Không ai phủ nhận rằng trên thực tế, luôn tồn tại một sự đối lập giữa hai loại người mang trong mình những phẩm chất đối lập nhau như tốt và xấu, thiện và ác, thông minh và ngu dốt. Nhưng như vậy hoàn toàn không có nghĩa là giữa hai loại người ấy tồn tại một ranh giới tuyệt đối. Bởi vì một người được coi là tốt đẹp thì cũng đâu chắc tất cả mọi điều thuộc về con người anh ta đều hoàn thiện, và trái lại, một kẻ bị coi là xấu xa thì đâu phải bất cứ cái gì thuộc về hắn cũng xấu xa đáng ghét. Như K. Marx đã nói thì con người sống là thực hiện mình
trong một loạt các mối quan hệ xã hội: “Con người là tổng hòa của những mối quan hệ xã hội”. Trong các mối quan hệ ấy, những phẩm chất thuộc về bẩm sinh của con người được tập trung, cấu tạo lại và phải biến đổi. Vì thế mới tạo ra được những tính cách mới, những tính cách con người luôn vận động, biến đổi theo quy luật của mối quan hệ giữa tính cách và hoàn cảnh.
Nét chủ đạo dễ nhận thấy trong các tác phẩm giai đoạn này là đề cao những phẩm chất của con người: lòng nhân hậu, tình mẫu tử, tình yêu chung thủy, niềm khát khao và ước vọng về hạnh phúc…
Trong Sinh đẻ kì lạ (Lan Trì kiến văn lục), Vũ Trinh làm người đọc vừa kinh sợ vừa cảm động trước tình cha mẹ và cảnh ngộ trớ trêu của một gia đình nghèo. Người mẹ đã chết khi mang thai được bảy, tám tháng, ấy vậy mà một đứa bé lại được sinh ra dưới mồ, người mẹ ngày ngày phải lên trần mua bánh khảo về mớm cho con. Người bố nghe kể, đến đào mộ vợ ôm con về, nhưng hàng xóm ai cũng sợ đứa bé do người chết sinh ra nên không dám đến gần, nói chi đến việc cho bú nhờ. Người cha chịu cảnh gà trống nuôi con và ngày ngày cho đứa bé sơ sinh ăn bằng cách mớm cơm, mớm cháo đến khi nó lớn.
Tình yêu chung thủy được các tác giả chú ý đề cập, đặc biệt là Vũ Trinh. Trong bản giao hưởng nhiều sắc màu của Lan Trì kiến văn lục, đã nhiều lần những bài tình ca ngọt ngào vang lên. Có bài ca ca ngợi thứ ái tình sau một đêm gặp tưởng dễ phôi phai mà lại sâu nặng nghĩa tình giữa chàng nho sinh và cô gái hủi trong Tháp báo ân, giữa cô gái và chàng trai nghèo trong Sống lại. Có bài ca biểu dương tấm lòng đồng cam cộng khổ của vợ chồng cô ba trong Bà phu nhân Lan Quận công; hay khúc hát bi thương đầy cảm động về tình yêu của người chồng đối với vợ trong Con giải…
Vũ Phương Đề còn thông qua Chuột đậy mặt, biết điềm lành dữ (Công
thể từ đó mà suy ra điều thiện ác, và người đời nghe chuyện không thể không gắng gỏi làm điều thiện vậy”. Dĩ nhiên không phải tất cả những phẩm chất tốt đẹp – những đức tính thuộc thiện của con người đều được thể hiện và ngợi ca trong những truyện truyền kì này, nhưng những gì các tác giả đề cập đã bộc lộ rõ sự quan tâm thực sự của họ đối với con người, bởi đó đều là những tính cách gần gũi nhất, những phẩm chất bình dị nhất mà lại tỏa sáng nhân cách của chữ Người theo đúng nghĩa.