7. Bố cục của luận văn
1.1.1.6. Mục đích và nội dung hoạt động của các TCPCP
Các TCPCP ra đời là một nhu cầu tự nhiên nhằm mục đích hoạt động nhân đạo, từ thiện và cứu trợ xã hội. Dù ra đời dưới hình thức này hay hình thức khác thì đó cũng là những hoạt động do các nhu cầu khách quan của xã hội nhằm giúp đỡ những người khốn khổ.
Dorothy Day - tình nguyện viên của một TCPCP đã nói “Có một lời kêu gọi chúng tôi, lời kêu gọi phục vụ - rằng chúng tôi hãy hợp sức với những người khác làm cho mọi sự đều tốt đẹp hơn lên trên trái đất này”. [103, tr 58]
Với nguồn gốc xuất phát ban đầu phần lớn là những nhóm từ thiện nhỏ có liên quan ít nhiều tới các giáo phái tôn giáo, nội dung hoạt động của các TCPCP là trợ giúp cho các nạn nhân của chiến tranh, thiên tai và đói nghèo; đồng thời cũng tranh thủ thông qua hoạt động viện trợ để truyền giáo.
Tuy nhiên theo thời gian, mục đích và nội dung hoạt động của các TCPCP đã thay đổi nhằm đáp ứng những nhu cầu mới và thách thức mới của thời đại.
Sau chiến tranh thế giới II, sự ra đời của tổ chức Liên Hợp Quốc đánh dấu một kỷ nguyên mới phấn đấu vì con người, vì sự phát triển xã hội. Năm 1949, Hiến chương Liên Hợp Quốc về quyền con người được coi là một cam kết chính thức của tất cả các quốc gia thành viên nhằm loại trừ đói nghèo và bất công trên thế giới. Tuy nhiên, sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ về kinh tế ở các nước phát triển sau chiến tranh đã kéo theo sự bất bình đẳng ngày càng gia tăng giữa người giàu và người nghèo, giữa nước giàu và nước nghèo. Ngoài ra, những hiểm hoạ như môi trường suy thoái, tài nguyên cạn kiệt, hiệu ứng nhà kính, bệnh dịch truyền nhiễm... đang trở thành mối đe doạ ngày càng lớn tới cuộc sống, tới sự phát triển và ổn định của mỗi quốc gia. Vì vậy, từ thập kỷ 1960 trở đi, hoạt động PCP không chỉ bó hẹp trong cứu trợ nhân đạo mà đã mở rộng sang phát triển. Các lĩnh vực được các TCPCP quan tâm là những vấn đề nóng bỏng của nhân loại như: bảo vệ môi trường, hạn chế sự gia tăng dân số, giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em, vấn đề hoà bình giữa các dân tộc... Lĩnh vực hoạt động của các TCPCP hiện nay rất rộng lớn, có mặt trên hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Về thời gian hoạt động, trước đây vì nguồn kinh phí hạn hẹp nên các chương trình hoạt động của các TCPCP thường không dài, chỉ mang tính chất sự kiện rồi giải thể khi đã hoàn thành xong nhiệm vụ thì nay đã chuyển sang hoạt động lâu dài và thường xuyên hơn nhằm đạt được hiệu quả viện trợ cao trong bối cảnh chiến
Những thay đổi về mục đích và nội dung hoạt động của các TCPCP ở trên chính là kết quả của một cách nhìn mới đối với thế giới và những hiểu biết mới về sự phát triển.