Cảm giác đến từ Tiêu đề

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện truyền kì Việt Nam thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX (Trang 92 - 94)

b) Người phụ nữ trong “Lan Trì kiến văn lục”

3.2.2.1.Cảm giác đến từ Tiêu đề

Quan điểm viết về “tân” truyền kì, “sở văn”, “sở kiến”, “tân đính”… nổi lên chiếm ưu thế và trở thành xu hướng của cả một thời đại bắt đầu từ Đoàn Thị Điểm với Truyền kì tân phả, qua Vũ Phương Đề với Công dư tiệp kí đến Vũ Trinh với Lan Trì kiến văn lục. Đó chính là những ghi chép rất ngắn, hàm súc, những điều “sở kiến, sở văn” một cách khách quan. Tinh thần thực lục được thể hiện ở ngay tên tác phẩm. Các chữ “”, “lục” xuất hiện với tần số khá lớn trong các tiêu đề.

Bên cạnh các chữ “dị”, “quái”, “” thì hầu hết các tác phẩm có yếu tố hư ảo có thể sử dụng chữ “” và “lục” như một dấu hiệu nhận biết thể loại. Có lẽ vì thế, khác với văn chương hiện đại ngày nay (chữ “” thể hiện tính chính luận, giàu tính tư liệu chính xác, là một thể loại được ưa chuộng của báo chí) thì hầu hết các tác phẩm có chữ “” xuất hiện ở cuối đầu đề tác phẩm trong văn học cổ điển Trung Quốc dường như đều thể hiện có sự hư cấu cố ý (như Thạch đầu kí

hay Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần, Tây du kí của Ngô Thừa Ân…). Còn

trong văn học Việt Nam thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX, chữ “” được các tác giả sử dụng đi kèm với một hoặc một vài chữ khác lại mang ý nghĩa đặc biệt: trong Công dư tiệp kí (公 餘 捷 記: “tiệp” nghĩa là nhanh, “” là ghi nhớ, ghi chép -> “tiệp kí” là ghi nhanh), Thoái thực kí văn (退食記聞: “” là ghi, “văn” là nghe -> “kí văn” là ghi lại những điều nghe thấy). Chữ “lục” cũng chiếm đa số với Lan Trì kiến văn lục (蘭池見聞錄: “kiến” là nhìn thấy, “văn

là nghe được, “lục” là ghi chép, thâu tóm lại -> “kiến văn lục”: ghi chép lại những điều mắt thấy tai nghe), Tân truyền kì lục (新傳奇錄), Tang thương ngẫu lục (桑滄偶錄: “ngẫu” là vô tình, “lục” là ghi chép -> “ngẫu lục”: ghi chép một cách ngẫu nhiên) 11

.

Nhưng nếu các chữ “dị”, “quái”, “” rõ ràng đã mang yếu tố hư cấu tưởng tượng, thần kì cho bản thân tiêu đề thì hai chữ “” và “lục” lại gây cảm giác vụ thực – có vẻ có thật (chữ dùng của GS. Trần Đình Hượu), vì cả hai đều có ý nghĩa là ghi chép lại. Xu hướng tôn trọng thực tế, lấy thực tế làm hệ qui chiếu vốn cũng thường được các nhà nho khuyến khích. Trong hai chữ đó, tính vụ thực ở chữ “lục” dường như còn mạnh hơn, vì nó đều gắn với một tích nào đó.

Không nói gì đến những chữ trong những tiêu đề còn lại như “phả” (nghĩa là bảng ghi chép có hệ thống) trong Truyền kì tân phả (傳奇新譜), hay “tùy bút” (ghi chép ngắn) trong Vũ trung tùy bút (雨中隨筆) thì tính thực lại càng rõ hơn.

Ta cũng có thể nói thêm về những tác phẩm khác cùng thể loại trong thời kì này, như những tác phẩm khuyết danh, chưa xác định được tên tác giả: Sơn cư tạp thuật (山居雜述: “tạp” là lộn xộn, lung tung, “thuật” là kể lại -> “tạp thuật” là kể lại một cách lung tung), Bích Châu du tiên mạn kí (碧珠遊仙漫記: “mạn” là tự do, tản mạn, “” là ghi chép -> “mạn kí” là ghi chép tản mạn), Việt Nam kì phùng sự lục (越南奇逢事錄)…

Khác “linh – chí – quái” ở thời trước và “dị” ở sau này, như đã nêu trong phần 1.1.1.2 của luận văn này.

Ta thấy, trong giai đoạn này chữ “” không được sử dụng như một yếu tố nhấn mạnh trong các tiêu đề. Hết giai đoạn này, tức là vào nửa sau thế kỉ XIX, yếu tố “” trong các tên gọi của thể loại truyện này dần biến mất đi, thay vào đó là một số khái niệm tương đương nhưng tất nhiên có sắc thái khác nhau. Chữ

dị” (khác, kì lạ, kinh hãi, kì quái, lạ lùng) xuất hiện trong nhiều tiêu đề lớn: Hát Đông thư dị (Nguyễn Thượng Hiền), Thính văn dị lục, Nam quốc dị nhân sự tích lục, Nam thiên trân dị tập (đều khuyết danh)…

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện truyền kì Việt Nam thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX (Trang 92 - 94)