7. Bố cục của luận văn
1.1.1.5. Nguồn tài chính của TCPCP
Để ra đời, hoạt động và duy trì sự tồn tại của mình, TCPCP cần có một nguồn kinh phí hoạt động. Ngân sách của TCPCP chủ yếu có được từ các nguồn chính sau đây: cá nhân, từ các hoạt động kinh doanh- dịch vụ, công ty và chính phủ. Hoạt động gây quỹ hoặc xin tài trợ của các TCPCP có thể được tiến hành theo đợt hoặc tiến hành thường xuyên. Hoạt động gây quỹ theo đợt là để có ngân sách phục vụ những hoạt động lớn hoặc những hoạt động cứu trợ khẩn cấp, được thực hiện sau khi có những sự kiện cần được cứu trợ (thiên tai, chiến tranh...) xảy ra. Ngân sách từ hoạt động gây quỹ theo đợt này thường được xác định dành cho các hoạt động và địa bàn cụ thể. Hoạt động gây quỹ thường xuyên là các hoạt động có kế hoạch từ trước và được thực hiện thường xuyên để lấy ngân sách phục vụ các hoạt động viện trợ nhân đạo và phát triển chung, có thể dành cho các hoạt động và địa bàn chưa xác định.
Nguồn đóng góp từ các cá nhân hảo tâm là một nguồn rất lớn, đặc biệt đây là tấm lòng của các cá nhân vì mục đích nhân đạo. Có nhiều hình thức quyên góp tiền từ các cá nhân: đóng góp của các thành viên; mỗi buổi đi lễ ở nhà thờ, mỗi cá nhân
tự nguyện đóng góp một khoản tiền nhỏ vào quỹ của nhà thờ để phục vụ mục đích nhân đạo; tại các cửa hàng và siêu thị có những hộp quyên góp tiền để vận động những người hảo tâm đóng góp chút tiền lẻ sau khi mua hàng; hoặc hình thức mà gần đây Việt Nam đã áp dụng là nhắn tin bằng điện thoại di động để đóng góp cho những mục đích nhân đạo cũng là một hình thức đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới... Một trong những TCPCP lớn, có ảnh hưởng đáng kể trong cộng đồng các TCPCP quốc tế là tổ chức OUK. Trong một chuyến thăm gần đây tới Việt Nam (tháng 7 năm 2007), bà Barbara Stocking - Giám đốc điều hành của tổ chức - cho biết trên 50% ngân sách của tổ chức là do các cá nhân hảo tâm đóng góp và rất nhiều người trong số họ cũng là những người rất nghèo. Có thể nói, có rất nhiều hình thức đa dạng và phong phú để quyên góp tiền từ các cá nhân. Đây là một nguồn tài chính rất có ý nghĩa vì hành động đóng góp xuất phát từ tấm lòng nhân ái của mỗi cá nhân.
Mặc dù bản chất là hoạt động phi lợi nhuận, tuy nhiên nhiều TCPCP cũng tiến hành một số hoạt động kinh doanh và dịch vụ để lấy tiền tài trợ giúp cho các đối tượng cần được giúp đỡ. Ví dụ như: một số tổ chức tài trợ cho các hoạt động dạy nghề sau đó hỗ trợ tiêu thụ những sản phẩm hàng thủ công do những người được hưởng lợi sản xuất tại những nước phát triển. Lãi thu được sẽ được trả một phần cho người làm ra sản phẩm, một phần được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động dạy nghề khác. Tổ chức OUK có một hệ thống 700 cửa hàng trên toàn nước Anh. Tại các cửa hàng này, tổ chức bán những đồ vật được tặng hoặc do tổ chức quyên góp được. Hàng hoá bán tại các cửa hàng này có thể là những đồ cá nhân còn mới, có thể là sản phẩm của các nhà máy, xí nghiệp mà tổ chức vận động được (thay cho việc đóng tiền mặt)... Hàng năm, hệ thống cửa hàng này đem lại một nguồn thu trên 20 triệu bảng Anh dùng để phục vụ cho các chương trình nhân đạo và phát triển của tổ chức. Cũng có những tổ chức có những hệ thống nhà máy hoặc dịch vụ rất phát triển và một phần lãi của các hoạt động kinh doanh được sử dụng để làm nhân đạo. Có những tập đoàn lớn cũng thành lập nên các TCPCP của mình để không chỉ quảng bá hình ảnh của mình mà còn góp phần vào các hoạt động nhân
của tập đoàn Ford...). Thông thường hai mảng hoạt động đó của các tổ chức loại này được tách rời nhau, mỗi mảng hoạt động chịu sự điều chỉnh của luật pháp theo một cách khác nhau.
Với những tổ chức không có các hoạt động kinh doanh thì có một nguồn tài chính tiềm năng có thể vận động được là từ các doanh nghiệp. Ở Mỹ và một số nước phát triển có quy định khi một công ty/doanh nghiệp tài trợ cho các hoạt động nhân đạo và chứng minh được việc tài trợ đó thì sẽ được giảm một phần thuế. Chính những chính sách như vậy đã giúp việc vận động tài trợ cho các hoạt động nhân đạo và phát triển của các TCPCPNN gặp nhiều thuận lợi.
Bên cạnh đó, trên thực tế, ngày nay rất nhiều TCPCP hoạt động nhờ vào sự tài trợ của chính phủ các nước.
Ở các nước phát triển như Thuỵ Sĩ, Na Uy, Mỹ, Canada, Bỉ, Đức, Thuỵ Điển... chính phủ thường dành cho các TCPCP của nước mình hoặc của nước khác một nguồn kinh phí từ 5% đến 20% trong viện trợ phát triển chính thức (ODA) và coi đó như một kênh thứ hai của viện trợ. Để kiểm soát hoạt động viện trợ của các tổ chức này, chính phủ các nước trên đã lập ra một cơ quan chuyên trách có nhiệm vụ quan hệ và phối hợp với những TCPCP đó. Cụ thể, Mỹ có USAID, Na Uy có NORAID, Thuỵ Điển có SIDA, Ôxtrâylia có AusAID, Đan Mạch có DANIDA...
Ngoài ra, một số TCPCP còn nhận được sự tài trợ từ chính phủ nước khác, từ liên chính phủ như Liên minh châu Âu (EU), từ Liên Hợp Quốc và các thiết chế tài chính lớn...
Điều này chứng tỏ vai trò và hiệu quả hoạt động của các TCPCP ngày càng được đánh giá cao.