Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề trong kinh tế nông thôn ở tỉnh Thái Bình Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 40 - 41)

Thái Bình là tỉnh đồng bằng châu thổ sông Hồng; phía Bắc giáp Hải Phòng, phía Nam giáp Nam Định, phía Tây giáp Hưng Yên và Hải Dương, phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ (biển Đông). Trung tâm của tỉnh là Thành phố Thái Bình, cách Hà Nội 100km. Tỉnh có 1 thành phố, 7 huyện.

Thái Bình được bao bọc bởi các con sông lớn và biển cả, đó là: sông Hồng, sông Hóa, sông Luộc và biển Đông; là tỉnh duy nhất không có đồi núi, đất đai màu mỡ, phì nhiêu rất thuận tiện cho việc phát triển nguyên liệu phục vụ cho sản xuất của các làng nghề, đặc biệt là công nghiệp chế biến.

Trước đây, Thái Bình được ví như "một ốc đảo", nhưng từ năm 2000 đến nay sau khi dự án quốc lộ 10 và quốc lộ 39 được nâng cấp thì Thái Bình trở thành tỉnh có mạng lưới giao thông thủy bộ khá phát triển. Tuyến quốc lộ 10 đã nối Thái Bình với Nam Định - Ninh Bình, Hải Phòng - Quảng Ninh; tuyến quốc lộ 39 đã nối Thái Bình với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ; với Hà Nội và các tỉnh phía Bắc; cảng Diêm Điền được đầu tư trở thành một trong những cảng lớn của quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao lưu kinh tế biển; các con sông lớn bao quanh tỉnh, tạo điều kiện cho giao thông đường sông phát triển. Hệ thống giao thông ngày càng phát triển đã tạo điều kiện cho sự phát triển của các làng nghề trong việc tiêu thụ sản phẩm cũng như nhu cầu về nguyên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất cho các làng nghề.

Nhìn chung, Thái Bình là một tỉnh nghèo về tài nguyên khoáng sản điều này là một trở ngại khá lớn trong việc cung cấp nguồn nguyên liệu cho rất nhiều nghề thủ công và các làng nghề trong tỉnh. Thái Bình có bờ biển dài xấp xỉ 50

km, nước biển lại có độ mặn cao hơn so với các vùng khác nên đã tạo thuận lợi cho nghề muối (diêm nghiệp) và nghề chế biến thủy, hải sản phát triển.

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề trong kinh tế nông thôn ở tỉnh Thái Bình Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 40 - 41)