Giai đoạn trƣớc năm 1975

Một phần của tài liệu Hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài ở Việt Nam (Trang 41 - 49)

7. Bố cục của luận văn

1.2.1. Giai đoạn trƣớc năm 1975

Các TCPCPNN vào hoạt động tại Việt Nam khá sớm. TCPCPNN đầu tiên đến Việt Nam là tổ chức CMA về sau đổi tên là CAMA. Tổ chức này đến Việt Nam từ năm 1911 với mục đích chính là truyền giáo sau đó mới là hoạt động từ thiện trong lĩnh vực xã hội. Đến những năm 1950, các tổ chức có tên tuổi và tiềm lực như CCF, CRS, CARE International và MCC... lần lượt đến miền Nam Việt Nam. Năm 2004 có 2 TCPCPNN đã tổ chức kỷ niệm 50 năm hoạt động ở Việt Nam là MCC và CWS. Còn lại phần lớn các tổ chức khác đến Việt Nam sau cuộc kháng chiến chống Pháp và tăng mạnh khi quân đội Mỹ ồ ạt đổ quân vào miền Nam Việt Nam. Hoạt

động của các TCPCPNN trong thời kỳ này là hoạt động mang tính chất nhân đạo và được thực hiện thông qua các phái bộ của Nhà thờ Công giáo La mã. Chính vì thế, hầu hết các TCPCPNN đầu tiên đến Việt Nam là các tổ chức có liên quan tới tôn giáo.

Sau tháng 7 năm 1954 đến năm 1975, Việt Nam tạm thời chia làm hai miền với hai chế độ khác nhau. Miền Bắc giải phóng đi lên chủ nghĩa xã hội, còn miền Nam trong sự thống trị của đế quốc Mỹ tiếp tục đẩy mạnh cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Sự khác biệt về chế độ chính trị và hoàn cảnh xã hội giữa hai miền khiến cho tình hình hoạt động của các TCPCPNN ở hai miền không giống nhau.

Trước tháng 5 năm 1975, nhiều TCPCPNN đã hoạt động tại miền Nam Việt Nam, chỉ có rất ít TCPCPNN viện trợ cho miền Bắc Việt Nam.

Ở miền Nam, từ năm 1954 các TCPCPNN đã vào hoạt động và tăng mạnh khi quân Mỹ ồ ạt đổ quân vào. Từ năm 1954 đến năm 1960 có 9 TCPCPNN. Riêng hai năm 1965 - 1967, thời gian mà Mỹ đang tiến hành chiến tranh cục bộ, có thêm 19 tổ chức. Từ năm 1968 đến 1974 có thêm 18 tổ chức triển khai các chương trình ở miền Nam Việt Nam. Tính đến cuối năm 1974, ở miền Nam có tất cả 60 TCPCPNN hoạt động trong đó TCPCP của Mỹ chiếm hơn một nửa với 32 tổ chức. Các tổ chức này hoạt động chủ yếu trong vùng Mỹ nguỵ chiếm đóng với mục đích chính là cứu trợ những người tỵ nạn di cư từ Bắc vào Nam. Cụ thể như các tổ chức CRS, CARE và IRC... Ngoài ra, các TCPCPNN còn tham gia cứu trợ những nạn nhân chiến tranh bằng việc cung cấp lương thực và các dịch vụ y tế.

Theo báo cáo của Hội đồng các Nhà thờ thế giới, từ năm 1965 - 1972, các TCPCP phương Tây mang tính chất tôn giáo đã giúp các nước Đông Dương (trong đó có Việt Nam) 48 triệu USD hàng cứu trợ. Dưới áp lực của chính phủ Mỹ, 91% số tiền viện trợ đó được gửi đến các vùng do Mỹ và đồng minh kiểm soát. [103, tr 84]

Bảng 1.1. Danh sách các TCPCPNN vào miền Nam Việt Nam trƣớc năm 1975

STT Tên tổ chức Thời gian

1 Christian Missionnary Alliance 1911

2 Christian Children’s Fund 1953

3 Catholic Relief Services 1953

4 Church World Service 1954

5 CARE International 1954

6 Menonite Central Committee 1954

7 Maltasar Aid Service 1955

8 Seventh Day Advantist 1955

9 W.S 1955

10 Foster Parents Plan 1957

11 International Voluntary Service 1957

12 Project Concern 1964

13 YCMC 1964

14 Asian Christian Service 1965

15 International Rescue Committee 1965

16 Vietnam Christian Service 1965

17 World Relief Commission 1965

18 World Rehabilitation Fund 1965

19 World Vission 1965

20 American Friends Service Committee 1966

21 American National Red Cross 1966

22 International Solidarity Institute 1966

23 Save the Children Fund 1966

24 Shoeshine Boys Foundation 1966

25 Community Development Fund 1966

26 American Medical Association 1966

28 United Red and Welfare Service 1967

29 Committee of Resposibility 1967

30 League of Red Cross Societies 1967

31 International Recreation Association 1967

32 American Dental Association 1967

33 Friends for All Children 1968

34 Gordon Barcley VN Fund 1968

35 Herman Gmeiner Fonds 1968

36 International Social Service 1968

37 New Zealand Red Cross 1968

38 Oxfam United Kingdom 1968

39 Norwegian Missionary Alliance 1968

40 The Salvation Army 1968

41 Unitarian Universalist Service Committee 1968

42 Baptist Social Service 1969

43 Partners in Aviation and Communications Technologies

1970

44 Pear Buck Foundation 1971

45 Terre des Homes 1971

46 Assembly of God Relief Agency 1972

47 Ockenden Venture 1972

48 Friends of Children of Vietnam 1973

49 Hold Children Service 1973

50 My Friends House 1973

51 Vietname American Children Fund 1973

52 American Korean Foundation 1974

53 Food for the Hungry International 1974 54 International Union for Children’sWelfare 1974 55 Social Educational Project in Vietnam 1974 56 German Initiative Assistance Overseas Chƣa rõ

59 World Wide Mission Alliance Chƣa rõ 60 HOLT International Children’s Fund Chƣa rõ

61 Friends for All Children Chƣa rõ

62 Travelers Aid International Social Service Chƣa rõ

63 Pearl Buck Foundation Chƣa rõ

64 Istitute for International Solidarity Chƣa rõ 65 International Union of Children’s Welfare Chƣa rõ 66 Vietnamese American Children Fund Chƣa rõ

(Nguồn : Tài liệu ghi chép của PACCOM)

Đồng thời với việc viện trợ, các TCPCPNN của Mỹ còn dựng lên các TCPCP quốc gia của chính quyền Sài Gòn. Số liệu kiểm kê năm 1973 cho thấy có 34 tổ chức xã hội đăng ký với Bộ Nội vụ Sài Gòn, có 6 đoàn thể thanh niên đăng ký với Bộ Thanh niên, có 500 cơ sở Nhi đồng do các tôn giáo tổ chức, ngoài ra còn có hàng trăm tổ chức không đăng ký. [103, tr 85]

Các tổ chức trên đã nhận được nhiều tài trợ để hoạt động trong lĩnh vực từ thiện nhân đạo.

Hoạt động nhân đạo, từ thiện của các TCPCPNN tại miền Nam Việt Nam trước ngày giải phóng được tiến hành trên các lĩnh vực chủ yếu là: Lương thực, thực phẩm vì hoà bình; Y tế cộng đồng; Cứu trợ nạn nhân chiến tranh và phúc lợi xã hội; Tái thiết và phát triển; Lương thực và dinh dưỡng; Sản xuất công nghiệp, giao thông, giáo dục; Canh nông, chăn nuôi, ngư nghiệp; Trợ giúp thương mại hoá; Hỗ trợ kỹ thuật; Tín dụng phát triển; Dân số và sức khoẻ; Cứu trợ người tỵ nạn; An sinh nhi đồng; Từ thành thị về nông thôn; Xã hội; Phát triển cộng đồng; Phát triển nông thôn; Các vấn đề dân tộc thiểu số; Con nuôi.

Những hoạt động viện trợ đó trên thực tế đã đáp ứng được phần nào nhu cầu bức thiết của các khu dân cư và các cộng đồng nghèo. Tuy nhiên bên cạnh những TCPCPNN thực sự hoạt động mang tính chất nhân đạo, giúp đỡ những người cùng khổ thì cũng có nhiều TCPCP của Mỹ hoạt động mang tính chất tiếp tay cho cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ. Chính vì thế, phần lớn các chương trình, dự

án của những tổ chức đó được thực hiện gắn với các chiến lược chiến tranh của Mỹ và chính quyền Sài Gòn.

Một quan chức Mỹ đã công khai đánh giá: „„các TCPCP tỏ ra rất hữu ích trong việc giúp đỡ những người cùng khổ... Điều đó đã đóng góp đặc biệt vào việc thực hiện các mục tiêu chính trị của chúng ta, của chính phủ Hoa Kỳ tại đây‟‟. [103, tr 85]

Các TCPCPNN vào miền Bắc muộn hơn so với miền Nam và với số lượng khá khiêm tốn. Trước năm 1965, miền Bắc chỉ nhận được sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa thông qua những hội ái hữu và một số TCPCPNN có trụ sở ở Giơnevơ và Paris đã từng có quan hệ với chính phủ miền Bắc Việt Nam thông qua Uỷ ban Đoàn kết trong thời kỳ chống Pháp. Sau năm 1965, số lượng viện trợ cho miền Bắc Việt Nam từ Hội hữu nghị của các nước phương Tây bắt đầu xuất hiện và ngày càng tăng lên với các chuyến hàng viện trợ thuốc chữa bệnh và phương tiện y tế cho các vùng bị đánh bom.

Điều đáng ghi nhận về vai trò của một số TCPCPNN đối với Việt Nam giai đoạn trước năm 1975 không chỉ là sự giúp đỡ về mặt vật chất mang tính chất cứu trợ cho những nạn nhân của chiến tranh mà còn là sự ủng hộ và giúp đỡ về mặt tinh thần.

Một số TCPCPNN nhận rõ tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ nên đã sớm rút khỏi các hoạt động ở miền Nam. Quỹ SCF-UK rời Việt Nam vào năm 1971. Một số tổ chức y tế của Mỹ cũng dừng hoạt động trong thời gian này. Một số tổ chức khác có những hành động trực tiếp để ủng hộ cuộc chiến tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam và lên án tố cáo tội ác của đế quốc Mỹ. Don Luce - một trong những người lãnh đạo của tổ chức IVS đã cùng một người Pháp phát hiện Chuồng cọp nơi giam giữ các tù nhân chính trị Việt Nam ở Côn Đảo. Dough Hostetter - thành viên của một TCPCP quốc tế ở miền Nam Việt Nam đã lên tiếng phê phán những hành động tiếp tay cho cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam của một số TCPCP có nguồn gốc tôn giáo... [103, tr 85]

Bên cạnh đó, nhân dân thế giới đã thành lập những tổ chức hoà bình, hữu nghị để ủng hộ cho cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam. Cụ thể như: Hội đồng hoà bình thế giới, Uỷ ban đoàn kết Á - Phi - Mỹ la tinh ... Trong chiến tranh, các tổ chức này cùng với các Hội hữu nghị song phương với Việt Nam đã rất tích cực nói lên tiếng nói công lý, ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược. Trong các Đại hội hoà bình thế giới như: Đại hội đoàn kết nhân dân Á Phi tháng 4/1960, tháng 5/1965; Hội nghị bất thường của Tổ chức đoàn kết nhân dân Á Phi ủng hộ và đoàn kết với nhân dân Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược ở Cai-rô (Ai Cập) tháng 9/1968; cuộc gặp gỡ thế giới của thanh niên và sinh viên vì thắng lợi cuối cùng của nhân dân Việt Nam tháng 8/1969 ở Hen-xin-ki (Phần Lan)..., các lực lượng tiến bộ đã mạnh mẽ nói lên tiếng nói tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam và giúp nhân dân Việt Nam trong công tác tuyên truyền, vận động. Chúng ta đã giành được sự ủng hộ to lớn của nhân dân tiến bộ trên thế giới cả về chính trị, tinh thần và vật chất. Các lực lượng khác nhau ở nhiều nước trên khắp năm châu từ người dân bình thường đến các nhà hoạt động chính trị, nghị sỹ, trí thức, nhà báo, từ các tổ chức quần chúng, tổ chức xã hội đến các đảng phái chính trị đã lên tiếng tố cáo tội ác xâm lược của Mỹ và đoàn kết, ủng hộ nhân dân Việt Nam với một tinh thần bền bỉ.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa đã đặt Việt Nam ở vị trí tuyến đầu chống chủ nghĩa đế quốc, ra sức giúp đỡ ta vũ khí và phương tiện kháng chiến, tạo điều kiện cho nước ta phát triển tiềm lực kinh tế và quốc phòng. Ở Liên Xô, Trung Quốc, Cuba và nhiều nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu... các đoàn thể quần chúng, tổ chức xã hội đã phát động những “Tuần lễ Việt Nam”, “Tháng Việt Nam”, “Năm Việt Nam” với những nội dung cụ thể như: thi đua hoàn thành sớm kế hoạch sản xuất hàng hoá với chất lượng bảo đảm để gửi cho Việt Nam, làm việc thêm giờ, quyên góp tiền của, hiến máu cho Việt Nam... Có rất nhiều hình thức thông tin, tuyên truyền cổ vũ cho tinh thần đoàn kết, hữu nghị với Việt Nam. Hàng ngàn cuộc mít tinh, biểu tình diễn ra ở các nhà máy, nông trường, cơ quan, trường học, trên quảng trường và các đường phố lớn lôi cuốn hàng triệu

người tham gia. Có nhiều người đã tình nguyện ghi tên mình vào danh sách sẵn sàng sang Việt Nam tham gia chiến đấu bất cứ khi nào Việt Nam cần đến.

Ở các nước tư bản, phong trào hữu nghị, đoàn kết với Việt Nam ngày càng lan rộng trong các tầng lớp nhân dân. Các lực lượng hoà bình, dân chủ, tiến bộ không ngừng lên án mạnh mẽ tội ác của kẻ xâm lược và hành động một cách tích cực để ủng hộ nhân dân Việt Nam kháng chiến dù có thể bị mất việc làm, khủng bố, bắt bớ, cầm tù. Không những họ tích cực quyên góp tiền, thuốc men và các thứ vật chất khác để gửi sang Việt Nam mà còn xuống đường biểu tình phản đối, nhiều trường hợp đập phá cả đại sứ quán và phòng thông tin Mỹ đặt ở nước họ.

Ở Mỹ, phong trào phản chiến của nhân dân Mỹ đã làm rung chuyển nước Mỹ. Phong trào được nhen nhóm vào cuối năm 1963 khi sự thất bại của Mỹ đã lộ rõ và chính phủ Mỹ đang nỗ lực cho những bước leo thang cuối cùng. Tội ác của Mỹ ngày càng chồng chất thì tấm lòng của nhân dân Mỹ càng xích gần nhân dân Việt Nam. Phong trào phản chiến của Mỹ là một phong trào nhân dân rộng lớn chưa từng có trong lịch sử nước Mỹ mà báo chí gọi đó là “cuộc chiến tranh ở trong lòng nước Mỹ”. Phong trào bao gồm nhiều tầng lớp thanh niên, sinh viên, phụ nữ, công nhân, trí thức, nhà báo, chức sắc tôn giáo... với các hình thức đấu tranh rất phong phú. Phổ biến là hội thảo về tội ác chiến tranh, đòi rút quân Mỹ về nước; biểu tình, tuần hành phản đối đòi chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam; đốt thẻ quân dịch, trốn quân dịch, đào ngũ, bỏ ra nước ngoài để không phải đi lính. Trong một số trường hợp đã nổ ra bạo động để phản đối chiến tranh. Quyết liệt hơn là hình thức tự thiêu để phản đối (đã xảy ra 8 vụ tự thiêu và người tự thiêu đầu tiên là anh Noócman Morixơn).

Giữa thời điểm giặc Mỹ leo đến những nấc thang cao nhất trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, nhân dân một số nước trên thế giới đã phát động chiến dịch “Những chuyến tàu cho Việt Nam”. Đoàn tàu chở hàng viện trợ đã dũng cảm vượt qua những bãi thuỷ lôi Mỹ, đến cảng Hải Phòng, mang đến cho nhân dân Việt Nam tình cảm hữu nghị và sự ủng hộ quý báu.

Đế quốc Mỹ càng mở rộng chiến tranh, Việt Nam càng giành được thắng lợi thì phong trào hữu nghị, ủng hộ Việt Nam càng phát triển, càng thu hút nhiều người tham gia hơn cho đến ngày Việt Nam toàn thắng.

Nhìn lại lịch sử thế giới, chưa có cuộc đấu tranh của một dân tộc nào được sự ủng hộ quốc tế rộng rãi và mạnh mẽ như cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam, chưa bao giờ số phận của dân tộc Việt Nam và số phận của nhân dân thế giới lại gắn chặt với nhau như vậy. Sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước kết hợp với sức mạnh quốc tế tạo thành sức mạnh tổng hợp đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đến thắng lợi cuối cùng. Chính sự ủng hộ, giúp đỡ quý báu của lực lượng tiến bộ thế giới đã góp phần làm nên chiến thắng thần kỳ của nhân dân Việt Nam trước một kẻ thù mạnh hơn gấp nhiều lần là đế quốc Mỹ.

Một phần của tài liệu Hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài ở Việt Nam (Trang 41 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)