Quan niệm mới về hạnh phúc

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện truyền kì Việt Nam thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX (Trang 68 - 71)

Từ điển Tiếng Việt thông dụng (NXB Trẻ, TpHCM, 1998) định nghĩa: Hạnh phúc là một danh từ chỉ sự “gặp được nhiều sung sướng, toại nguyện” [16, 182]. Điều toại nguyện trong cuộc đời mỗi con người lại mỗi khác, có những niềm hạnh phúc lớn lao nhưng cũng có những điều lại vô cùng giản dị. Trong văn chương trung đại quen thuộc, hạnh phúc của nhân vật, của mỗi cá nhân thường hòa trong niềm vui chung của đất nước, hòa với cái Ta rộng lớn, đó là thứ hạnh phúc của những bậc vĩ nhân dành cả cuộc đời cho đất nước, hạnh phúc khi đất nước hòa bình, dân chúng ấm no. Trong truyện truyền kì, chúng ta bắt gặp những cung bậc rất phong phú mà rộng mở vô cùng của cung đàn hạnh phúc.

Vẫn thấy rất nhiều trong những trang văn kì ảo hình bóng của thứ hạnh phúc cuộc đời quen thuộc, đó là niềm vui khi được vinh danh trên bảng vàng, được thỏa ước nguyện của chí làm trai sau bao năm đèn sách. Nốt nhạc hạnh phúc này xuất phát từ quan niệm trung thành với Nho học, tiến thân bằng con đường học vấn và phục vụ triều đình, gắn với đề tài thi cử vốn được đề cập rất nhiều trong văn chương.

Nhưng ngược lại, cũng có những niềm hạnh phúc vượt ra ngoài lẽ “xuất, xử, hành” của nhà Nho, vượt ra khỏi những khuôn khổ, lễ nghi, giáo điều của

triều đình phong kiến, ấy là niềm hạnh phúc mới mẻ mà Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng đã được trải nghiệm trong thời gian lui về ở ẩn, “tàng” giữa chốn thiên nhiên. Lúc này, hạnh phúc nghĩa là được tự do tự tại làm những điều mình muốn, đi đây đi đó, phiêu bồng thỏa chí. Phạm Viên là một nhân vật trở đi trở lại trong nhiều truyện và rất tiêu biểu cho quan niệm này (như truyện Phạm Viên trong Lan Trì kiến văn lục – Vũ Trinh, Thành Đạo Tử, Ông Nguyễn

Hoàn, Ông Nguyễn Trọng Thường - Tang thương ngẫu lục – Phạm Đình Hổ,

Nguyễn Án, Ông tiên Đông Thành trong Thoái thực kí văn của Trương Quốc

Dụng, Ông sư tiên núi NưaSơn cư tạp thuật – Khuyết danh, và sau này

trong Chân nhân Phạm ViênNam thiên trân dị tập – Khuyết danh…). Cha

là Tiến sĩ triều đình, bản thân Phạm Viên cũng có nhiều cơ hội để nối nghiệp cha, nhưng ông đã bỏ ý định tiến thân bằng con đường khoa hoạn, nghiền ngẫm tinh thông các sách phương thuật, sau đắc đạo thành tiên, đi khắp nơi dạy học và bốc thuốc chữa bệnh cứu người, thoắt ẩn thoắt hiện, đi mây về gió không ai biết tung tích. Người có nhã ý muốn tìm gặp ông quả là không gặp được, chỉ có hữu duyên thì gặp mà thôi.

Hạnh phúc cũng không còn chỉ là điều đạt được do ta hoạch định và phấn đấu trong một thời gian dài nữa, mà có thứ hạnh phúc bất ngờ, hạnh phúc ngắn ngủi nhưng thực sự để lại ấn tượng sâu sắc. Đó là phút giây hạnh phúc của người đàn bà góa và ông khách qua đường, để rồi sau lúc đó người đàn ông chết, họ không bao giờ được gặp nhau nữa, nhưng dư âm để lại chính là người con trai tài năng nổi bật Trạng nguyên Giáp Hải (Nhận ra mẹ đẻ - Công dư tiệp kí – Vũ Phương Đề). Đó là giây phút hạnh phúc ngất ngây của cô gái hủi và chàng thư sinh trên đường ứng thí, cũng chỉ có đêm đó họ được gần nhau, sau đó cô gái qua đời thành hồn ma giúp chàng thi đỗ, chàng trai trở thành viên quan triều đình, nhưng chàng vẫn lấy nghĩa vợ chồng đối đãi để trả cái tình và cái ơn cô (Tháp báo ânLan Trì kiến văn lục – Vũ Trinh).

Hạnh phúc gia đình tưởng giản dị mà vô cùng khó xây đắp, điều cốt yếu do sự chung thủy của con người, đặc biệt chung thủy với thứ hạnh phúc từ những ngày còn hàn vi, như chàng trai trong Tháp báo ân, hay ông quan Vũ Công Đạo trong Thủ khoa mặt đẹp (Công dư tiệp kí – Vũ Phương Đề) tuy sống trong vinh hoa phú quí vẫn không mua nàng hầu, chỉ có mỗi một phu nhân xe tơ kết tóc từ thưở hàn vi và lời tâm niệm “Ta dầu không theo kịp cổ nhân nhưng cũng chưa hề phạm điều răn về hiếu sắc”.

Prômêtê từ thời cổ xưa đã được loài người sùng kính, nhà văn Hi Lạp cổ đại là Etsinlơ đã viết vở bi kịch Prômêtê bị xiềng ca ngợi sức mạnh của tinh thần đấu tranh cho tự do và hạnh phúc của con người, vì con người… Các Mác trong luận văn tiến sĩ đặc biệt ngợi ca Prômêtê, một hình ảnh của đau thương nhưng vô cùng cao đẹp, là vị thánh và là người tử vì đạo cao thượng nhất trong lịch sử. Prômêtê trở thành hóa thân của người kiên trì chính nghĩa, hiến thân cho lí tưởng, phản kháng bạo ngược. Vị anh hùng đánh cắp lửa Prômêtê là người căm thù bạo ngược, chủ trì chính nghĩa, muốn mưu lợi cho loài người, tuy bị trừng phạt tàn khốc, nhưng ông vẫn kiên trì lí tưởng của mình: tìm cách để dành phần thịt bò cho loài người, đánh cắp lửa thánh trên núi Ôlempơ đem giấu vào một ống sậy rồi mang đến cho loài người.

Các nhà văn thời kì này đã biết đấu tranh cho sự tự do biểu hiện của con người, chia sẻ và đi sâu vào việc phản ánh những tình cảm riêng tư của con người, chứ không chỉ là những sự kiện trọng đại, những vấn đề chính luận, những triết lí khô khan. Chính nhờ sự xuất hiện của những yếu tố rất cá nhân đó mà vị thế của con người cá nhân trong văn học được nâng lên, đồng thời con người cũng xuất hiện “người” hơn. Và để chúng ta hiểu được rằng, hạnh phúc thực sự của một dân tộc, một đất nước xuất phát từ hạnh phúc (dù nhỏ bé) của mỗi người dân, làm cho mỗi người dân được hạnh phúc.

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện truyền kì Việt Nam thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX (Trang 68 - 71)