Tính không thuần nhất về thể loại

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện truyền kì Việt Nam thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX (Trang 96 - 98)

b) Người phụ nữ trong “Lan Trì kiến văn lục”

3.2.3.Tính không thuần nhất về thể loại

Đặc điểm truyện truyền kì Trung Quốc là trong một tác phẩm có thể chứa đựng nhiều thể. Vì vậy, một tác giả truyền kì phải là một người có tài viết sử, tài làm thơ, và tài nghị luận. Đó chính là những lí do có sức hút rất lớn của thể truyện truyền kì của Trung Quốc đối với Nho sĩ một số nước Đông Á, Đông Nam Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam thời đó.

Truyền kì Việt Nam giai đoạn thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX nhiều phong ba cũng có đặc điểm tương tự như vậy. Chính vì có sự chuyển đổi trong phong cách sáng tác: vừa học hỏi những tác phẩm truyền kì đỉnh cao, vừa giữ nguyên bản chất của truyền kì sơ khai, vừa gần và là bước đệm của văn học kì ảo hiện đại, nên vô tình nó đã qui tụ trong lòng sự pha tạp của rất nhiều thể loại: như ghi chép, tùy bút, hồi kí, truyện, sách bách khoa, sách danh nhân, lịch sử, sách phong thủy v.v… Nhưng hiện tượng phổ biến nhất vẫn là hay dùng tên gọi riêng cho mỗi cuốn sách, mỗi tập truyện (chí, lục, phả, bút, tùy bút, kí, kì, kí sự, thuyết…): Truyền kì tân phả, Vũ trung tùy bút, Công dư tiệp kí, Tân truyền kì lục...

Các truyện trong mỗi tập (tuy cùng là truyện truyền kì) nhưng cũng có sự không đồng nhất: Phần lớn là truyện kí có tính chất kì về các danh nhân, nhân vật lịch sử, sự kiện và địa điểm lịch sử… nên tương đối ngắn gọn, cụ thể; ngoài ra cũng có truyện dài như tiểu thuyết (Con chó nhà giàu có nghĩa…), có truyện

như truyện lịch sử (trong Truyền kì tân phả của Đoàn Thị Điểm), có nhiều truyện lại mang hơi hướng của truyện ngụ ngôn (Con hổ nghĩa hiệp, Gấu hổ chọi nhau…), có truyện kết cấu như truyện Nôm (Bích Châu du tiên mạn kí)…

Trong một cuốn sách thường xuất hiện những tác phẩm hoàn toàn không giống nhau về đặc trưng thể loại. Chính chất kí sự nổi bật đã tạo nên tính không thuần nhất về thể loại trong các tập truyện đó. Trong Công dư tiệp kí của Vũ Phương Đề, phần nhiều là những bài kí, ghi chép về phong cảnh đất nước, con người, bên cạnh đó là nhiều bài mang tính chất nghiên cứu phong thủy địa lí, những bài tuyên truyền triết lí đạo Phật và truyện ngụ ngôn.

Ta thấy dấu vết của nhiều bài thơ trữ tình vẫn còn trong các tập truyện, thể hiện qua những câu đối, câu văn biền ngẫu hay một vài bài thơ ngắn 12

. Đặc biệt, trong tùy bút của Phạm Đình Hổ đậm đặc sự xen kẽ giữa các câu văn xuôi giàu chất trữ tình với những đoạn nghị luận có tính chất nghiên cứu.

Tuy nhiên, bên cạnh sự không nhất quán về thể loại của từng truyện trong một tập hoặc giữa các tập truyện với nhau, ta cũng thấy khá rõ dấu hiệu của sự hình thành thể loại, điển hình như thể tùy bút. Phạm Đình Hổ viết tùy bút lưu giữ nhiều bản sắc dân dã, phong cảnh và phong tục đất nước;Đoàn Thị Điểm nghiêng về chép phả; Vũ Phương Đề thiên về ; Vũ Trinh dành ưu ái cho tầng lớp bình dân của cuộc sống thôn dã thân quen; trong khi Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án thích ghi lại những chuyện ở chốn kinh thành dâu bể… Qua mỗi cái tên, phần nào thấy được phong cách chủ đạo của tác giả, đồng thời có thể thấy sự

tỏ ra khiêm nhường vốn có ở các nhà văn trung đại (chỉ tự nhận tác phẩm của mình là những bài ghi chép lại chuyện đời hiện tại hoặc chuyện cũ trong các sách trước đây, những bài ấy được ghi nhanh, lộn xộn, chưa không có chủ tâm sắp

xếp nhiều), nhưng đồng thời cũng khéo léo khoe được cái tài của các tác giả (ấy là tôi còn chưa dụng công…).

Tất cả những sự chuyển đổi, những mối quan hệ này được thể hiện bằng một lối văn đơn giản nhưng hiệu quả.

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện truyền kì Việt Nam thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX (Trang 96 - 98)