Trung thành với lí tưởng Nho gia

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện truyền kì Việt Nam thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX (Trang 33 - 39)

Tư tưởng từ bi bác ái của đạo Phật và học thuyết nhân nghĩa của đạo Nho rất gắn với truyền thống yêu nước thương nòi của nhân dân Việt Nam. Đạo Phật (trong phần tích cực của nó) đã làm giàu thêm tình thương giữa con người với nhau và có lúc còn đưa đến những tư thế nhân sinh khỏe khoắn, lành mạnh. Đối

với học thuyết nhân nghĩa của đạo Nho thì người Việt đã vừa tiếp thu, vừa cải biến theo hướng dân tộc hóa, nhân dân hóa, ứng với mỗi thời kì biến thiên khác nhau của lịch sử dân tộc thì Nho giáo lại có một sự thịnh suy riêng.

Sự kiện Lê trung hưng (chỉ giai đoạn nhà Lê tiếp tục lên ngôi chống nhau với nhà Mạc, bắt đầu từ Lê Trang Tông, ở ngôi 1533 – 1548) cắm một mốc quan trọng trong lịch sử tư tưởng Nho giáo, dẫn đến sự thay đổi to lớn của nội dung quan niệm văn học và từ đây đã dẫn đến sự thay đổi căn bản trong nội dung và hệ thống văn học các thế kỉ tiếp theo.

Cuối thế kỉ XVI – đầu thế kỉ XVII, triều Lê được khôi phục, kỉ cương Nho giáo được vãn hồi. Kể từ đây, tư tưởng Nho giáo lại đè nặng lên đầu óc người cầm bút, tâm lí sùng cổ lại trở thành cái xiềng xích. Các tác gia lịch sử một lần nữa lại phải quay về con đường phục cổ, chiêm bái Việt điện u linh tậpLĩnh Nam chích quái lục. Dấu ấn hưng thịnh của đạo Phật thời nhà Trần chỉ còn le lói trong Công dư tiệp kí của Vũ Phương Đề, với tư tưởng “món nợ oan gia và cái thuyết báo ứng của nhà Phật không phải là hư truyền” (Nhận ra mẹ đẻ).

Kiếp sau của sư bật sô là vua Minh sứ Bắc quốc, một vị quan Nam triều không làm theo lời dặn của vua Minh mà “huyền cơ báo ứng họa phúc của nhà Phật sẽ thấy ngay ở bản thân khanh và con cháu của khanh nữa”, để lại mối hận cho những đời sau. Sư chăn trâu Linh Thông do Phật đầu thai xuống trần giúp dân, khi về trời rồi vẫn giúp nhân dân chống nạn giặc Ngô. Ta bắt gặp những thuật ngữ nhà Phật trong hai truyện này: “bật sô” (một loài cỏ thơm ở núi Tuyết Sơn, Kinh Phật dùng hai chữ này để gọi người xuất gia), “Nước tám đức” (theo quan niệm nhà Phật, nước ở trong ao cõi Cực Lạc và ở vùng biển núi Tu Di, Thất Kim Sơn có tám đức: trong sạch, mát mẻ, ngon ngọt, mềm mại, mượt mà, điều hòa, trừ được đói khát, phá bỏ được các căn chướng), “nghiệp chướng”… Dấu tích của đạo Phật hoàn toàn lu mờ và biến mất trong tất cả các tập truyện truyền kì

khác. Ta chỉ thấy xuất hiện thật đậm nét tư tưởng Nho gia, lí tưởng cửa Khổng sân Trình hoàn toàn phù hợp và được tôn vinh trong thời đại này.

Nho giáo là một học thuyết chính trị - đạo đức. Nền thịnh trị của thời Nghiêu – Thuấn được các nhà nho Việt Nam xem như một mô hình xã hội lí tưởng. Để xây dựng xã hội lí tưởng đó, cần có một bộ máy cai trị với những ông vua, vị quan sáng suốt, yêu thương dân, có trách nhiệm đối với dân. Đạo Nho được hình dung rất đúng là đạo nội thánh ngoại vương, tu kỉ trị nhân (tu thân theo mẫu thánh nhân để cai trị thiên hạ). Thánh nhân quân tử là mẫu hình nhân vật lí tưởng của Nho gia, bao gồm từ các bậc vua chúa, thánh nhân, anh hùng, đến cả Nho gia, Thiền sư, và những nhân vật nổi danh, tài đức lỗi lạc hoặc có nét phi phàm xuất chúng. Cụ thể là các nhân vật lịch sử thuộc các loại “thế gia”, “danh thần”, “danh nho”, “tiết nghĩa”… (những bậc tôi trung, con hiếu, kẻ sĩ nghĩa hiệp, đàn bà trinh liệt…), kể cả các truyện “thần quái”, “âm phần dương trạch” cũng xa gần gắn với loại truyện thánh nhân quân tử.

Qua việc khảo sát cụ thể hai mươi hai truyện trong Công dư tiệp kí của Vũ Phương Đề, chúng ta có thể thấy tập truyện này phản ánh rất rõ phạm vi nhân vật được nhà nho quan tâm.

Bảng phân loại loại nhân vật trong Công dư tiệp kí

Thế gia Danh thần Danh nho Tiết nghĩa Thần quái

- Kiếp sau của sư Bật Sô

- Sư chăn trâu linh thông

- Nguyễn Giám sinh là vua đất Bắc - Chôn xương bụng ngựa - Dùng nhan sắc, nhà - Thượng thư Lương Hữu Khánh - Nhận ra mẹ đẻ - Tiến sĩ ăn khỏe - Thám hoa được giáng xuống Phù Khê - Thần miếu Kim Tung - Tìm đất đền ơn - Thủ khoa mặt đẹp - Dóng ngựa thi thơ - Họ Trương cao cờ - Ác báo - Bố già lặn xuống vực tìm con gái - Giao long ngủ nhờ - Ông Hổ - Chuột đậy mặt, biết điềm lành dữ

Trần lấy thiên hạ - Thám hoa Nguyễn Đăng Cảo

5 truyện (22,73%) 6 truyện (27,27%) 4 truyện (18,19%) 2 truyện (9,09%) 3 truyện (13,64%)

Trong 22 truyện của Công dư tiệp kí, chỉ còn Nghề mọn nên quanKẻ trộm lừa thần thánh là không có yếu tố chủ đạo về những bậc thánh nhân quân tử, nhưng Nghề mọn nên quan cũng là truyện thuộc kiểu “âm phần dương trạch”, từ đó có thể thấy được mối quan tâm và loại nhân vật hàng đầu trong tác phẩm của các tác giả truyền kì giai đoạn này, nó thể hiện phần nào tư tưởng của người theo đức Khổng.

Gắn với những nhân vật thuộc loại thánh nhân quân tử ấy cũng sẽ phải là những không gian rộng lớn, vĩ mô, mang tầm vóc vũ trụ. Thông thường, các nhân vật sẽ hoạt động trên phạm vi không gian một vùng, một quốc gia hoặc liên quốc gia. Quan Quận công họ Điền trong Thần miếu Kim TungCông dư tiệp vâng mệnh triều đình đi đắp chỗ đê vỡ, đánh nhau với thủy thần, ấy là ông đã thực hiện nhiệm vụ đánh dẹp cuộc nổi loạn trong vùng. Còn rất nhiều những viên quan, những danh thần khác thì đều làm công việc của một quan lại bình thường phải làm, nghĩa là trấn thủ một vùng nào đó, đóng vai trò cha mẹ của dân ở vùng đó, đảm nhận công việc triều chính liên quan đến quốc kế dân sinh, là cầu nối giữa triều đình và người dân cùng đinh, ấy là họ đã đại diện cho quốc gia. Một dạng thức không gian đặc biệt nhất, thể hiện được nhiều nhất phẩm chất của một bậc chính nhân, đó chính là không gian liên quốc gia (đi sứ các nước), như ông Tiến sĩ ăn khỏeCông dư tiệp kí đi sứ đất Bắc. Rất hiếm gặp loại không gian vi mô như con đường, mảnh vườn, bến đò, mái nhà vốn gắn liền với cuộc sống riêng tư nhiều hơn là hoạt động chính trị xã hội. Như thế, cái nhìn không gian cũng mang đậm nét quan niệm Nho gia về “thiên hạ”, về “tam tài” thiên – địa – nhân, những danh thần, danh nho, tiết phụ… phải là những con

người của trời đất, thiên hạ cũng phải được cai quản bởi những đấng bậc kì tài này.

Những hoạt động xã hội truyền thống của nhân vật theo lí tưởng Nho gia từ xưa đến nay là thi cử, đỗ đạt, làm quan. Theo khảo sát của chúng tôi, ngoài sáu truyện nói về việc thi cử, thì những truyện nói về việc làm quan chiếm số

lượng rất nhiều, ví dụ như: Thượng thư Lương Hữu Khánh, Thám hoa được

giáng xuống Phù Khê, Thám hoa Nguyễn Đăng Cảo… (trong Công dư tiệp ); Quan Thượng họ Đỗ, Chuyện quan Quận ở Liên Hồ… (trong Lan Trì kiến văn lục); Ông Nguyễn Duy Thì, Ông Nguyễn Văn Giai, Tướng quân Đoàn Thượng… (trong Tang thương ngẫu lục)… Số liệu thống kê số khoa thi, số tiến sĩ của từng triều đại Việt Nam từ năm 1075 đến năm 1919 tuy có khác nhau theo từng tài liệu chúng tôi tìm được [35, 15 và 30, 22], nhưng có một điều thống nhất chung, đó là số khoa thi và số tiến sĩ của triều Lê luôn nhiều nhất so với các triều Lí, Trần, Hồ, Mạc, Nguyễn 6. Điều đó không chỉ thể hiện chính sách chiêu hiền đãi sĩ, trọng dụng quan tước của nhà Lê mà còn phần nào thể hiện và lí giải được được sự phát triển của lí tưởng trung quân và khát vọng thi đỗ, làm quan trong triều Lê của giới nho sĩ.

Theo quan niệm Nho gia, một trong những dấu hiệu bộc lộ tài năng thiên phú, khiến cho nhân vật ấy khác thường là tài thơ văn, tài năng văn chương dường như đi liền với nhân cách “Văn chương nết đất, thông minh tính trời”. Hơn nữa, qua thơ văn xưa có thể đánh giá được phẩm chất, năng lực hoạt động chính trị - xã hội của nhân vật. Do vậy có rất nhiều truyện nhắc đến tài năng này, như sáng tác thơ văn, xuất khẩu thành thơ, ứng đối nhanh nhẹn… của các nhân vật. Chàng họ Đào trong Con chó nhà nghèo có nghĩa (Tân truyền kì lục

Phạm Quí Thích) được miêu tả “Đặc biệt có tài văn thơ, qua những nơi danh

lam, cổ miếu, quán tránh rét, đài hóng mát, chỗ nào có thể ngâm vịnh được,

chàng đều có phẩm đề. Lời văn tinh luyện, ngụ ý sâu xa, người bấy giờ khen là bậc chủ soái trong làng thơ văn”. Thơ văn không chỉ là công cụ để thể hiện khát vọng, hoài bão chính trị, chí khí của nhân vật mà còn là phương tiện giúp cho nhân vật đỗ đạt, tham gia vào việc triều chính. Vũ Phương Đề còn dành toàn bộ một truyện để miêu tả về cuộc thi thơ giữa hai vị quan tương lai của triều đình (Dóng ngựa thi thơ). Qua thơ có thể biết được tài năng của kẻ sĩ, cũng như chí hướng và bản lĩnh của họ.

Nguyễn Khắc Viện khi Bàn về đạo Nho đã chỉ ra con đường trở thành “kẻ sĩ hiện đại” của các nhà nho. Quan điểm của ông làm ngời lên một con người đạo lí với nhiều nét mới, khác với những nhà nho lạc hậu của thời đại trước [nkv-bvdn]. Có hai loại Nho giáo: Nho giáo của các tri thức nho sĩ thời kì lãng mạn với niềm tin không tưởng vào vai trò xây dựng thế giới của nó và có Nho giáo của thời kì tỉnh mộng, thất vọng đối với vai trò của nó. Trong thế kỉ XVIII, sự khủng hoảng trên qui mô toàn quốc – cả ở Bắc Hà – của chế độ phong kiến đã cho chúng ta thấy trạng huống thê thảm của Nho giáo với tư cách là hệ ý thức chính thống của chủ nghĩa phong kiến. Đọc lại Hoàng Lê nhất thống chí ta sẽ thấy tương đối rõ ràng mọi sự. Khủng hoảng xã hội, nông dân khởi nghĩa liên miên và ở khắp các phía. Đó là tiền đề cho sự xuất hiện một hiện tượng Hồ Xuân Hương trong thi ca, một Truyện Kiều của Nguyễn Du – tập đại thành của văn chương cổ điển nước ta thế kỉ XVIII đến thế kỉ XIX, song cũng lại phản ánh trong nó sự rạn nứt của những quy phạm, chuẩn mực (nôm), văn học Nho giáo để bước đầu tiếp cận với sự sáng tạo hiện thực chủ nghĩa. Nhưng, sang thế kỉ XIX, với sự độc tôn Nho giáo, cũng là độc tôn vai trò hoàng đế thì trong văn chương, thi ca, văn hóa cũng chứng kiến một cảnh tượng quay lại Nho giáo như vậy. Nho giáo trong thời kì đầu thế kỉ XIX đã góp phần củng cố ách thống trị của vương triều Nguyễn, đóng vai trò “gông cùm” chính trị, tư tưởng cho triều đình, ngăn chặn sự chống đối của Nhân dân.

Nhưng dù ở thời đại nào, thì một trong những biểu hiện lí tưởng nhất của Nho gia chính là tấm lòng trung quân của kẻ sĩ. Tấm lòng ấy không chỉ hiện diện trong lúc hưng thịnh của vương triều, mà khi vương triều thất thế, vẫn để lại trong lòng những cựu thần bao nỗi luyến lưu, bao day dứt vì nỗi lòng hoài Lê.

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện truyền kì Việt Nam thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)