Thường dân bất hạnh

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện truyền kì Việt Nam thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX (Trang 76 - 79)

Hạnh phúc cũng như khổ đau không phân biệt kẻ giàu người nghèo, không phân biệt sang hèn, người xinh kẻ xấu, mỗi người đều có thể gặp bất hạnh của riêng mình.

Trong xã hội còn lạc hậu thời phong kiến, chúng ta bắt gặp rất nhiều hoàn cảnh bất hạnh và những số phận đáng được cảm thương. Rất nhiều người nông

dân bị cuốn vào vòng xoáy vũ bão của lịch sử: họ bị bắt đi lính (Người nông phu ở An MôTang thương ngẫu lục – Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án); bị họa chết oan và đói khát do nạn binh đao (Dốc lôi thủ - Lan Trì kiến văn lục – Vũ

Trinh, Người nông phu ở Như KinhTang thương ngẫu lục – Phạm Đình Hổ

và Nguyễn Án…). Rồi lại có người em khốn khổ, mồ côi cả cha lẫn mẹ từ nhỏ, bị người anh tham lam bủn xỉn, chị dâu tàn ác hung bạo chiếm hết tài sản rồi bắt ra ở riêng. Anh đi làm mướn, kiếm củi cũng chỉ đủ sống qua ngày, không có tiền mà cưới vợ (Ông tiên ăn màyLanTrì kiến văn lục – Vũ Trinh).

Hình ảnh những người mẹ, người vợ bất hạnh cứ ám ảnh mãi tâm trí người đọc. Vũ Phương Đề miêu tả sự bất hạnh của hai người phụ nữ trong một gia đình do người chồng, người con độc ác gây ra. Người vợ lỡ tay làm chết con gà yêu của chồng, sợ hãi sinh ra ốm. Mẹ chồng thương quá mới nhận tội thay, ai ngờ thằng con bất hiếu “một tay vác cuốc, một tay túm tóc mẹ lôi ra bãi tha ma ở đầu làng”, bắt mẹ ngồi xuống rồi định quật đất lên chôn mẹ (Ác báoCông dư tiệp ). Vũ Trinh trong Lan Trì kiến văn lục cũng tỏ ra đồng cảm với hoàn cảnh bất hạnh ấy của những người vợ, người mẹ: cô gái xinh dẹp, ngoan hiền không lấy được người mình yêu do chàng trai nghèo khó, cô bị bố mẹ ép gả cho nhà giàu, rồi bị ông chồng vũ phu thất học đánh chết do sự ghen tuông vô cớ (Sống lại); Người mẹ nghèo sinh con sau khi đã chết, không có sữa, không có tiền nên ngày ngày phải hiện lên mua bánh khảo bên đường về mớm cho con (Sinh đẻ kì lạ).

Ám ảnh nhất là hình ảnh những đứa trẻ bất hạnh. Trong Sinh đẻ kì lạ là đứa trẻ từ bé tới lớn chưa một lần được uống dòng sữa mẹ. Em sinh ra dưới mồ, được người mẹ ma ngày ngày mớm bánh khảo cho ăn, sau này người bố đón về nuôi thì cũng không ai dám tới gần cho em bú vì sợ âm khí, nhà lại nghèo không có tiền mua sữa, hàng ngày người bố phải mớm cớm, mớm cháo cho em. Trong

Con hổ nghĩa hiệp (Lan Trì kiến văn lục – Vũ Trinh) lại là đứa bé tội nghiệp bị người cha độc ác ném vào rừng cho hổ ăn thịt. Vì lão muốn lấy vợ hai nên đã

bạc đãi vứt bỏ em, may được hổ nhân từ đưa em về trong vòng tay chăm sóc của bà ngoại già yếu.

Yêu thương con người, quan tâm đến hạnh phúc và những nỗi niềm rất riêng tư của mỗi con người – từ những người xinh đẹp, giàu có, đến những người nghèo bất hạnh – là một trong những biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo và phong trào thực học trong văn học giai đoạn thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX. Trong văn học các giai đoạn trước, con người xuất hiện thông qua hình ảnh nhân vật chính thường dựa vào lí tưởng của đạo Phật, Nho để đạt tới mục tiêu trở thành người chính nhân quân tử, vì thế người đàn ông chiếm vị trí chủ đạo trong đời sống văn học, là nhân vật chính. Sang thế kỉ XVIII, nhân vật chính trong văn học lại là người phụ nữ, có những tác giả là đàn ông viết về phụ nữ và cả những người phụ nữ tự viết về giới mình – giới bất hạnh nhất, phải chăng là thế?

2.4.2.2. Số phận người phụ nữ

Từ xưa đến nay, hình ảnh người phụ nữ với tất cả vẻ đẹp, nhân cách, tâm lí… luôn là đề tài dành được sự ưu ái đặc biệt của các nhà văn, và họ xứng đáng được hưởng sự ưu ái ấy. Trong Văn học Trung Quốc, Dương gia phủ diễn nghĩa xuất hiện đời Minh đã miêu tả các nữ tướng họ Dương rất sinh động, sáng tạo rất nhiều hình tượng anh hùng nữ giới mà tiêu biểu là Mộc Quế Anh, có ý nghĩa mở đường cho lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc. Đến nửa cuối đời Thanh, xuất hiện Kính hoa duyên là một bộ tiểu thuyết trường thiên nổi tiếng, tác phẩm cuối đời của Lí Nhữ Chân. Nửa phần đầu của bộ sách miêu tả những truyện lạ kì mà hai cha con Đường Ngạo và Đường Tiểu Sơn lần lượt du lịch hơn bốn mươi nước biết được. Đoạn miêu tả về nước phụ nữ, nhiệt tình ngợi ca phụ nữ thông minh tài trí, bày tỏ sự phê bình đối với việc trọng nam khinh nữ thể hiện một tinh thần dân chủ.

Nhưng dường như trong văn chương Việt Nam thời trung đại, viết về nữ giới còn là một đề tài khá nhạy cảm, chính bởi thân phận bé nhỏ và khuất lấp của nữ giới trong xã hội còn bất bình đẳng thời bấy giờ. Nhà văn lớn Nguyễn Du đã khái quát về số phận những người phụ nữ trong xã hội phong kiến bằng những câu thơ bất hủ trong Truyện KiềuVăn chiêu hồn:

Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung

Đau đớn thay phận đàn bà Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu

Cùng với thời gian, đã có nhiều kiểu chân dung phụ nữ khác nhau xuất hiện trong văn chương, anh hùng liệt nữ như trong những trang viết bác học của Đoàn Thị Điểm, nhân hậu giản dị trong những câu chuyện Vũ Trinh kể lại…

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện truyền kì Việt Nam thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX (Trang 76 - 79)