Ngày càng nhiều TCPCPNN đến Việt Nam và đã có những hoạt

Một phần của tài liệu Hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài ở Việt Nam (Trang 126 - 134)

7. Bố cục của luận văn

3.1.Ngày càng nhiều TCPCPNN đến Việt Nam và đã có những hoạt

cực góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo và phát triển bền vững ở Việt Nam

Với phạm vi hoạt động rộng khắp, các TCPCPNN đã đến Việt Nam từ khá sớm. Theo thời gian, với sự mở rộng trong chính sách đối ngoại và quan hệ ngoại giao của Việt Nam trên trường quốc tế, với nhận thức khách quan hơn về các TCPCPNN, với những cải thiện ngày càng rõ ràng và minh bạch hơn về môi trường pháp lý cho hoạt động của các TCPCPNN, Việt Nam đã thu hút được ngày càng nhiều TCPCPNN vào hoạt động.

Trong giai đoạn đầu tính từ năm 1954 đến cuối năm 1986, số lượng TCPCPNN hoạt động ở Việt Nam chỉ giao động ở con số dưới 100 tổ chức. Mười năm sau, số TCPCPNN đã lên 400 tổ chức và mười năm sau nữa - năm 2006, số TCPCPNN vào hoạt động tại Việt Nam đã là 670 tổ chức. Sự gia tăng về số lượng các TCPCPNN đồng nghĩa với việc gia tăng về giá trị viện trợ. Nếu như giai đoạn trước 1986, giá trị viện trợ của các TCPCPNN chỉ dừng lại ở mức khiêm tốn khoảng chục triệu USD thì mười năm sau giá trị viện trợ đã tăng gấp 7 lần với giá trị giải ngân năm 1996 đạt trên 72 triệu USD và đến năm 2006 giá trị giải ngân đã tăng lên cao hơn nữa với giá trị giải ngân là 216 triệu USD. Thông qua hoạt động viện trợ của mình, các TCPCPNN đã có những đóng góp tích cực nhằm góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo và phát triển bền vững ở Việt Nam.

Xét về nội dung viện trợ, viện trợ PCPNN đã chuyển từ nặng về cứu trợ nhân đạo và cam kết ngắn hạn sang cam kết dài hạn và mang tính phát triển. Các chương trình, dự án được các TCPCPNN tài trợ nhìn chung phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ta.

biển và các khu đô thị đông dân nghèo (như những xã, huyện nghèo của tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Tây Nguyên…;

những tỉnh hay gặp nhiều thiên tai như Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Kiên Giang...; những địa bàn nghèo tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và nhiều thành phố khác). Điều này phù hợp với chủ trương của Chính phủ Việt Nam trong việc ưu tiên đầu tư cho xoá đói giảm nghèo và phát triển các vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ địa cách mạng trước kia...

Xét về lĩnh vực hoạt động, lĩnh vực hoạt động của các TCPCPNN ở Việt Nam cũng rất đa dạng, bao gồm cả giáo dục, y tế, môi trường, phát triển kinh tế, xã hội, viện trợ khẩn cấp nhưng chú trọng tập trung hơn cho lĩnh vực phát triển kinh tế (đặc biệt là xoá đói giảm nghèo), y tế, giáo dục, giải quyết các vấn đề xã hội.

Xét về quy mô từng dự án, đại đa số dự án do các TCPCPNN triển khai đều ở quy mô nhỏ và vừa (từ vài chục đến vài trăm ngàn đôla). Nếu ta đem so sánh giữa giá trị giải ngân với tổng số dự án được triển khai, lấy tổng giá trị viện trợ của một năm chia cho tổng số dự án của năm đó thì ta sẽ thấy quy mô trung bình của một dự án chỉ đạt mức khiêm tốn.

Bảng 3.1: Quy mô trung bình một dự án của các TCPCPNN (1996 - 2006) STT Năm Giá trị trung bình của

mỗi dự án (USD) 1 1996 62.927,46 2 1997 47.674,79 3 1998 50.754,3 4 1999 55.525,94 5 2000 53.761,6 6 2001 64.174,05 7 2002 53.577,31 8 2003 56.823,79 9 2004 64.847,19 10 2005 65.905,58 11 2006 79.857,95

Tuy nhiên trong vài năm gần đây đã xuất hiện những dự án có quy mô lớn từ 1 triệu đến 10 triệu USD (Tổ chức EMWF mấy năm gần đây đã triển khai hàng loạt

dự án quy mô lớn, mỗi dự án giá trị vài triệu USD như xây dựng Trung tâm học liệu Đại học Cần Thơ, Trung tâm Học liệu và Ký túc xá sinh viên Đại học Đà Nẵng, Trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên...; các tổ chức như Care Quốc tế, PLAN quốc tế... đã tài trợ cho nhiều dự án trị giá trên 1 triệu USD...; cá biệt có những dự án giá trị khá lớn trên 10 triệu USD như Dự án Xây dựng mới Bệnh viện nhi Trung ương trị giá trên 90 triệu USD đã được tổ chức AP - Mỹ cam kết tài trợ).

Xét về cấp độ dự án, viện trợ của các TCPCPNN cũng được thực hiện ở nhiều cấp độ. Từ cấp cơ sở mang tính vi mô như những dự án được triển khai ở cấp địa phương nhằm giúp đỡ các đối tượng cụ thể (như dự án phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em ở xã Dậu Dương, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ do tổ chức LCMS World Mission - Mỹ tài trợ ; dự án xây dựng trạm y tế Long Mỹ, tỉnh Bến Tre do tổ chức CNCF của Anh tài trợ…) đến cấp Trung ương mang tính vĩ mô như các dự án hỗ trợ xây dựng chính sách, xây dựng luật, nghiên cứu chính sách ... của Nhà nước (ví dụ như dự án do Quỹ Ford tài trợ cho một số cơ quan của Quốc hội và một số Bộ để nghiên cứu các chính sách liên quan của Mỹ ; diễn đàn Pháp - Việt về kinh tế và tài chính do tổ chức ADETEF của Pháp tài trợ ; hỗ trợ nghiên cứu và học ngoại ngữ của tổ chức Center for Education Exchange with Vietnam của Mỹ tài trợ…). Có những dự án chỉ thực hiện ở một thôn, một xã (như dự án phát triển cộng đồng tại xã An Phú, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây do tổ chức CARITAS (Thuỵ Sỹ) tài trợ; dự án chuẩn bị tái định cư cho người có thu nhập thấp tại đồi Trại Thuỷ, phường Phương Sơn, thành phố Nha Trang do tổ chức VET tài trợ) nhưng cũng có những dự án triển khai trên cả nước (nhiều tỉnh thành khác nhau) (như chương trình phòng chống HIV/AIDS, phòng chống cúm gia cầm của tổ chức CARE International; Chương trình phòng chống sốt xuất huyết do tổ chức AFAP - Ôxtrâylia tài trợ ; Dự án hỗ trợ người khuyết tật của tổ chức Chữ thập đỏ Tây Ban Nha); có những dự án chỉ thực hiện trong thời gian 1 vài tuần (như những dự án viện trợ khẩn cấp hỗ trợ nạn nhân thiên tai) nhưng cũng có những dự án kéo dài nhiều năm (như dự án nước sạch và vệ sinh môi trường của tổ chức PLAN tại Quảng Ngãi thực hiện trong thời gian 5 năm 2005 - 2009; chương trình dạy nghề cho thanh niên nông thôn miền núi

); có những dự án chỉ tập trung vào một lĩnh vực, một mảng công việc cụ thể (ví dụ như chương trình phòng chống các bệnh về mắt của tổ chức CBM - Đức tài trợ ở nhiều tỉnh; chương trình trang bị áo phao, phao cứu hộ cho vùng lũ lụt của tổ chức Chữ thập đỏ Thuỵ Sỹ tài trợ tại tỉnh Kiên Giang) nhưng cũng có những dự án lồng ghép nhiều lĩnh vực khác nhau (như dự án phát triển cộng đồng tổng hợp huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước do tổ chức CIDSE tài trợ, dự án giảm nghèo tỉnh Ninh Phước do tổ chức AAV tài trợ ; chương trình phát triển nông thôn tổng hợp do tổ chức Quaker thực hiện tại tỉnh Thanh Hoá),...

Về phương thức hoạt động, hầu hết các TCPCPNN khi tiến hành các hoạt động viện trợ đều hiểu tầm quan trọng và tôn trọng nguyên tắc quan hệ ba bên: chính quyền địa phương - người dân vùng hưởng lợi - TCPCPNN. Trong quan hệ đó, họ lấy người dân làm trung tâm của sự phát triển, sự tham gia của người dân luôn được coi trọng và không thể thiếu ở mọi khâu thuộc chu trình dự án. Điều này phù hợp với phương châm của Đảng và Nhà nước ta là dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và cũng phù hợp với quy chế dân chủ ở cơ sở. Hình thức viện trợ trực tiếp đến người dân của các TCPCPNN giúp tăng cường được tính năng động và ý thức trách nhiệm của địa phương, giảm bớt các đầu mối trung gian, hạn chế được nhiều tiêu cực trong việc nhận và sử dụng viện trợ. Các chương trình, dự án đều được các TCPCPNN coi trọng tính bền vững và khả năng duy trì các hoạt động dự án sau khi dự án kết thúc bằng cách xây dựng năng lực cho người dân và các tổ chức đối tác ở địa phương, hỗ trợ phát triển các nguồn lực cần thiết.

Về vai trò của viện trợ PCPNN, có thể nói so với nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA), viện trợ PCPNN chỉ mang tính chất khiêm tốn. Nếu lấy tổng giá trị viện trợ của từng năm chia cho tổng số dân Việt Nam trong năm đó, ta sẽ được giá trị viện trợ trung bình mà mỗi người dân Việt Nam nhận được.

Bảng 3.2: Giá trị viện trợ PCPNN trung bình theo đầu ngƣời ở Việt Nam (1996 - 2006)

STT Thời gian Dân số Việt Nam (ngƣời)* Giá trị viện trợ/ ngƣời/ năm (USD)** 1 1996 73.156.700 0,995 2 1997 74.306.900 0,95 3 1998 75.456.300 1,03 4 1999 76.596.700 1,07 5 2000 77.635.400 1,08 6 2001 78.685.800 1,15 7 2002 79.727.400 1,17 8 2003 80.902.400 1,26 9 2004 82.031.700 1,74 10 2005 83.106.300 2,11 11 2006 84.155.774 2,57 * Nguồn: Tổng cục Thống kê ** Nguồn: PACCOM

Bảng trên cho ta thấy giá trị viện trợ PCPNN tính theo đầu người ở Việt Nam còn rất khiêm tốn, tính trung bình một số năm chưa được 1 USD/người, thời gian gần đây cũng chỉ đạt trên dưới 2 USD/người. Tuy nhiên, một dấu hiệu đáng mừng là giá trị viện trợ không giảm đi mà ngày càng tăng lên và điều đó chứng tỏ rằng những người nghèo ở Việt Nam được giúp đỡ về vật chất ngày càng nhiều hơn. Mặc dù kết quả của những trợ giúp này còn ở mức khiêm tốn nhưng cũng đã góp phần chung sức với chính phủ và nhân dân ta trong cuộc đấu tranh trên mặt trận xoá đói giảm nghèo, giúp chúng ta khắc phục những khó khăn trên con đường phát triển. Dự án của các TCPCPNN đã mang lại những lợi ích thiết thực cho nhiều vùng nghèo và người nghèo như: làm đê biển để chống lũ lụt ngăn nước mặn (ví dụ: hoạt động xây đê biển ngăn nước mặn trong dự án phát triển nông thôn tổng hợp của OUK tại Hà Tĩnh; dự án đê biển ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tỉnh do tổ chức OHK tài

An…), chương trình nước sạch nông thôn (dự án của Oxfam Hồng Kông tại Hà Tĩnh và Nghệ An; dự án vệ sinh nước sạch của Care International), quỹ vốn quay vòng cho phụ nữ nghèo (dự án hỗ trợ vay vốn của tổ chức AFSC của Mỹ thực hiện ở Thanh Hoá; dự án tín dụng nhỏ giành cho phụ nữ nghèo tỉnh Tiền Giang do tổ chức NMA tài trợ; dự án vốn quay vòng cho phụ nữ nghèo tại huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây do tổ chức APHEDA của Úc tài trợ; chương trình tín dụng tiết kiệm do tổ chức Oxfam Anh tài trợ được thực hiện ở tỉnh Hà Tĩnh…), xây dựng trường tiểu học cho trẻ em (dự án hỗ trợ xây dựng phòng học của tổ chức COV của Mỹ tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam; dự án hỗ trợ phòng học trường mầm non tỉnh Sóc Trăng do tổ chức Aide Au (Luxembourg) tài trợ; dự án xây trường mầm non mẫu giáo Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên do tổ chức AEA của Pháp tài trợ…).

Gần đây, một số TCPCPNN tập trung viện trợ cho một số địa bàn cấp huyện và xã để tiến hành các chương trình dài hạn và toàn diện nhằm làm thay đổi bộ mặt của địa phương hưởng dự án (ví dụ như dự án phát triển cộng đồng tổng hợp hướng tới giảm nghèo được tổ chức CARISTAS Thuỵ Sĩ tài trợ ở huyện Mỹ Đức - tỉnh Hà Tây từ năm 2000 đến năm 2004; dự án phát triển cộng đồng tổng hợp huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước do tổ chức CIDSE tài trợ, được thực hiện từ năm 2004 đến năm 2006…)(xem thêm ở phụ lục).

Trong quá trình hoạt động triển khai thực hiện các chương trình, dự án tại Việt Nam, các TCPCPNN còn giúp nâng cao khả năng, trình độ hiểu biết của cán bộ Việt Nam về các lĩnh vực dự án và các vấn đề xã hội. Cụ thể như những kỹ năng liên quan đến dự án (như kỹ năng viết báo cáo tài chính, kỹ năng viết báo cáo tổng hợp, kỹ năng quản lý và triển khai dự án…); các kiến thức sâu về chuyên môn (như về nông lâm nghiệp, về y tế, về giáo dục ; về tín dụng…), những kiến thức liên quan đến các vấn đề xã hội (kiến thức về giới, về phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của người dân, kiến thức về thị trường…) .

Cho đến nay, chưa có tổng kết đánh giá chi tiết sự đóng góp của các TCPCPNN trong công cuộc xoá đói giảm nghèo nhưng điều quan trọng là nước ta đã tiếp thu được nhiều kinh nghiệm của các TCPCPNN thông qua hợp tác ở cả tầm vi mô và vĩ mô. Nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả đã được nhân rộng trên nhiều

địa bàn trong cả nước. Những kinh nghiệm và bài học quý báu đó đã góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững của công cuộc xoá đói giảm nghèo. Chính phủ cùng nhân dân Việt Nam đánh giá cao sự giúp đỡ quý báu đó.

Ngày 15/3/1996 nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải (lúc đó là Phó Thủ tướng Chính phủ) đã nhận xét: “Viện trợ của các TCPCPNN không lớn, nhưng có quy mô thích hợp và mục tiêu cụ thể, nhìn chung có tác dụng thiết thực đối với nhiều ngành, địa phương và cơ sở, nhất là những cơ sở nghèo” [11, tr 19 - 20 ].

Quan hệ với các TCPCPNN trong những năm qua không chỉ mang lại hiệu quả về mặt kinh tế cho một số vùng nghèo trong nước mà nó còn có ý nghĩa về mặt đối ngoại. Thông qua mối quan hệ với các TCPCPNN, bạn bè quốc tế hiểu thêm về đất nước, con người Việt Nam; đấu tranh chống lại những luận điệu sai lệch nhằm vào Việt Nam; góp phần mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác trên các lĩnh vực giáo dục, y tế, đầu tư, thương mại, văn hoá... giữa nhân dân các nước với Việt Nam, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực nêu trên, hoạt động của một số TCPCPNN vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định:

Về việc chấp hành những quy định pháp lý, trong quá trình hoạt động ở Việt Nam có những TCPCPNN không đăng ký hoạt động với địa phương theo như quy định của khung pháp lý quản lý hoạt động của TCPCPNN tại Việt nam. Một số TCPCPNN mang tính chất tôn giáo hoặc TCPCPNN được các tổ chức tôn giáo tài trợ, khi mới vào Việt Nam thường tỏ ra trung thực đối với mục đích xin vào, nhưng sau một thời gian, họ bắt đầu có những hoạt động hỗ trợ cho các cơ sở, cá nhân tôn giáo ngoài khuôn khổ cho phép. Một số ít tổ chức lợi dụng danh nghĩa TCPCPNN vào Việt Nam với âm mưu rửa tiền, lừa đảo... Tuy nhiên, những trường hợp này đều bị các cơ quan chức năng Việt Nam phát hiện kịp thời.

Về quá trình thực tiễn triển khai hoạt động viện trợ xuống địa phương, hoạt động của một số TCPCPNN trong thời gian qua còn chưa thực sự chủ động, độc lập

vào chính phủ nước họ, từ các tổ chức tài trợ; Một số TCPCPNN tuy quy mô về nhân lực và tài chính nhỏ song hoạt động dàn trải ở nhiều địa phương với thời gian dự án kéo dài. Điều này dẫn đến chi phí hành chính và chi phí chuyên gia tốn kém khiến cho số tiền viện trợ trực tiếp tới đối tượng hưởng lợi bị hạn chế; Một số tổ chức do thiếu sự tin tưởng vào năng lực đối tác Việt Nam hoặc do cam kết trước với tổ chức tài trợ của mình nên có biểu hiện nóng vội trong triển khai dự án, áp đặt,

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài ở Việt Nam (Trang 126 - 134)