghề dệt khăn, dệt vải tập trung chủ yếu ở thôn Phương La, xã Thái Phương và một số xã của huyện Hưng Hà, sản phẩm được tiêu dùng trong cả nước và xuất khẩu. Tại khu vực làng nghề dệt hiện có hàng chục doanh nghiệp tham gia tổ chức sản xuất, với trên 3 nghìn khung dệt thủ công bán cơ khí, hàng năm sản xuất được trên 300 triệu khăn các loại, giá trị sản xuất đạt trên 200 tỷ đồng; giải quyết việc làm cho trên 20.000 lao động trong xã và lao động vệ tinh một số xã lân cận. Bên cạnh việc duy trì sản xuất các sản phẩm khăn truyền thống, một số cơ sở đang sản xuất mặt hàng vải thổ cẩm, vải lụa tiêu thụ tại các tỉnh miền núi, các tỉnh phía Nam và xuất khẩu sang Lào, Thái Lan, Campuchia. Nghề dệt đũi tập trung chủ yếu tại xã Nam Cao và 12 xã lân cận của (Kiến

Xương). Làng nghề có 2.800 khung dệt, mỗi năm sản xuất khoảng 7 triệu mét. Giá trị sản xuất hàng năm đạt trên 70 tỷ đồng, tạo việc làm cho 7.043 lao động có thu nhập ổn định. Tuy nhiên từ năm 2007, do biến động về thị trường và tăng giá nguyên liệu đầu vào, nên sản lượng đũi giảm 30-40% so với những năm trước. Dự kiến năm 2009, sản lượng đũi tăng, song vẫn còn nhiều khó khăn. Nhóm làng nghề dệt vải, khăn, ươm tơ này là 39 làng nghề, chiếm khoảng 18.75% số làng nghề trong toàn tỉnh (bảng 2.2.2).

Theo dõi số làng nghề Thái Bình theo nhóm ngành (bảng 2.3), ta thấy, một số lượng làng nghề lớn được tập trung ở vài nhóm nghề, chiếm đa số về số làng nghề trong tỉnh như nhóm những nghề đã nêu trên. Có thể rút ra một số nguyên nhân cơ bản cho sự phát triển của nhóm ngành nghề này như sau:

+ Thứ nhất, những ngành nghề này đã rất phổ biến ở nông thôn Thái Bình, một phần vì Thái Bình có tiềm năng về đất đai và khí hậu rất phù hợp với việc phát triển nông nghiệp, vì vậy, có điều kiện rất thuận lợi cho việc cung cấp nguyên, vật liệu cho nhóm ngành này.

+ Thứ hai, những nghề này không cần số vốn đầu tư lớn, người lao động vừa có thể làm nghề nông, vừa có thể tận dụng thời gian nhàn rỗi của mình.

+ Thứ ba, thị trường cho những sản phẩm của nhóm ngành này khá đa dạng, đối với ngành mây tre đan trước kia rất được thị trường Liên Xô (cũ) và Đông âu ưa chuộng, hiện nay, ngoài thị trường trong nước thì cũng tìm được thị trường xuất khẩu ổn định ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Tây Ban Nha… trong khi đó lại đang bắt đầu tìm lại được vị trí của mình ở những thị trường truyền thống trước kia.

+ Thứ tư, với những ngành này đều là những nghề truyền thống có từ lâu đời của Thái Bình, đã tồn tại cùng với lịch sử và văn hóa Thái Bình, như: Chiếu Hới (Tân Lễ - Hưng Hà); dệt Phương La (Hưng Hà); dệt đũi Nam Cao (Kiến Xương); ươm tơ Bách Thuận (Vũ Thư)… Chính vì vậy, nên những nghề này được lưu giữ lâu đời trong nông thôn Thái Bình.

Tuy vậy, có một số nghề mới được hình thành hoặc do sự tác động của thị trường đã buộc phải co cụm lại, điển hình như nghề làm muối. Trước kia, ở hầu

hết các xã ở ven biển huyện Tiền Hải đều làm muối, tuy nhiên, do sự thiếu hiệu quả trong việc làm muối, thu nhập từ muối thấp… đến nay, ở Thái Bình chỉ có một làng nghề sản xuất muối với số lượng lao động không nhiều tham gia vào công việc này (do chuyển sang nuôi trồng thủy hải sản hoặc chuyển sang làm nghề khác) (bảng 2.2.2). Một số nghề sản xuất ra tư liệu sản xuất như nghề cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng lại ít phát triển, số lượng làng nghề làm cơ khí của Thái Bình hiện nay chỉ có 4 làng nghề, còn làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng là 3 làng nghề. Một số làng nghề do tính đặc thù của sản xuất, đòi hỏi kỹ thuật thủ công truyền thống tinh xảo và bí quyết nghề nghiệp lâu đời như làng nghề chạm bạc Đồng Xâm thì không có cơ hội được truyền bá rộng rãi vì vậy vẫn tập trung chủ yếu ở một số xã thuộc huyện Kiến Xương như Hồng Thái, Hồng Giang, Lê Lợi và một xã thuộc huyện Đông Hưng là xã Đông Kinh. Số làng nghề chạm bạc là 4 làng nghề, chiếm 1.9% số làng nghề trong toàn tỉnh.

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề trong kinh tế nông thôn ở tỉnh Thái Bình Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)