7. Bố cục của luận văn
1.1.2.2. Hình thức của viện trợ PCP
Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, sự ra đời của các TCPCP cùng hoạt động PCP được mở rộng trên phạm vi toàn cầu. Hoạt động của các TCPCP đồng nhất với hoạt động viện trợ PCP. Đây là hoạt động viện trợ dưới dạng tiền, hàng và kỹ thuật của TCPCP cho những đối tượng cần được giúp đỡ.
Có hai hình thức viện trợ chính của các TCPCP. Một là viện trợ nhân đạo mang tính chất cứu trợ và hai là viện trợ phát triển.
Viện trợ mang tính chất cứu trợ nhân đạo để đáp ứng nhu cầu khẩn cấp nhằm cứu giúp sự sống của những con người không may gặp phải sự cố hoặc tai nạn bất thường. Trong trường hợp này, TCPCP sẽ trợ giúp dưới hình thức tiền mặt và hàng hoá. Đây là hình thức nhất thời, giúp những người gặp hoạn nạn cho đến khi cuộc sống của họ có chuyển biến tốt đẹp hơn. Cứu trợ là để mở đường cho sự phát triển lâu dài hơn.
Trong khi cứu trợ nhân đạo mang tính chất khẩn cấp chỉ có thể đảm bảo cho người dân thoát khỏi hoạn nạn chứ không giải quyết được các vấn đề lâu dài thì viện trợ phát triển đảm bảo những điều kiện để người dân phát triển tự lực. Viện trợ phát triển cần có sự đầu tư không chỉ về tài chính mà còn cần có thời gian, sự kiên nhẫn và óc sáng tạo để có thể đưa ra những mô hình phát triển thích hợp và hiệu quả.
Ngày nay, dù hai hình thức viện trợ này vẫn được các TCPCP tiến hành song song nhưng viện trợ cho phát triển được thực hiện thường xuyên và nó luôn là mục tiêu và điểm đến cuối cùng mà các TCPCP muốn vươn tới.
Viện trợ PCP thường được triển khai dưới dạng các dự án. Đây là một hoạt động đầu tư vào các nguồn lực hạn chế của người dân để tạo ra lợi nhuận. Hay nói một cách khác là nó hỗ trợ cho những đối tượng hưởng lợi từ dự án để họ có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Thông thường, quy trình của một dự án phát triển mà các TCPCP triển khai thường có những bước cơ bản là: khảo sát để xác định dự án, thẩm định dự án để xem xét tính khả thi, thực hiện dự án và bước cuối cùng là đánh giá về hiệu quả mà dự án mang lại.