Tìm hiểu nguyên nhân của sự nghèo đói

Một phần của tài liệu Hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài ở Việt Nam (Trang 91 - 93)

7. Bố cục của luận văn

2.3.3.1. Tìm hiểu nguyên nhân của sự nghèo đói

Bằng kinh nghiệm hoạt động của mình, các TCPCPNN hiểu rằng muốn xoá đói giảm nghèo, đem lại cho người nghèo một sinh kế bền vững thì việc xác định được nguyên nhân của sự nghèo đói là rất cần thiết để xây dựng kế hoạch giúp đỡ người nghèo hiệu quả và thực hiện xoá đói giảm nghèo một cách triệt để. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đói nghèo như: trình độ học vấn thấp, không đủ sức khoẻ, không có kinh nghiệm làm ăn, thiếu vốn, thiếu tư liệu sản xuất, thiếu việc làm, đông con, gặp tai nạn bất thường... Tuy nhiên tựu chung lại, nghèo đói là kết quả của sự thiếu hụt những nguồn lực cơ bản để có thể xây dựng một nền tảng sinh kế bền vững đủ khả năng đương đầu với những khó khăn, những rủi ro bất ngờ trong cuộc sống; đồng thời có thể tích luỹ tài sản để sử dụng khi cần đến.

Nguồn lực thứ nhất là nguồn lực con người. Nguồn lực con người bao gồm sức khoẻ và trí tuệ. Nếu mất đi sức khỏe sẽ hạn chế khả năng lao động. Bên cạnh sức khỏe, trí tuệ cũng là yếu tố rất quan trọng trong nguồn lực con người. Yếu tố trí tuệ hiểu đơn giản là trình độ hiểu biết, kinh nghiệm và kỹ năng lao động sản xuất... Nguồn vốn nhân lực thấp là một nguyên nhân dẫn đến đói nghèo. Thiếu sức khoẻ và trí tuệ, không có khả năng lao động và không biết cách lao động, đó là một trong những nguyên nhân của nghèo đói.

Nguồn lực thứ hai là nguồn lực thiên nhiên. Nguồn lực thiên nhiên là nguồn tài nguyên thiên nhiên (như hệ động thực vật, đất đai, nguồn nước, khí quyển…) những gì thuộc về tự nhiên có thể cung cấp cuộc sống bền vững cho các cộng đồng người. Nguồn lực thiên nhiên đóng vai trò là yếu tố khách quan trực tiếp tác động lên cuộc sống của con người. Trong điều kiện tự nhiên thuận lợi, con người có thể dựa vào tự nhiên, khai thác tự nhiên để sống. Nhưng cuộc sống của con người cũng sẽ khó khăn, bất ổn nếu môi trường tự nhiên không thuận lợi.

Nguồn lực thứ ba là kết cấu hạ tầng. Sự thiệt thòi vì thiếu điều kiện phát triển về hạ tầng cơ sở tuy không phải là nguyên nhân trực tiếp nhưng là yếu tố gián tiếp dẫn đến nghèo đói.

Nguồn lực thứ tư là nguồn lực tài chính. Nguồn lực tài chính bao gồm tài sản vật chất, tiền, vốn tiết kiệm... Nguồn lực này không chỉ giúp duy trì cuộc sống của con người mà còn đảm bảo an toàn cho cuộc sống của họ trước những rủi ro, bất thường như tai nạn, ốm đau, con cái đến tuổi tới trường... Nguồn lực tài chính hạn chế nên người nghèo không có khả năng tích luỹ để có thể chống chọi với những biến cố bất thường xảy ra. Sự hạn chế về tài chính còn là nguyên nhân cơ bản trì hoãn khả năng đổi mới sản xuất, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến. Từ đó sẽ không có cơ hội để thoát khỏi tình trạng nghèo.

Nguồn lực thứ năm là nguồn lực xã hội. Nguồn lực xã hội là sự liên kết xã hội với những mối quan hệ trong cộng đồng giúp gắn kết cá nhân với tập thể. Nguồn vốn xã hội giúp phá vỡ sự cô lập của người nghèo. Bất cứ cá nhân nào nếu

Năm nguồn lực trên là năm yếu tố không thể thiếu cho việc tạo lập một sinh kế bền vững. Cuộc sống của con người được đảm bảo khi họ có sức khoẻ để lao động, có khả năng tính toán khoa học và kỹ năng làm việc tốt, được sống trong môi trường tự nhiên trong lành và thuận lợi để phát triển sản xuất, giàu có với cơ sở vật chất đầy đủ cùng khả năng tài chính đủ để đối phó với những rủi ro trong cuộc sống. Đồng thời cuộc sống của họ được đảm bảo khi sống bao bọc giữa một cộng đồng xã hội đoàn kết gắn bó sẵn sàng tương trợ, giúp đỡ nhau. Thiếu một trong năm nguồn lực chính nêu trên sẽ dễ dàng dẫn đến nghèo đói. Biện pháp xoá đói giảm nghèo bằng việc tiếp cận với những nguồn lực là tiến đến mục tiêu phát triển bền vững.

Các TCPCPNN hướng đến một chiến lược toàn diện để xoá đói giảm nghèo trong đó chú trọng tác động đến các nguồn lực. Nguồn lực nào đã có thì phát huy, nguồn lực nào chưa có thì bổ sung. Các TCPCPNN coi những nguồn lực cơ bản trên như một thứ tài sản và quan niệm rằng tất cả mọi người, kể cả người nghèo đều có tài sản thuộc loại này hay loại khác. Chính vì thế, phương pháp tiếp cận của các TCPCPNN là làm giàu thêm những tài sản mà người nghèo đã có sẵn và nếu có thể thì hỗ trợ thêm những tài sản mà họ thiếu.

Một phần của tài liệu Hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài ở Việt Nam (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)