7. Bố cục của luận văn
2.1.3. Việt Nam củng cố môi trƣờng pháp lý đối với hoạt động của
TCPCPNN
Bên cạnh những thành tựu và tiến bộ đáng ghi nhận trong công cuộc đổi mới đất nước, Việt Nam vẫn còn nhiều mặt yếu kém và hạn chế. Do tác động của hội nhập và phát triển kinh tế thị trường, sự phân hoá giàu nghèo giữa các vùng, giữa các tầng lớp cư dân tăng nhanh. Tỷ lệ nghèo đói vẫn còn ở mức cao. Trước tình hình đó, Đại hội Đảng lần thứ VIII năm 1996 đã đưa mục tiêu xoá đói giảm nghèo thành một trong những chương trình quốc gia. Đến năm 1998, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định đưa chương trình xoá đói giảm nghèo thành một trong 7 chương trình mục tiêu quốc gia và xóa đói giảm nghèo cũng là mục tiêu hàng đầu của các Mục tiêu Thiên niên kỷ mà Việt Nam cam kết thực hiện trước cộng đồng quốc tế. Để giải quyết được nghèo đói thì cần phải có sự tập trung mạnh mẽ hơn vào những ưu tiên làm giảm đói nghèo. Đảng và Nhà nước ta đã huy động mọi nguồn lực để tham gia vào công cuộc phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo. Với phương châm mở rộng hợp tác quốc tế, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ giúp đỡ của nhân dân thế giới, kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, động viên mọi nguồn lực bên trong là chính, đồng thời khai thác tốt những điều kiện thuận lợi từ bên ngoài, Chính phủ Việt Nam khuyến khích sự đầu tư của Chính phủ các nước, của các tổ chức khu vực và quốc tế đối với Việt Nam.
Với những đóng góp đáng ghi nhận trong giai đoạn trước năm 1996, các TCPCPNN được Chính phủ Việt Nam khuyến khích vào Việt Nam hoạt động. Trong quan hệ với các TCPCPNN, Đảng và Chính phủ Việt Nam xem đó là một nguồn viện trợ quý báu cho công cuộc xây dựng đất nước và là một kênh quan hệ
quán của Đảng và Nhà nước ta là khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các đối tác của đối ngoại nhân dân, trong đó có các TCPCPNN hiểu biết hơn về đất nước, con người, lịch sử và văn hoá của Việt Nam, góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân ta với nhân dân các nước trong khu vực và trên thế giới. Chính phủ cũng khuyến khích việc chủ động vận động, quản lý tốt hoạt động và sử dụng có hiệu quả viện trợ PCPNN với tinh thần tranh thủ tốt bên ngoài về kinh tế, chính trị song không để độc lập chủ quyền và an ninh quốc gia bị xâm hại.
Từ chủ trương đó và để tranh thủ được ngày càng nhiều nguồn viện trợ này, Đảng và Nhà nước ta đã tạo mọi điều kiện thuận lợi bằng việc cải thiện môi trường pháp lý cho các TCPCPNN hoạt động; đồng thời đẩy mạnh phân cấp quản lý và phối hợp từ Trung ương xuống địa phương trong công tác quản lý hoạt động của các TCPCPNN.
Một mốc quan trọng trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động viện trợ phi chính phủ nước ngoài là ngày 24/5/1996, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 339/TTg về việc thành lập Uỷ ban Công tác về các TCPCP. Đây là cơ chế liên ngành nhằm giúp Thủ tướng chỉ đạo, quản lý, giám sát về tình hình hoạt động của các TCPCPNN tại Việt Nam và kiến nghị với Thủ tướng những chính sách phù hợp. Cơ quan thường trực của Uỷ ban Công tác về các TCPCP là Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam.
Ngày 06/7/2000, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 79/2000/QĐ-TTg giải thể và chuyển giao nhiệm vụ một số tổ chức được thành lập theo quyết định của Thủ tướng, trong đó có Uỷ ban Công tác về các TCPCP. Tuy nhiên chỉ một năm sau, xuất phát từ tính chất, yêu cầu của công tác quản lý các TCPCPNN, ngày 24/4/2001 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 59/QĐ-TTg thành lập Uỷ ban Công tác về các TCPCPNN để giúp Thủ tướng Chính phủ trong việc chỉ đạo, giải quyết những vấn đề liên quan đến các TCPCPNN. Quyết định này được bổ sung và sửa đổi so với Quyết định số 339/ TTg ngày 24/5/1996 ở chỗ thành lập một cơ quan chuyên trách hơn nữa đó là Uỷ ban Công tác về các TCPCPNN. Uỷ ban này khác với Uỷ ban được thành lập theo Quyết định số 339/TTg là chỉ chuyên trách về TCPCPNN. Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam là cơ quan thường
trực của Uỷ ban, chịu trách nhiệm chính trong công tác quan hệ và vận động viện trợ PCPNN.
Uỷ ban Công tác về các TCPCPNN (Uỷ ban) hoạt động theo cơ chế phối hợp liên ngành. Để giúp việc cho các thành viên chính thức, Uỷ ban thành lập nên các Nhóm Công tác gồm đại diện cấp vụ của các cơ quan thành viên. Bên cạnh đó, Uỷ ban cũng thành lập nên tổ công tác 4T để tham mưu cho Uỷ ban về hoạt động viện trợ PCPNN ở các địa phương Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và trong vấn đề Tôn giáo.
Trong Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Ban Điều phối viện trợ nhân dân (PACCOM) vẫn là một bộ phận chức năng, chuyên trách về công tác PCPNN của Liên hiệp. Để hỗ trợ cho hoạt động của các TCPCPNN, PACCOM có mạng lưới hoạt động với sự hợp tác chặt chẽ và hiệu quả của các cơ quan đầu mối về công tác PCPNN ở Trung ương và tất cả 64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong cả nước.
Như vậy, xuất phát từ hiệu quả của nguồn viện trợ PCPNN cùng với đó là tính chất phức tạp của các TCPCPNN liên quan đến an ninh quốc gia, chính trị, tôn giáo ở nước ta, năm 1996 Chính phủ đã cho thành lập một cơ quan chuyên trách để điều phối viện trợ ở cấp Trung ương. Đây có thể coi là một bước ngoặt trong công tác vận động viện trợ và quản lý hoạt động của các TCPCPNN ở Việt Nam.
Các cơ quan, ban, ngành ở Trung ương và các tỉnh thành cũng đều có một bộ phận chuyên trách về công tác quản lý hoạt động của các TCPCPNN. Mô hình cơ quan đầu mối rất khác nhau tuỳ thuộc và điều kiện thực tế của địa phương. Nhiệm vụ của các cơ quan đầu mối ở các bộ/ ngành và địa phương là phối hợp với các cơ quan chức năng để tham mưu cho cấp lãnh đạo của mình giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động viện trợ của các TCPCPNN tại ngành và địa phương mình. Trong trường hợp có những vấn đề phức tạp ngoài phạm vi khả năng và trách nhiệm giải quyết của địa phương hoặc ngành, cơ quan đầu mối sẽ có trách nhiệm báo cáo Uỷ ban thông qua cơ quan thường trực của Uỷ ban để xin hướng giải quyết nhằm
Quan hệ giữa Uỷ ban Công tác về các TCPCPNN và các cơ quan đầu mối về công tác này ở các địa phương là quan hệ phối hợp. Các cơ quan đầu mối không trực thuộc Uỷ ban Công tác về các TCPCPNN mà chỉ nằm dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh hoặc bộ/ ngành của mình. Tuy nhiên, để đảm bảo quản lý tốt hoạt động, sử dụng hiệu quả viện trợ và vận động được nhiều viện trợ PCPNN, quan hệ phối hợp trung ương và địa phương trong công tác này đã được thực hiện khá tốt trong nhiều năm gần đây. Việc trao đổi thông tin giữa cơ quan đầu mối ở Trung ương và các địa phương được diễn ra đều đặn thông qua cơ chế báo cáo và thông tin. Định kỳ một quý một lần, các cơ quan đầu mối ở địa phương báo cáo lên Uỷ ban tình hình viện trợ PCPNN ở địa phương mình, khó khăn và thuận lợi trong công tác này để Uỷ ban nắm được tình hình và tổng kết, rút kinh nghiệm. Về phía Uỷ ban, công tác thông tin, hỗ trợ và phối hợp với các địa phương cũng rất được coi trọng. Khi có tổ chức mới đến làm việc tại địa phương, Uỷ ban đều thông tin kịp thời cho địa phương về lĩnh vực hoạt động, tiềm năng, tính chất... của các tổ chức này để các địa phương có thể quản lý và vận động một cách hiệu quả nhất. Khi có những chủ trương, chính sách mới về công tác này hoặc khi có những hiện tượng cần phải lưu ý, Uỷ ban đều thông tin kịp thời cho các địa phương qua đường công văn hoặc qua trang web của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (www.vietpeace.org.vn) hoặc trang web của Trung tâm dữ liệu PCP (www.ngocentre.org.vn). Bên cạnh đó, qua các đợt tập huấn toàn quốc (tổ chức 1 năm một lần) của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và các đợt giao ban toàn quốc 6 tháng một lần do Uỷ ban tổ chức, các địa phương có điều kiện trao đổi học tập kinh nghiệm của nhau, đưa ra những khó khăn, vướng mắc mà địa phương mình gặp phải trong thực tiễn để cùng nhau giải quyết. Ngoài ra, để trực tiếp nắm bắt tình hình, Uỷ ban còn thường xuyên tổ chức các đoàn công tác đi làm việc với các địa phương và kiểm tra dự án của các TCPCPNN. Qua các đợt làm việc này, nhiều khó khăn của địa phương trong công tác này đã được hỗ trợ giải quyết, nhiều vấn đề chung đã được rút kinh nghiệm và nhiều mô hình tốt đã được ghi nhận để nhân rộng trên toàn quốc. Cơ chế quản lý trên thực sự đã phát huy hiệu quả trong việc giúp các địa phương làm tốt hơn trong công tác quản lý của mình và cập nhật thông tin kịp thời để giải quyết những vấn đề ảnh hưởng đến an ninh, chính trị của đất nước.
Một bước ngoặt nữa trong công tác quản lý và vận động viện trợ PCPNN ở Việt Nam là việc Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 340/TTg ngày 24/5/1996 ban hành Quy chế về hoạt động của các TCPCPNN tại Việt Nam. Lần đầu tiên Việt Nam có một quy chế với những quy định khá rõ ràng liên quan đến hoạt động của các TCPCPNN tại Việt Nam. Theo Quy chế này, các TCPCPNN khi vào Việt Nam sẽ có những quyền hạn và nghĩa vụ nhất định. Theo đó cán bộ của các TCPCPNN được khuyến khích vào làm việc tại Việt Nam, được tạo điều kiện về chỗ ở, làm việc, thuê nhân công với nhiều ưu đãi trong thị thực và xuất khẩu hàng hoá… Tuy nhiên, họ chỉ được vào Việt Nam triển khai viện trợ khi có sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam dưới hình thức Giấy phép hoạt động, Giấy phép lập Văn phòng dự án hoặc Giấy phép lập Văn phòng đại diện và trong quá trình hoạt động phải chịu sự tuân thủ của pháp luật Việt Nam.
Trong giai đoạn 1996 - 2006, để thực hiện việc quản lý Nhà nước một cách hiệu quả đối với nguồn viện trợ PCPNN, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 64/2001/QĐ-TTg ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài. Đây là một bước tiến mới trong công tác quản lý và sử dụng viện trợ PCPNN khi thay thế hai văn bản trước đây là Quyết định 80/CT ngày 21/3/1991của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) và Quyết định số 28/1999/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ. Với Quy chế mới, công tác quản lý và sử dụng viện trợ PCPNN ở Việt Nam được chuẩn hoá thêm một bước, với nhiều quy định chi tiết và cụ thể hơn cũng như phân cấp thẩm quyền phê duyệt các khoản viện trợ nhiều hơn so với trước. Từ khi Quy chế này ra đời, công tác quản lý và sử dụng viện trợ của phía Việt Nam được cải thiện một bước, đồng thời công tác vận động cũng có thêm nhiều thuận lợi khi thủ tục phê duyệt được quy định rõ ràng hơn và thẩm quyền phê duyệt được phân cấp mạnh hơn.
Như vậy, hoạt động của các TCPCPNN ở Việt Nam từ năm 1996 đến nay đã có một khung pháp lý tương đối hoàn chỉnh và thể hiện rõ sự quan tâm của Chính phủ Việt Nam đối với công tác này.
Với việc Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế về hoạt động của các TCPCPNN tại Việt Nam ngày 24/5/1996 và việc Mỹ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam (1995), nhiều TCPCPNN đã tiến hành đăng ký vào hoạt động viện trợ tại Việt Nam. Có thể thấy, trong hơn 10 năm qua (1996 - 2006) số lượng các TCPCPNN vào Việt Nam tăng mạnh. Từ 250 tổ chức năm 1995 lên 400 tổ chức trong năm 1996 (tăng 60%) và lần lượt tăng thêm vào các năm sau đó. Cụ thể, năm 1997 tăng thêm 50 tổ chức (tương đương 13%); năm 1998 tăng 30 tổ chức (tăng xấp xỉ 7%); năm 1999 tăng 2 tổ chức (tăng 0,4%). Tuy nhiên, đến năm 2000 có 7 tổ chức ngừng đăng ký hoạt động viện trợ tại Việt Nam (giảm so với năm trước đó 1%) nhưng một năm sau (năm 2001) số lượng các TCPCPNN liên tục tăng mạnh. Năm 2001 có thêm 16 tổ chức mới xin phép vào hoạt động (tăng lên 3%); năm 2002 tăng thêm 23 tổ chức (tăng xấp xỉ 5%); năm 2003 số tổ chức mới là 26 tổ chức (tăng 5%); năm 2004 số tổ chức mới tăng thêm là 20 tổ chức (tăng gần 4%); năm 2005 với 40 tổ chức mới vào hoạt động đã đưa số lượng các TCPCPNN hoạt động ở Việt Nam lên con số 600 tổ chức và đến năm 2006 số TCPCPNN hoạt động ở Việt Nam là 670 tổ chức (tăng khoảng 12% so với năm 2005). Như vậy trong vòng hơn 10 năm qua, số TCPCPNN vào hoạt động tại Việt Nam từ năm 1996 đến năm 2006 đã tăng lên 270 tổ chức (tăng xấp xỉ 67%). Sự tăng lên về số lượng các TCPCPNN vào hoạt động tại Việt Nam theo từng năm trong thời gian qua được thể hiện ở biểu đồ 2.1:
Biểu đồ 2.1. Số lƣợng các TCPCPNN hoạt động ở Việt Nam (1996-2006)
Các TCPCPNN đã triển khai hoạt động tại tất cả các tỉnh/thành phố trên cả nước trong đó có một số tổ chức có tiềm năng lớn với những dự án viện trợ có giá trị cao (cá biệt có các dự án hàng chục triệu USD. Ví dụ: tổ chức AP của Mỹ đã quyết định tài trợ cho dự án xây dựng lại Bệnh viện Nhi Trung ương với tổng giá trị tài trợ lên đến trên 90 triệu USD). Một số tổ chức lớn đã xây dựng chiến lược tài trợ dài hạn tại Việt Nam, phù hợp với các định hướng và ưu tiên phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Các dự án của họ tiếp tục tập trung vào các lĩnh vực phát triển kinh tế (đặc biệt là xoá đói giảm nghèo), y tế, giáo dục, giải quyết các vấn đề xã hội...
2.3. Hoạt động vì giảm nghèo và phát triển bền vững ở Việt Nam
2.3.1. Tích cực vận động tài trợ cho Việt Nam và sự thay đổi về hình thức, tính chất viện trợ. chất viện trợ.
2.3.1.1. Tích cực vận động tài trợ cho Việt Nam
Cùng với sự gia tăng về số lượng các TCPCPNN, giá trị viện trợ cũng tăng lên đáng kể. Theo thống kê chưa đầy đủ của PACCOM, trong thời gian từ năm 1996 đến 2006, Việt Nam đã nhận được 1.208.112.030,4 USD viện trợ từ các
400 450 480 482 475 491 514 540 560 600 670 0 100 200 300 400 500 600 700 800 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Số tổ chức Năm
TCPCPNN đã tài trợ và triển khai trên 2.659 khoản viện trợ (dự án và phi dự án) giúp Việt Nam với giá trị giải ngân 175.242.931 USD (chiếm 14,50% tổng giá trị viện trợ 1996 - 2006). Tiếp đó lần lượt là các năm 2004 với 143.052.904,29 USD (chiếm 11,84%); năm 2003 với 102.226.007 USD (chiếm 8,46%); năm 2002 với 93.331.669,62 USD (chiếm 7,73%); năm 2001 là 90.613.763,21 USD (chiếm 7,5%); năm 2000 với 84.083.136 USD (chiếm 6,96%); năm 1999 là 82.233.919,28 USD (chiếm 6,8%); năm 1998 là 78.009.356 USD (chiếm 6,46%); năm 1996 giá trị viện trợ đạt 72.807.071 triệu USD (chiếm 6,03%); và cuối cùng là năm 1997 với 70.415.667 USD (chiếm 5,83%). Nếu so sánh giá trị viện trợ từ năm 1996 đến 2006 thì trong vòng hơn mười năm qua, giá trị viện trợ PCPNN đã tăng lên 297%.
Nhìn chung trong giai đoạn từ 1996 đến 2006, giá trị viện trợ năm sau đều cao hơn năm trước. Cụ thể: năm 1998 giá trị viện trợ tăng 11% so với năm 1997 (tương đương với 7.593.689 USD); năm 1999 giá trị viện trợ tăng thêm