Việt Nam hình thành môi trường pháp lý cho hoạt động của

Một phần của tài liệu Hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài ở Việt Nam (Trang 52 - 55)

7. Bố cục của luận văn

1.2.3.1. Việt Nam hình thành môi trường pháp lý cho hoạt động của

hơn về Việt Nam và bảo vệ Việt Nam trước những luận điệu xuyên tạc của kẻ thù.

1.2.3. Giai đoạn từ năm 1986 đến 1996

1.2.3.1. Việt Nam hình thành môi trường pháp lý cho hoạt động của các TCPCPNN TCPCPNN

Cuối năm 1986, Đảng Cộng Sản Việt Nam đề ra chủ trương đổi mới. Công cuộc đổi mới đất nước thực sự mang ý nghĩa cải cách về mọi mặt từ nhận thức đến hành động. Chính sách đổi mới đã có tác dụng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, mở ra cơ hội cho các TCPCPNN giúp Việt Nam và nhiều tổ chức đã tái nỗ lực cử đại diện vào Việt Nam. Vào năm 1988, chủ trương đổi mới đã thu hút ngày càng nhiều hơn sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài đối với Việt Nam. Tháng 10 năm 1988, TCPCP của Bỉ (CIDSE) trở thành TCPCPNN đầu tiên có đại diện tại Hà Nội. Đến năm 1989, sau khi Việt Nam rút quân khỏi Campuchia quan hệ của Việt Nam với các nước tài trợ phương Tây đã được bình thường hoá trở lại.

Giai đoạn trước năm 1989, Việt Nam chưa có một khuôn khổ pháp lý rõ ràng để điều chỉnh hoạt động của các TCPCPNN. Viện trợ PCPNN chủ yếu do Ban tiếp nhận viện trợ thuộc Bộ Tài chính làm thủ tục nhận rồi sau đó phân chia khi đã xin ý kiến của Chính phủ. Chính vì vậy, giai đoạn trước năm 1989, các TCPCPNN chưa có nhiều hoạt động tại Việt Nam. Giá trị viện trợ còn rất khiêm tốn, hình thức viện trợ chủ yếu bằng vật chất, viện trợ mang tính chất cứu trợ nhân đạo là chính.

Tuy nhiên cùng với thời gian, Đảng và Nhà nước ta nhận thấy viện trợ PCPNN là một nguồn lực cần được coi trọng. Vì vậy, Chính phủ đã quan tâm, chỉ đạo công tác xây dựng các văn bản pháp quy liên quan tới hoạt động của các TCPCPNN, bắt đầu hình thành khung pháp lý cho hoạt động này.

Trước tiên đó là Quyết định số 51/HĐBT ngày 25/5/1989 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) giao cho Liên hiệp các tổ chức Hoà bình, đoàn kết, hữu nghị của Việt Nam (năm 1994 được đổi thành Liên hiệp các tổ

đồng thời giao cho các ngành, địa phương trực tiếp quan hệ và quản lý viện trợ của các TCPCPNN tại ngành hoặc địa phương mình.

Để thực hiện nhiệm vụ được giao tại Quyết định 51/HĐBT, ngày 10/6/1989 Liên hiệp đã thành lập bộ phận chuyên trách là Ban điều phối viện trợ nhân dân (viết tắt là PACCOM: People‟s Aid Coordinating Committee). PACCOM có nhiệm vụ giúp Liên hiệp xử lý bước đầu các thông tin liên quan đến hoạt động của các TCPCPNN; là chiếc cầu nối giữa các TCPCPNN với các đối tác Việt Nam và địa phương; khuyến nghị với Chính phủ các chính sách về hoạt động của các TCPCPNN ở Việt Nam. Tuy nhiên, với quyết định giao cho các ngành, địa phương trực tiếp quan hệ và quản lý viện trợ PCPNN, chỉ sau một năm thực hiện cơ chế này, công tác quản lý hoạt động của các TCPCPNN có nhiều vấn đề phức tạp. Nhà nước không thực sự nắm được tình hình quản lý các TCPCPNN, có hiện tượng tranh giành viện trợ giữa các đơn vị nhận viện trợ. Viện trợ bị xé lẻ manh mún và thường chỉ tập trung vào một số đơn vị, địa phương có thế mạnh.

Trước tình hình trên, Quyết định số 80/CT ngày 28/3/1991 (Quyết định 80/CT) của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) được ban hành. Trong Quyết định đã chỉ rõ: Cơ quan đầu mối trong quan hệ viện trợ với các TCPCPNN là Liên hiệp các tổ chức Hoà bình, đoàn kết, hữu nghị của Việt Nam và quy định cụ thể nhiệm vụ của cơ quan đầu mối. Thành lập Nhóm công tác về các TCPCPNN bao gồm đại diện của một số Bộ, Ban, Ngành ở Trung ương trong đó Liên hiệp chủ trì để làm tư vấn cho Chính phủ về những vấn đề liên quan đến các TCPCPNN. Quyết định cũng xác định trách nhiệm cụ thể của Bộ Tài chính trong việc quản lý tài chính đối với tiền, hàng viện trợ của các TCPCPNN. Thủ trưởng các Bộ, Ngành, địa phương, đoàn thể chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành công tác tranh thủ và quản lý các TCPCPNN có quan hệ với ngành, địa phương mình. Ngoài ra, để nâng cao tính chủ động của các ngành và địa phương, Quyết định 80/CT đã phân cấp việc quyết định tiếp nhận và sử dụng viện trợ của các TCPCPNN. Đó là, dưới 50.000 USD do Bộ trưởng hoặc Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố quyết định; Từ 50.000 USD đến 200.000 USD do Bộ Tài chính quyết định sau khi trao đổi thống nhất với Liên hiệp; Trên 200.000 USD do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay

là Thủ tướng Chính phủ) quyết định sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính và Liên hiệp.

Tuy nhiên, công tác quản lý của ta đối với mảng hoạt động này vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại. Cụ thể như: Các cơ quan chức năng của Nhà nước không nắm được chính xác các số liệu viện trợ cũng như tình hình hoạt động của các TCPCPNN; Có nơi UBND không nắm được tình hình quản lý và sử dụng viện trợ của các huyện hoặc ngành trong địa bàn tỉnh mình; Còn nhiều đầu mối trong công tác quản lý TCPCPNN... Nguyên nhân chính của những bất cập đó là do thiếu sự chỉ đạo thống nhất từ Trung ương đến địa phương trong công tác quản lý các TCPCPNN; thiếu một hành lang pháp lý chuẩn mực để xác định và điều chỉnh hoạt động của các TCPCPNN tại Việt Nam. Trong quá trình hoạt động, Nhóm công tác chưa đủ thẩm quyền giải quyết những vấn đề bức bách mà thực tiễn đặt ra.

Quyết định số 214/ TTg ngày 07/5/1993 của Thủ tướng Chính phủ đã ra đời để đáp ứng những nhu cầu đó. Quyết định 214 của Thủ tướng Chính phủ đã cho thành lập Ban chỉ đạo công tác PCP (gọi tắt là Ban chỉ đạo) do Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ làm trưởng Ban. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ giúp Thủ tướng giải quyết những vấn đề liên quan tới hoạt động của các TCPCPNN và TCPCP trong nước.

Ngoài ra, để cho hoạt động của các TCPCPNN được hiệu quả hơn và có thể học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong khi triển khai những chương trình, dự án cùng một lĩnh vực, hàng năm PACCOM cho xuất bản đều đặn cuốn danh tập về các TCPCPNN. Đây là diễn đàn chia sẻ thông tin giữa các cơ quan chức năng của Việt Nam, phía đối tác Việt Nam với các TCPCPNN cũng như giữa các TCPCPNN với nhau. Năm 1991, cuốn danh tập đầu tiên về các TCPCPNN hoạt động tại Việt Nam đã được xuất bản.

Nhiều hội nghị cũng được tổ chức để trao đổi thông tin và thông báo về tình hình hoạt động của các TCPCPNN. Năm 1992, Hội nghị quốc tế về các TCPCPNN được tổ chức đầu tiên tại Hà Nội. Tại Hội nghị này, các TCPCPNN và các cơ quan,

Việt Nam, cùng nhau xác định những tồn tại cần phải khắc phục cũng như những bài học kinh nghiệm cần được phát huy. Phía Việt Nam đánh giá rất cao sự hợp tác và hỗ trợ của các TCPCPNN đối với Việt Nam, cam kết tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hoạt động của các TCPCPNN tại Việt Nam thông qua việc xây dựng các chính sách và khung pháp lý cụ thể.

Năm 1993, Trung tâm dữ liệu PCP được thành lập để hỗ trợ công tác phối hợp và chia sẻ thông tin trong hoạt động của các TCPCPNN. Trung tâm là một bộ phận nằm dưới sự quản lý của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam. Trung tâm dữ liệu PCP được điều hành bởi Ban chỉ đạo gồm đại diện của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, một số cơ quan trung ương của Việt Nam và đại diện của một số TCPCPNN.

Như vậy xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và trên cơ sở hoạt động viện trợ của các TCPCPNN có hiệu quả, Đảng và Nhà nước ta nhận thấy cần phải có sự quản lý của Nhà nước đối với vấn đề này và cần có một cơ quan chuyên trách đứng ra đảm nhiệm công tác viện trợ PCPNN nhằm khai thác hiệu quả hơn nữa một nguồn lực cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tuy nhiên, những căn cứ pháp lý trên chưa thực sự đầy đủ và chưa đáp ứng được hết những vấn đề của thực tiễn nảy sinh. Đối với các TCPCPNN, khó khăn của họ vẫn chưa được giải quyết. Cụ thể như: xin thị thực, xác định các thủ tục hành chính khi triển khai dự án, gặp gỡ và trao đổi thông tin với các TCPCPNN khác, hoạt động ở cấp cộng đồng và thăm những vùng sâu, vùng xa...

Một phần của tài liệu Hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài ở Việt Nam (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)