Những nhân vật lịch sử

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện truyền kì Việt Nam thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX (Trang 55 - 59)

Lấy cốt truyện từ chính sử, nội dung là các sự kiện đã có trong các sách chép sử, nhân vật là nhân vật có thực của lịch sử… đây là một bút pháp phổ biến trong văn học viết thời trung đại. Truyện truyền kì thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX không nằm ngoài tiền lệ đó. Có đến 25 truyện/86 truyện chúng tôi khảo sát thì nhân vật chính là những nhân vật có thật trong lịch sử, những nho sinh hay chữ, những vị quan tài năng, những anh hùng dân tộc…

Bảng thống kê nhân vật lịch sử

STT Tên truyện Nhân vật lịch sử Tổng số

Công dư tiệp kí

1. Tìm đất đền ơn Thượng thư Nguyễn Văn Huy (1486 - ?)

10 truyện

2. Thủ khoa mặt đẹp Vũ Công Đạo (1629 – 1714)

3. Thượng thư Lương Hữu Khánh

Thượng thư Lương Hữu Khánh

4. Nhận ra mẹ đẻ Trạng nguyên Giáp Hải (1507 – 1586)

5. Dóng ngựa thi thơ Phạm Trấn (1523 - ?), Đỗ Uông (1523 – 1600)

6. Tiến sĩ ăn khỏe Lê Như Hổ 7. Thám hoa được giáng

xuống Phù Khê

Quách Giai (1660 - ?)

8. Chôn xương bụng ngựa Đinh Tiên Hoàng (924 – 979)

9. Thám hoa Nguyễn Đăng Cảo

Nguyễn Đăng Cảo (1619 - ?)

Lan Trì kiến văn lục

11. Nguyễn Quỳnh Nguyễn Quỳnh (1677 – 1748)

7 truyện

12. Phạm Viên Phạm Viên

13. Bà phu nhân Lan Quận công

Nguyễn Thực (1555 – 1637)

14. Quan Thượng họ Đỗ Đỗ Uông

15. Ông Nguyễn Trật Nguyễn Trật (1573 - ?) 16. Ông Trạng họ Nguyễn Nguyễn Đăng Đạo (1652 -

?)

Tang thương ngẫu lục

17. Ông Nguyễn Duy Thì Nguyễn Duy Thì (1572 – 1652)

5 truyện

18. Ông Nguyễn Văn Giai Nguyễn Văn Giai (1554 – 1628)

19. Ông Nguyễn Trọng Thường Nguyễn Trọng Thường (1681 – 1735) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

20. Ông Lê Trãi Nguyễn Trãi (1380 – 1442) 21. Thánh Tông Hoàng đế Lê Thánh Tông (1442 –

1497)

Vũ trung tùy bút

22. Cá voi Nguyễn Tông Trình (1723 -

?) 2 truyện

23. Thần hồ Động Đình Hoàng Bình Chính (1736 – 1785)

Thoái thực kí văn

24. Thách thức với thần Tô Hiến Thành (? – 1179) 2 truyện

25. Ông tiên Đông Thành Phạm Viên

Người ta nói rằng lịch sử có thể thổi tung từng số phận như gió khô cuốn những chiếc lá vàng. Trước những sự kiện lớn lao và vũ bão của lịch sử, mỗi cá nhân con người quả thật quá nhỏ bé, quá mong manh, thậm chí đến mức người đời sau không thể nhớ ra họ hoặc biết đến sự tồn tại của họ. Các tác giả truyền kì đã làm công việc của những nhà chép sử chân chính, nhưng chỉ chép về một lĩnh vực đặc biệt, đó là chân dung danh nhân và những câu chuyện xung quanh cuộc đời họ. Có thể đó là những câu chuyện thật trong chính sử, cũng có thể là những câu chuyện chẳng bao giờ kiểm chứng được, nhưng có thể khẳng định chắc chắn một điều: Đó đều là những nhân vật có thật trong lịch sử, sống và phục vụ trong một triều vua cụ thể, với các phẩm hàm cụ thể, đặc biệt phần lớn họ đều mang thân phận là những vị quan đầu triều, có những người mà dân Việt Nam ai cũng biết, như Thái úy Tô Hiến Thành, quan Hành khiển Nguyễn Trãi, Trạng Quỳnh… và cả những nhân vật đứng đầu đất nước như Thái hậu Dương Vân Nga, Hoàng đế Lê Thánh Tông.

Có thể thấy rất rõ sự phát triển của xu hướng này qua so sánh các tác giả trong từng giai đoạn. Giai đoạn đầu, Đoàn Thị Điểm viết Truyền kì tân phả rất giống sử: thời gian, không gian rõ ràng, sự kiện có thật (Đền thiêng ở cửa bể

diễn ra dưới triều vua Trần Duệ Tông, có sự kiện vua đem mấy chục vạn quân đi đánh Chiêm Thành; Người liệt nữ ở An Ấp thời vua Lê Dụ Tông, ở làng An Ấp, Nghệ An – nay thuộc huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, chồng chết năm Ất Mùi (1715); Nữ thần ở Vân Cát sống thời vua Lê Anh Tông, làng Vân Cát thuộc huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định ngày nay, gắn với Thánh Mẫu Liễu Hạnh trong truyền thuyết dân gian). Hơn nữa, cốt truyện triển khai được đầy đủ quá trình sinh hạ, sống và thác thiêng của nhân vật, đều có nguyên nhân, diễn biến và kết quả, thậm chí cả ý nghĩa lịch sử, giống như tiến trình của một trận đánh hay một sự kiện của lịch sử, mà tác giả là người mô tả lại đầy đủ, chính xác và tuần tự, diễn tả được rõ cả hào khí anh hùng vĩ đại của nhân vật.

Các tác giả giai đoạn sau này đã chú ý đến tính sáng tạo và văn chương hơn, mà sáng tạo đầu tiên chính là sự phá cách ở kết cấu và cốt truyện, sự rút gọn của các chi tiết 9

và sự bình dị hóa nhân vật, kéo nhân vật lịch sử trở lại gần hơn thực tại với những tình tiết quen thuộc của cuộc sống thường ngày. Đó chính là khi những con người, sự vật xung quanh tác giả và đặc biệt là những nhân vật bình phàm xuất hiện.

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện truyền kì Việt Nam thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX (Trang 55 - 59)