Phương pháp giảm nghèo có sự tham gia của người dân

Một phần của tài liệu Hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài ở Việt Nam (Trang 86 - 89)

7. Bố cục của luận văn

2.3.2.1. Phương pháp giảm nghèo có sự tham gia của người dân

Phương pháp giảm nghèo có sự tham gia của người dân là một phương pháp được nhiều TCPCPNN áp dụng để triển khai dự án và họ có vai trò tích cực trong việc đưa phương pháp này vào đời sống.

Trong nhiều năm, các dự án của Việt Nam được thực hiện theo cơ chế cấp trên giao kế hoạch cho cấp dưới, Trung ương giao cho địa phương căn cứ vào kế hoạch tổng thể được xây dựng nhằm phục vụ những mục tiêu chung nhất của đất nước. Vì thế, đa phần kế hoạch được xây dựng trên giấy tờ và được áp dụng chung cho các vùng khác nhau chứ không căn cứ vào nhu cầu và tình hình thực tế ở mỗi địa phương. Người dân không được hỏi ý kiến trong quá trình khảo sát, thiết kế dự án nên khi dự án đi vào thực hiện thì mức độ tham gia của người dân rất hạn chế. Kết quả là, các chương trình dự án thiếu sức sống, thiếu hiệu quả, xa rời thực tế.

Đối với dự án viện trợ PCPNN, sự tham gia của người dân được hiểu là người dân trực tiếp tham gia trong quá trình thiết kế, lập kế hoạch, thực hiện và giám sát các hoạt động của dự án. Người dân có thể tham gia dưới nhiều hình thức khác nhau và họ có một mục tiêu là vì lợi ích chung của cộng đồng, của tập thể trong đó bao gồm lợi ích của cá nhân họ.

Với tính chất là các tổ chức có khả năng tài chính không lớn, các TCPCPNN thường muốn sử dụng nguồn tài trợ không nhiều của mình một cách có hiệu quả, trực tiếp đến được với người hưởng lợi. Chính vì thế, để tránh lãng phí nguồn tài trợ của mình, để đảm bảo các dự án thực sự đem lại lợi ích cho người dân, các TCPCPNN thường tiến hành khảo sát trực tiếp ở địa phương nơi tiến hành dự án. Khi xây dựng dự án ở một địa phương mới, các TCPCPNN thường thu thập những thông tin cơ bản nhất từ các nguồn khác nhau: thông tin ở cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện... Sau đó, trên cơ sở phân tích những thông tin này, các TCPCPNN trực tiếp xuống địa phương để làm việc với cấp xã, cấp thôn/bản và trực tiếp quan sát, trao đổi với người dân. Để có được những thông tin khách quan nhất về tình hình

TCPCPNN thường tổ chức các buổi họp lấy ý kiến của người dân về những vấn đề của địa phương, tiến hành điều tra qua phỏng vấn, sử dụng bảng hỏi vv...

Dựa trên những thông tin có được, cán bộ của TCPCPNN sẽ xác định những nhóm vấn đề mà người dân có nhu cầu nhất, cần được hỗ trợ nhất. Trên cơ sở kinh nghiệm hoạt động và khả năng tài chính của mình, họ có thể lựa chọn một nhóm hay một phần của vấn đề đã được xác định để tiến hành hỗ trợ. Đây là những vấn đề thực sự có ích hoặc cần thiết đối với người dân địa phương. Ngoài ra, mục tiêu của các dự án này cũng chú trọng đảm bảo sự phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để có thể nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ về cơ chế, chính sách, nhân lực và tài lực của chính quyền địa phương cho dự án đạt kết quả cao nhất.

Trên cơ sở các thông tin thu thập được, các TCPCPNN sẽ tiến hành xây dựng dự án tài trợ với các chi tiết cụ thể cũng như kế hoạch và các biện pháp để thực hiện dự án. Trong quá trình này, phương pháp tiếp cận từ dưới lên tiếp tục được sử dụng. Đó là chính quyền cơ sở và người dân được tham vấn trực tiếp, góp ý cho các vấn đề của dự án: dự án cần làm những gì, làm khi nào? có những bước nào? làm ra sao?... Đây cũng chính là một trong những hoạt động góp phần nâng cao năng lực cho cán bộ và người dân địa phương khi tham gia vào dự án.

Sự tham gia của người dân được thực hiện thông qua các kỹ thuật tham vấn và nhận được sự hỗ trợ từ những cán bộ có chuyên môn hay cán bộ chính quyền địa phương. Một trong những phương pháp thường được nhiều TCPCPNN áp dụng để lấy ý kiến của người dân là phương pháp PRA.

Phương pháp PRA là phương pháp đánh giá nhanh hay đánh giá nông thôn có sự tham gia của cộng đồng (viết theo tiếng Anh PRA là Participatory Rapid/ Rural Appraisal). Đây là một phương pháp đánh giá nhu cầu ở cộng đồng với sự tham gia của nhiều thành phần có liên quan để điều tra, học hỏi và cùng với các thành viên cộng đồng tìm hiểu, phân tích các khó khăn, thuận lợi đồng thời đưa ra giải pháp nhằm giải quyết khó khăn của cộng đồng. Những cuộc thảo luận mang tính cộng đồng thôn bản sẽ được tổ chức. Nội dung các cuộc thảo luận thường là:

Bước thứ nhất, xác định khó khăn của địa phương bằng việc tìm hiểu thực trạng của địa phương. Xác định những điểm mạnh và điểm yếu của địa phương là gì? Đối với những yếu tố được coi là điểm mạnh, người dân cùng thảo luận để trả lời các câu hỏi: Tại sao mạnh? Làm thế nào để phát huy điểm mạnh?... Đối với những vấn đề được xem là điểm yếu câu hỏi đặt ra là: Tại sao yếu? Làm thế nào để phòng ngừa và hạn chế tối đa những điểm yếu đó?...

Bước thứ hai: Sau khi xác định được thực trạng khó khăn của địa phương, các câu hỏi tiếp tục đưa ra để cộng đồng trả lời: Tại sao lại khó khăn ? Lý do chủ quan và khách quan là gì ? Lý do trực tiếp và gián tiếp là gì ? Giải pháp khắc phục trước mắt và lâu dài là gì ? Sự tác động của nó đối với những vấn đề hoặc vùng khác ?...

Bước thứ ba là đánh giá các nguồn lực mà địa phương có. Về nội lực, đã có những gì thuộc về nội lực có thể sử dụng và phát huy được? những yếu tố nội lực nào còn thiếu cần phải bổ sung?...Về ngoại lực, nguồn hỗ trợ từ bên ngoài gồm có những gì? cần kêu gọi hỗ trợ thêm gì? ở đâu?...

Nội dung của các bước thảo luận trên sẽ giúp chuyên gia của các TCPCPNN xác định được những nguyên nhân chính dẫn đến khó khăn của địa phương. Những cuộc điều tra lấy ý kiến từ phía người dân sẽ tạo tiền đề cho việc xây dựng kế hoạch của dự án theo mức độ và lĩnh vực ưu tiên.

Trong quá trình xây dựng và thực hiện dự án, nhiều cuộc họp thôn bản mang tính chất dân chủ tiếp tục được tổ chức để lấy ý kiến của người dân về nhiều vấn đề liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm của họ đối với dự án. Ví dụ như: Cách lựa chọn thành viên tham gia dự án như thế nào và vai trò của họ sẽ ra sao? Cộng đồng thôn bản có thể đóng góp bao nhiêu? dưới hình thức nào (sức người, tiền mặt, đồ vật hay tín dụng...)? Các giải pháp mà dự án đưa ra đã thích hợp chưa? Lợi ích của những hoạt động này là gì? Hoạt động của dự án sẽ được phân chia giai đoạn như thế nào? Thời gian bao lâu thì dự án kết thúc?...

nguồn tài chính cụ thể của mình, các TCPCPNN sẽ xây dựng dự án cụ thể cho phù hợp nhất với nhu cầu của người dân và khoản ngân sách mà họ có. Quá trình tham vấn như vậy sẽ có được ý kiến khách quan từ phía địa phương về những nội dung của dự án và để cho địa phương cùng người dân thấy được vai trò là chủ của mình trong dự án. Như vậy, mọi quá trình triển khai dự án đều có sự tham gia của người dân. Khẩu hiệu “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” không chỉ có ý nghĩa về mặt lý thuyết mà đã được các TCPCPNN đưa vào trong thực tiễn dự án của họ.

Một phần của tài liệu Hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài ở Việt Nam (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)